9 triệu chứng và cách điều trị khi Tắc kè bị bệnh

Nếu ai đó cho rằng việc tắc kè bị bệnh sẽ không xảy ra thì đó hoàn toàn là suy nghĩ sai lầm. Đặc biệt là tắc kè hoa Việt Nam, một trong những giống bò sát cảnh được nuôi phổ biến hiện nay.Tại Việt Nam, những loại được nuôi phổ biến gồm Veiled Chameleon, Panther Chameleon và tắc kè bông Việt Nam.

Khi nuôi tắc kè hoa, việc phòng và điều trị bệnh cho chúng rất quan trọng. Nếu để tắc kè bị bệnh sẽ rất khó để điều trị. Để nắm rõ được tất cả các bệnh của tắc kè và cách sử dụng thuốc trị bệnh tắc kè ra sao, hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây của Pet Mart.

Tắc kè bị bệnh chuyển hóa xương (MBD)

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh chuyển hóa xương có tên quốc tế là Metabolic Bone Disease. Là bệnh phổ biến nhất ở tắc kè Việt Nam và các loài bò sát nói chung. Nguyên nhân khiến tắc kè bị bệnh là thiếu Canxi. Chủ yếu do không được phơi nắng đầy đủ hoặc không không có UVB.

Triệu chứng là hàm dưới lõm vào hoặc sưng tấy. Khớp chân và các đốt ngón chân sưng lên hoặc biến dạng. Tắc kè bị bệnh có kích thước nhỏ hơn so với tiêu chuẩn độ tuổi. Sức bám dính không đủ mạnh, khi đi lại thường bị mất thăng bằng.

Thuốc trị bệnh tắc kè bị MBD

Điều trị bệnh tắc kè bằng cách mỗi ngày cho uống Canxi dạng nước hoặc tiêm trực tiếp vào trong cơ thể. Tăng cường chiếu tia UVB. Nếu không thể cung cấp đủ tia UVB thì phải bổ sung thêm vitamin D3 trong thức ăn. Nếu thiếu vitamin D3, cơ thể sẽ không thể hấp thu canxi một cách bình thường.

Liều lượng nên dựa vào thể trọng và tình hình cụ thể để quyết định. Tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ thú y. Canxi và Vitamin D3 dư thừa sẽ tích thụ bên trong cơ thể. Có hại đối với sức khỏe của Tắc kè Việt Nam. Phòng ngừa tắc kè bị bệnh bằng cách bật đèn chiếu UVB đầy đủ mỗi ngày. Thành phần Canxi và Photpho trong thức ăn cần có tỉ lệ thích hợp (2:1).

Tắc kè bị bệnh kẹt trứng

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh kẹt trứng (Egg Retention) xảy ra phổ biến ở các loài bò sát và chim. Khi trứng mất nhiều thời gian hơn bình thường để đi ra khỏi cơ quan sinh sản. Tắc kè quá nhỏ hoặc quá già dễ mắc bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu chất (đặc biệt là canxi).

Nguyên nhân tắc kè bị bệnh là do con cái có giao phối hay không thì cũng sẽ đẻ trứng. Nếu không có nơi thích hợp để đẻ, trứng sẽ bị giữ lại bên trong cơ thể và không ngừng lớn lên. Đồng thời hấp thu toàn bộ dinh dưỡng và nước khiến cơ thể mẹ suy kiệt. Cuối cùng sẽ khiến nó không thể ăn uống bình thường mà chết đói. Hoặc chết vì trứng chèn ép lên phổi dẫn đến nghẹt thở.

Điều trị bệnh tắc kè bị kẹt trứng

Khi tắc kè hoa Việt Nam muốn đẻ trứng, nó sẽ giảm bớt hoặc ngừng ăn. Nhưng vẫn uống nước như cũ. Nó sẽ không ngừng leo lên tường hoặc bò dưới nền chuồng. Giai đoạn cuối, tắc kè sẽ bỏ ăn, thường nằm bất động trên nền đất. Hơn nữa sẽ há miệng để hít thở.

Trong thời gian mang thai, tăng cường bổ sung đủ Canxi và Vitamin. Nếu tắc kè cái một thời gian dài vẫn không đẻ, người nuôi tốt nhất nên loại bỏ trứng để bảo vệ con mẹ. Dùng tay mát xa bụng của tắc kè, ấn nhẹ để làm vỡ trứng. Sau đó cơ thể con mẹ sẽ tự bài tiết trứng ra ngoài.

Nếu bạn đang nuôi một con cái thì cần chú ý hơn đến thói quen sinh hoạt của nó. Bố trí một chỗ cố định trong chuồng nuôi để làm chỗ đẻ trứng. Khi tắc kè sắp đẻ, cần bố trí một ổ đẻ ngay lập tức. Nếu không thể đẻ bình thường, nghĩa là cơ thể mẹ đã quá yếu ớt. Lúc này bắt buộc phải tìm bác sĩ thú y.

Tắc kè bị viêm nhiễm các vết trầy xước

Dấu hiệu nhận biết các vết thương trầy xước bị sưng tấy, có dịch chảy ra xuất hiện mủ trắng nếu vết thương bị nặng. Tắc kè bỏ ăn, gầy yếu có thể bị chết nếu không được chữa trị kịp thời. Nguyên nhân do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, tắc kè va chạm vào những vật sắc nhọn.

Phòng bệnh bằng cách kiểm tra chuồng nuôi, loại bỏ những vật sắc nhọn có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tắc kè. Trị bệnh cho tắc kè hiệu quả nhất là rửa sạch vết thương bằng dung dịch cồn hoặc thuốc sát trùng lên vết thương.

Tắc kè bị bệnh u bướu

Tắc kè bị bệnh có biểu hiện nổi các cục u bướu trên một số vùng cơ thể. Các u bướu khi giải phẫu có hình dạng thỏi như hạt ngô. Ngoài ra, khi quan sát sẽ thấy các cục u bướu ở trong miệng hay họng của tắc kè có màu trắng đục.

Nguyên nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn sống tại các chuồng nuôi xâm nhập vào vết thương ăn sâu vào cơ thể gây nên các cục u bướu ở tắc kè. Để phòng bệnh, chuồng nuôi cần được vệ sinh hàng ngày, sử dụng bột và dung dịch khử trùng diệt vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng.

Trị bệnh cho tác kè bằng cách dùng dao sắc trích da bên ngoài sau đó dùng muối, dung dịch cồn rửa sạch. Thuốc trị bệnh tắc kè có thể là dung dịch Xanh metylen để sát trùng các vết thương. Đối với các u bướu trong vòm họng sử dụng kẹp băng cắt bỏ.

Tắc kè bị bệnh về đường tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa và viêm đường ruột

Triệu chứng tắc kè bị bệnh là đi vệ sinh không bình thường, đi ngoài phân loãng hoặc còn nguyên thức ăn từ bữa trước. Tắc kè bị bệnh giảm ăn, kém ăn hoặc tuyệt thực. Cân nặng sụt giảm nhanh chóng. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiệt độ chuồng nuôi quá thấp. Thức ăn không được chế biến sạch sẽ. Môi trường nuôi mất vệ sinh.

Phương pháp điều trị cần nâng cao nhiệt độ một cách chậm rãi. Nhiệt độ ở điểm nóng hoặc chỗ phơi nắng khoảng 32°C. Nhiệt độ điểm mát khoảng 30°C. Thường xuyên dọn dẹp chuồng nuôi và loại bỏ thức ăn thừa. Tắc kè hoa ăn gì cũng phải đảm bảo sạch sẽ. Cũng có thể sử dụng thuốc trị bệnh tắc kè về đường ruột bằng men tiêu hóa trong vài ngày để thúc đẩy tiêu hóa.

Tắc kè bị tiêu chảy

Tắc kè bị bệnh tiêu chảy sẽ đi phân lỏng, nếu nặng có thể kèm theo máu giống xuất huyết ruột. Nếu không phát hiện kịp thời và sử dụng thuốc trị bệnh tắc kè sẽ chết sau 24 giờ. Nguyên nhân do nấm độc, vi trùng gây bệnh sống trong chuồng bám vào thức ăn, xâm nhập vào cơ thể tắc kè gây bệnh. Chuồng nuôi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, không được vệ sinh sạch sẽ.

Phòng bệnh bằng cách dọn dẹp chuồng nuôi hàng ngày, thức ăn hàng ngày sau khi ăn thừa bỏ đi không cho tắc kè ăn. Chuồng nuôi đặt ở vị trí cao, thoáng mát mái chuồng nuôi phải được che đậy. Máng đựng nước cọ rửa thường xuyên. Khử trùng chuồng nuôi bằng dung dịch diệt các nấm mốc, trùng ký sinh, vi khuẩn.

Dùng thuốc trị bệnh tắc kè bằng các kháng sinh của gia cầm như Ampicilin, Amôxylin hòa nước tỷ lệ 1/100 cho uống trực tiếp, ngày uống 2-3 lần, nếu cho uống kịp thời thì trong vòng 2 ngày tắc kè sẽ khỏi bệnh.

Tắc kè hoa chán ăn, bỏ ăn

Tắc kè bỏ ăn hoặc giảm sức ăn, người gầy rộc, yếu ớt. Tắc kè hoa Veiled Chameleon có thể tuyệt thực cho đến chết. Vì vậy nếu phát hiện phải điều trị sớm. Nguyên nhân tắc kè bị bệnh do chế độ ăn đơn điệu, chỉ có 1 loại thức ăn trong thời gian dài. Thiếu Canxi, thiếu nước. Tắc kè bị viêm đường ruột hoặc do những bệnh khác gây ra.

Phương pháp điều trị là khi cho tắc kè ăn, cần đa dạng hóa các loại thực phẩm. Nếu thấy chúng có vẻ chán ăn, hãy đổi sang một loại thức ăn khác. Tắc kè ăn các loại côn trùng như dế mèn, gián, sâu bột, nhộng tằm, ấu trùng bọ cánh cứng. Nếu việc thay đổi thức ăn không hiệu quả, người nuôi có thể cho ăn thêm men vi sinh.

Nếu bỏ ăn do các bệnh khác gây ra, người nuôi trong quá trình điều trị có thể cho ăn các loại thức ăn bổ sung thích hợp. Kết hợp thuốc trị bệnh tắc kè là cho uống nước có pha đường Glucose và chất điện giải với lượng phù hợp để bổ sung thể lực. Phương pháp này không áp dụng khi đang điều trị bệnh đường ruột.

Lưu ý khi điều trị bệnh tiêu hóa cho tắc kè hoa

Nếu như dẫn dụ ăn thành công chứng tỏ hơn một nửa là kén ăn, ngoại trừ các thức ăn như dễ mèn và gián Blatta lateralis, gián Blaptica dubia ra thì chỉ có thể làm thức ăn dụ dỗ và thức ăn vặt, một khi bắt đầu ăn thì không khuyến khích cho ăn trong thời gian dài.

Khi phát hiện tắc kè có biểu hiện khác thường hoặc bệnh tật, thì nên lập tức nhờ bác sĩ cứu chữa. Do bản thân không nắm bắt đúng chừng mực, nhất định phải kịp thời đưa tắc kè đến bệnh viện thú cưng hoặc là cửa hàng thú cưng, để người có chuyên môn giải quyết những bệnh tật này hoặc giảm bớt triệu chứng khó chịu. Nếu như có cho uống thuốc trị bệnh tắc kè thì đòi hỏi chúng ta đưa về nhà cho ăn hoặc bôi thuốc.

Tắc kè bị bệnh giun sán

Do tắc kè ăn phải côn trùng trùng đã nhiễm giun sán như  giun đũa, giun móc, sán lá gan, Whipworms, các loài Taenia của sán dây, Aelurostrongylus, Paragonimiasis và Strongyloides. Chúng ký sinh trên các thức ăn như gián, dế mèn. Chuồng trại ẩm thấp, không được dọn sạch sẽ tạo điều kiện cho giun sán sinh sống. Nếu không phát hiện tắc kè bị bệnh có thể lây lan sang con khác và chết.

Khi tắc kè bị nhiễm giun sán sẽ thấy các dấu hiệu như cơ thể gầy yếu, teo tóp dần. Thậm chí là bỏ ăn, không màng ăn uống mặc dù rất nhiều các loại thức ăn thường ngày chúng yêu thích. Trong phân bải thải nhiều có nhiều đoạn màu trắng đục chứa rất nhiều trứng ở bên trong,nang trứng giun màu trắng đục hình tròn hoặc năng trứng hình dẹp.

Phòng bệnh giun sán cho tắc kè bằng cách giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ. Khử trùng diệt vi khuẩn, nấm mốc, trùng ký sinh bằng vôi bột, dung dịch khử trùng. Thuốc trị bệnh tắc kè chính là thuốc tẩy giun sán như Piperazine liều dùng 250mg/kg thể trọng,  Fenbendazone 30 (mg/kg thể trọng , Fludendazole với liều lượng 30mg/kg thể trọng.

Tắc kè bị bệnh nội ngoại ký sinh

Bệnh nội ngoại ký sinh do tắc kè ở trong môi trường ẩm ướt, mất vệ sinh, dụng cụ nuôi không sạch sẽ, có ve bám trên da tắc kè hút máu. Dấu hiệu nhận biết tắc kè bị bệnh nội ngoại ký sinh là thấy bên ngoài da bị lở loét, có nhiều ký sinh ký chủ bám trên da màu trắng đục hình tròn hoặc dẹp. Tắc kè bị ghẻ lóet, còi cọc, chậm lớn.

Phòng bệnh bằng cách dọn vệ sinh sạch sẽ khu nuôi, sát khuẩn và phơi nắng dụng cụ nuôi trong chuồng định kỳ. Chuồng nuôi đảm bảo đủ điều kiện ánh nắng, không ẩm ướt. Sử dụng thuốc trị bệnh tắc kè bằng cách pha cho uống Vitamin tổng hợp Ascorbric Acid 10grs/1kg thể trọng/ tuần 2 lần. Tăng cho ăn nhiều 2 tháng tước mùa đông.

Tắc kè bị bệnh bại liệt

Dấu hiệu tắc kè bị bệnh là không di chuyển được chân hoặc đuôi hoặc một bộ phận cơ thể. Chúng thường nằm im một chỗ, không vận động. Nguyên nhân tắc kè bị thiếu Canxi và Magie hoặc thức ăn không đầy đủ dưỡng chất cần thiết

Phòng bệnh tắc kè bằng cách cho chúng ăn uống đầy đủ chất. Thức ăn của tắc kè phải được cung cấp đầy đủ cho ăn ngày 2 – 3 lần. Bổ sung một số khoáng chất cần thiết vào nước uống cho tắc kè. Đa dạng hóa nhiều loại thức ăn khác nhau.

Khi tắc kè bị bệnh cần tách riêng tắc kè bị bệnh ra khỏi những con khác để thuận tiện cho việc chăm sóc. Sử dụng thuốc trị bệnh tắc kè có tên Culcifort tiêm dưới da để bổ sung Canxi và Magie cho tắc kè.

Kết luận về thuốc trị bệnh tắc kè

Như vậy, có thể nhận thấy trong điều kiện nuôi nhốt, tắc kè bị bệnh do 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu là vi sinh vật gây bệnh và tác động của điều kiện ngoại cảnh. Vi sinh vật như nấm mốc, vi rút, vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh ở tắc kè. Bệnh của tắc kè trở nên nghiêm trọng hơn nếu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường như mưa, vệ sinh không sạch sẽ, chuồng nuôi có nhiều gờ sắc…

Trong các bệnh trên, bệnh giun sán và bệnh tiêu chảy là hai bệnh lây lan qua con đường tiêu hóa, có khả năng lây nhiễm cao cho cả chuồng nuôi. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời. Các bệnh còn lại ít lây nhiễm mà chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đáp ứng đủ cho tắc kè và do yếu tố môi trường sống tác động.

Mỗi bệnh lại có những nguyên nhân khác nhau. Thuốc trị bệnh tắc kè sử dụng đúng liều lượng. Không nên sử dụng bừa bãi mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Điều này có thể khiến tình trạng của tắc kè bị bệnh tồi tệ hơn. Sau khi chữa khỏi bệnh cho tắc kè, cần quan sát chúng 1 thời gian cho tới khi thực sự khỏe mạnh. Chúc bạn thành công!

3.7/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

8 kinh nghiệm cần biết cách xử lý vết thương khi bị rắn cắn

Thường thì sống ở thành phố tỷ lệ bị rắn cắn là rất thấp. Trừ phi là bị cắn bởi ...

Đặc điểm và chế độ chăm sóc Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon

Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon thuộc loài thằn lằn sống nửa trên cây. Chúng có nguồn gốc tại Indonesia, Philippin, ...

Kỹ thuật nuôi Rắn sọc dưa và hướng dẫn cách cho ăn

Tình trạng nuôi rắn sọc dưa bị kén ăn khá phổ biến. Kén ăn không phải bệnh riêng của người, ...

Cách nuôi Kỳ Đà Hoa đạt kích thước lớn nhất châu Á

Để tìm hiểu về các cách nuôi Kỳ Đà Hoa, Pet Mart đã có những chia sẻ kinh nghiệm với ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *