Thức ăn và các bệnh thường gặp khi nuôi Thằn lằn mắt ếch

Thằn lằn mắt ếch thuộc họ Tắc Kè, tên khoa học là Teratoscincus roborowskii. Là một trong những loài bò sát cảnh được nuôi khá phổ biến hiện nay. Bao gồm rồng Nam Mỹ, rồng Úc và thằn lằn mắt ếch. Trong số đó, thằn lằn mắt ếch được yêu thích nhất vì hình dạng dễ thương, dễ nuôi và giá cả hợp lý.

Chúng có cơ thể dài 7 – 10cm, dài nhất có thể đạt tới hơn 15cm. Các chi, thân và đuôi được phủ lớp vảy lớn và có khả năng chịu hạn cao. Chúng ẩn nấp trong hang vào ban ngày và ra ngoài hoạt động và tìm kiếm thức ăn vào ban đêm.

Thằn lằn mắt ếch được nuôi rất phổ biến. Tuy nhiên, đa số những người nuôi đều gặp rắc rối trong việc lựa chọn thức ăn và xây dựng môi trường sống cho chúng. Điều này khiến tuổi thọ của thằn lằn cảnh không cao. Và thường xuyên mắc bệnh. Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu rõ những vấn đề này hơn nhé.

Nhiệt độ thích hợp để nuôi thằn lằn mắt ếch

Thằn lằn mắt ếch vừa có thể chịu nóng, cũng chịu được lạnh. Chúng có thể tồn tại ở khoảng nhiệt độ 14 – 37°C. Vì chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và buổi tối ở Tân Cương (Trung Quốc) là như vậy và chúng sớm đã quen với việc này. Trong môi trường nhân tạo, bạn có thể sử dụng đệm sưởi và đèn sưởi. Bạn cũng có thể sử dụng sưởi gốm để duy trì nhiệt độ.

Giữ nhiệt độ của chuồng nuôi trong khoảng 28 – 30°C vào ban ngày và khoảng 20 – 25°C vào ban đêm để tạo môi trường nuôi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa sáng và tối. Cần lưu ý rằng thằn lằn mắt ếch không thích ánh sáng. Vì vậy, khi dùng đèn sưởi ấm cho chúng, bạn phải sử dụng đèn mô phỏng ánh trăng màu xanh hoặc màu đỏ. Ánh sáng quá chói cũng sẽ khiến chúng cảm thấy không an toàn và không chịu ăn.

Thức ăn cho thằn lằn mắt ếch

Thằn lằn mắt ếch ăn gì tốt nhất?

Thức ăn cho thằn lằn cảnh tốt nhất cho chúng hiện nay là dế mèn. Tiếp theo là sâu gạo. Nếu bạn không mua được hai loại này thì chỉ còn cách tạm sử dụng sâu bột để thay thế, nhưng hàm lượng dinh dưỡng của Sâu bột không cao.

Những bạn nào có điều kiện có thể mua một chai bột Canxi, Vitamin tổng hợp đặc biệt dành riêng cho Bò sát, cho mỗi tuần một lần để bổ sung các khoáng chất và hàm lượng Canxi cần thiết cho Thằn lằn mắt ếch. Đặt nước bên trong chuồng là điều bắt buộc.

Vệ sinh bát ăn cho thằn lằn

Tốt nhất nên sử dụng chậu gốm hoặc thủy tinh nhỏ hoặc chậu nhựa chuyên dùng cho bò sát. Không khuyến khích sử dụng các sản phẩm nhực thông thường. Độ sâu của nước bên trong không được vượt quá chiều cao của thằn lằn mắt ếch. Hạn chế việc việc thằn lằn kiểng bị đuối nước. Dù sao chúng cũng là những chú vịt cạn đích thực.

Trong thời tiết mùa hè nóng nực, hãy làm sạch chậu nước mỗi ngày và thay nước sạch cho chúng. Dùng nước mát là tốt nhất. Nếu bạn dùng nước máy, tốt nhất hãy phơi nước dưới ánh nắng mặt trời trong một khoảng thời gian. Vào mùa đông, có thể thay nước 2 – 3 ngày/lần. Bát thức ăn có thể tùy theo ý bạn để làm sạch. Tuy nhiên cũng không nên để quá lâu.

Nếu bạn là một người lười biếng, bạn có thể sử dụng một chiếc đĩa ngầm trơn đặt trong tường và hoặc loại bát thức ăn dành riêng cho loài bò sát. Ngay cả khi bạn bẻ chân sau của Dế mèn rồi, chúng cũng không trèo ra ngoài được, miễn cho mồi bò khắp cả chuồng nuôi.

Đặc biệt là tránh cho sâu gạo và sâu bột đào hố lung tung sẽ rất phiền phức. Nếu không dùng bát ăn, trực tiếp cho chúng ăn và xem chúng bắt con mồi cũng rất thú vị. Điều quan trọng nhất là không được để thức ăn thừa trong chuồng.

Chuồng nuôi thằn lằn mắt ếch

Thằn lằn đẻ mỗi lứa khoảng 2 trứng, sau 75 – 95 ngày trứng sẽ nở. Thằn lằn con mới nở dài khoảng 6cm. Ngày đầu tiên đưa về nhà, bạn nên tạo cho chúng một nơi ở yên tĩnh, kín đáo. Nếu chúng không chịu ăn, hãy đặt một cái bát thủy tinh chứa đầy sâu hoặc côn trùng. Thằn lằn sẽ bị kích thích, sau một vài ngày chúng sẽ đói quá mà phải đi kiếm ăn.

Trong tự nhiên thằn lằn mắt ếch sống ở các vùng hoang mạc hoặc bán hoang mạc. Ban ngày chúng thường trốn trong hang đào sâu bên dưới mặt đất, ban đêm mới ra ngoài kiếm ăn. Chuồng nuôi nên thiết kế một nơi để chúng trú ẩn. Hang bằng gỗ lũa hoặc đá phiến, độ dày khoảng 30cm.

Kích thước chuồng không cần quá lớn, bình thường một đôi thằn lằn chỉ cần chuồng rộng 40*35*35cm là được. Chuồng có thể làm bằng thủy tinh hoặc gỗ, nhưng hai bên chuồng phải có lỗ thông gió, đảm bảo không khí có thể lưu thông. Do thằn lằn bài tiết gây mùi rất nặng, nếu chỉ thông khí trên nắp là không đủ.

Nền chuồng nuôi thằn lằn mắt ếch

Rất nhiều người thường dùng cát vàng dùng trong xây dựng để làm chất nền chuồng nuôi. Tuy nhiên cát vàng có hàm lượng kiềm rất cao. Nếu tiếp xúc nhiều với kiềm trong thời gian dài, chúng sẽ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, như viêm ruột, trĩ. Hơn nữa có thể gây hại cho mắt, rất tốn công sức để chữa trị.

Ngoài cát vàng, nhiều người chơi còn dùng cát biển để rải nền. Trong cát biển chứa rất nhiều muối, nhưng nếu được sàng lọc nhiều lần, ngâm nước và phơi nắng thì hoàn toàn có thể sử dụng. Bởi trong cát biển hàm lượng khoáng chất rất phong phú.

Theo ý kiến của nhiều người chơi thằn lằn cảnh lâu năm, lý tưởng nhất vẫn là các loại cát chuyên dụng cho bò sát. Có thể trực tiếp sử dụng mà không cần trải qua bất kì bước xử lý nào. Bình thường khoảng 2-3 tháng tẩy rửa một lần rồi phơi nắng là dùng lại được. Có nhiều loại cát được trộn sẵn vitamin.

Ngoài cát, các bạn có thể dùng giấy vụn, khăn giấy hoặc mùn cưa để lót nền, thuận tiện cho việc vệ sinh. Đối với thằn lằn còn nhỏ, không nên sử dụng cát để rải nền để tránh chúng ăn nhầm. Chuồng nuôi có một vài vật trang trí, vừa giúp chúng đỡ nhàm chán, vừa tạo cảnh quan sinh động.

Bệnh thường gặp khi nuôi thằn lằn mắt ếch

Thoái hóa xương

Thoái hóa xương là một bệnh rất phổ biến ở thằn lằn mắt ếch. Nguyên nhân gây bệnh là vì không hấp thụ đủ tia cực tím hoặc thiếu hụt Canxi và các Vitamin thích hợp. Triệu chứng ban đầu là mất cảm giác ngon miệng. Cơ thể yếu ớt và nó trở nên rất tiều tụy.

Sau đó, các cơ sẽ cứng và sưng. Các cơ xương chân có thể đột nhiên bị gãy. Cách tốt nhất để phòng ngừa và chữa bệnh là chuẩn bị bột Canxi và Vitamin để bổ sung kịp thời và để thằn lằn mắt ếch có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím.

Chấn thương bên ngoài

Chấn thương bên ngoài bao gồm chấn thương va chạm, trầy xước, vết cắn… Trong số đó, chấn thương do va chạm, mài mòn có thể được điều trị bằng Chlortetracycline. Nếu bị mụn mủ nhiễm trùng do vi khuẩn, cần được phẫu thuật loại bỏ mụn mủ. Sau đó bôi thuốc để làm sạch vết thương. Cách tốt nhất để ngăn ngừa mụn mủ là giữ cho hồ cạn được sạch sẽ và thông thoáng.

Tắc nghẽn đường tiêu hóa

Nguyên nhân chủ yếu là do bò sát cảnh ăn phải vật liệu không phù hợp. Chẳng hạn như gỗ, sỏi, đá… Sau khi bị bệnh, thằn lằn mắt ếch sẽ dần mất cảm giác ngon miệng. Thiếu năng lượng và không thể đại tiện khiến bụng bị sưng.

Bạn có thể sử dụng thuốc làm mềm phân để thêm nước trong quá trình điều trị. Nhưng tốt nhất nên chọn vật liệu phù hợp để ngăn khả năng bị bệnh. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y và những người có kinh nghiệm nuôi khác.

Tình trạng khó đẻ ở thằn lằn mắt ếch

Con cái có trứng trong tử cung, nhưng chúng sẽ không thể đẻ trứng do suy dinh dưỡng, thiếu Canxi và các yếu tố khác. Trong trường hợp nghiêm trọng, việc đè nén đường tiêu hóa sẽ dẫn đến tình trạng tuyệt thực. Điều này làm cho “con mẹ” trở nên tồi tệ hơn. Phương pháp phòng ngừa là bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và giữ ấm cho con cái khi nó mang thai. Đặc biệt chủ nhân cần chú ý nhiều hơn tới thằn lằn mắt ếch cái khi đang mang thai.

Nhiễm ký sinh trùng

Nhiễm ký sinh trùng được phân loại thành lây truyền bên trong và bên ngoài. Nếu là lây truyền bên trong thì bạn có thể thêm vào thức ăn thuốc chống côn trùng để tẩy giun. Nếu có bọ xít ký sinh màu đỏ hoặc trắng trên bề mặt của vảy có thể tắm để đạt được hiệu quả loại bỏ. Nếu tình hình nghiêm trọng, bạn cần sử dụng thuốc chống côn trùng và nước để làm sạch bề mặt cơ thể của nó.

Thằn lằn sẽ không bị bệnh trong những trường hợp bình thường. Nhưng người nuôi vẫn cần phải chú ý. Cần đảm bảo rằng hồ, bể nuôi sạch sẽ và thông thoáng. Có thể ngăn ngừa các bệnh khác nhau và điều trị kịp thời sau khi thằn lằn bị bệnh.

Những vấn đề cần lưu ý khi nuôi thằn lằn mắt ếch

Thằn lằn mắt ếch thường nghỉ ngơi môi trường có độ ẩm 70 – 80%, khi độ ẩm xuống thấp chúng sẽ đi kiếm ăn. Chuồng nuôi nếu có độ ẩm quá cao, chúng sẽ chán ăn. Lúc này người nuôi cần định kì bật đèn để giảm độ ẩm.

Thức ăn ưa thích của chúng là dế mèn, sâu gạo. Nếu không có hai loại này có thể dùng sâu bột, nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong sâu bột không cao. 2 – 3 ngày cho chúng ăn 1 lần, mỗi lần cho ăn 2 – 3 con sâu bột. Nếu có điều kiện, các bạn nên mua vitamin hoặc Canxi tổng hợp, mỗi tuần cho chúng ăn một lần.

Nước uống là thứ không thể thiếu khi nuôi thằn lằn cảnh. Máng nước cho thằn lằn có thể làm bằng gốm sứ hoặc thủy tinh, cố định một chỗ. Không nên dùng bát nhựa. Nước không cần quá nhiều, phòng ngừa chúng bị chết đuối. Hoặc bạn có thể đặt một chiếc khăn ướt vào trong chuồng.

Loài bò sát này có khả năng chịu nhiệt cũng như chịu rét rất tốt, do môi trường sống của chúng ban ngày nóng ban đêm lạnh. Nhiệt độ chênh lệch rất lớn. Khi nuôi thằn lằn trong nhà, có thể dùng đèn sưởi hoặc máy sưởi để duy trì nhiệt độ chuồng. Sử dụng đèn màu đỏ hoặc màu xanh để tránh gây kích ứng mắt cho chúng.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc thằn lằn mắt ếch một cách tốt nhất. Đảm bảo cho chúng nhanh chóng thích nghi với môi trường và hạn chế bị bệnh ít nhất có thể. Chúc bạn thành công!

5/5 - (2 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

8 kinh nghiệm cần biết cách xử lý vết thương khi bị rắn cắn

Thường thì sống ở thành phố tỷ lệ bị rắn cắn là rất thấp. Trừ phi là bị cắn bởi ...

Đặc điểm và chế độ chăm sóc Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon

Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon thuộc loài thằn lằn sống nửa trên cây. Chúng có nguồn gốc tại Indonesia, Philippin, ...

Kỹ thuật nuôi Rắn sọc dưa và hướng dẫn cách cho ăn

Tình trạng nuôi rắn sọc dưa bị kén ăn khá phổ biến. Kén ăn không phải bệnh riêng của người, ...

Cách nuôi Kỳ Đà Hoa đạt kích thước lớn nhất châu Á

Để tìm hiểu về các cách nuôi Kỳ Đà Hoa, Pet Mart đã có những chia sẻ kinh nghiệm với ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *