Tầm quan trọng của lót nền đối với việc nuôi nhện Tarantula

Khi nuôi nhện cảnh Tarantula, việc tạo môi trường phù hợp cho nhện là rất quan trọng. Trong đó, một lớp lót nền phù hợp là không thể thiếu. Lót nền sẽ tạo ra điều kiện gần giống nhất với môi trường sống tự nhiên của nhện. Vậy lót nền cho nhện có những loại nào? Có lưu ý gì khi làm nhà cho nhện? Hãy cùng petmart.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Lót nền chuồng nuôi nhện Tarantula

Lót nền chuồng nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng nhện. Lót nền giúp giảm bớt mùi hôi của chuồng nuôi. Có tác dụng duy trì nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với nhện. Việc thiếu lót nền sẽ khiến quá trình chăm sóc trở nên khó khăn hơn.

Đa số các loài nhện Tarantula có nguồn gốc từ rừng mưa Nam Mỹ. Môi trường sống tương đối ẩm ướt và nhiệt độ cao. Lót nền cho nhện có rất nhiều loại, ví dụ như mùn dừa, đất trồng cây, đất mùn, khăn giấy hoặc lót chuyên dụng cho bò sát

Lót nền chuồng nuôi nhện

Đương nhiên lót nền cũng có nhược điểm nhất định. Nếu không dọn dẹp kịp thời, lót nền sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn. Đe dọa sức khỏe của nhện cảnh. Do đó, khi sử dụng lót nền, người chơi cần tạo môi trường thông thoáng, duy trì độ ẩm phù hợp.

Lót nền bằng đất mùn dừa

Mùn dừa là vật liệu lót chuồng phổ biến cho nhện và nhiều loài bò sát. Người nuôi nhện Tarantula có thể tìm mua tại các cửa hàng hoa cây cảnh, hoặc cửa hàng bán đồ dùng cho bò sát. Nên chọn loại đất không có phân bón và các thành phần hóa học khác.

Đất mùn dừa rất tốt cho những loài thích đào hang làm tổ. Đặc biệt là những con nhện size nhỏ và một số loài thích đào bới đất.

Trước khi sử dụng để setup hồ nuôi nhện, hãy cho mùn vào một cái chậu. Đun nước sôi rồi đổ vào để khử trùng. Sau đó gạn sạch nước đục đi, dùng tay vắt ráo nước và để khô. Như vậy là có thể sử dụng được rồi.

Lót nền bằng đất mùn dừa

Đất mùn dừa không cần thay quá thường xuyên. Nếu thay liên tục có thể làm đảo lộn cuộc sống của nhện. Nhiều khi khiến nhện bị bệnh và chết. Theo các bác sĩ thú y, chỉ cần chú ý không để đất bị mốc hoặc có thức ăn thừa. Trong thời gian dài không cần thay đất, nhưng đừng để quá lâu.

Giữ ẩm cho môi trường nuôi nhện

Mỗi loài nhện Tarantula lại có tập tính sống khác nhau. Với những loài sống ở sa mạc thì không cần độ ẩm cao. Loài thuộc rừng mưa cần ẩm nhưng không được sũng nước. Phải chú ý thông khí cho chuồng nuôi. Nhiệt độ cao cộng với độ ẩm sẽ khiến nhện chết do thiếu khí. Có thể đặt một khay nước nông trong chuồng để nhện uống.

Nhện Tarantula có thể nhịn đói rất tốt nhưng rất dễ chế nếu bị mất nước. Nhất là vào mùa đông. Tốt nhất là dùng chuồng nuôi có lỗ thông khí. Khoảng 10 ngày phun nước 1 lần. Đủ để đất ẩm vừa phải.

Trên đây là những lưu ý khi nuôi dưỡng nhện kiểng. Nếu bạn đang quan tâm: hộp nuôi nhện sling, cách nuôi dưỡng nhện hùm. Hãy gửi câu hỏi về fanpage petmart.vn để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Hướng dẫn cách nuôi Ếch Pacman khỏe mạnh

Ếch Pacman đến từ Nam Mỹ, nhưng điều này không có nghĩa là chúng có thể tận hưởng ánh nắng ...

Quy trình ăn uống khỏe mạnh của Ếch Pacman

Ếch Pacman có một cái miệng lớn. Ếch Pacman cũng vẫn luôn tuân theo quan niệm này trong cuộc sống, ...

Huấn luyện heo nằm ngủ ngoan ngoãn vào ban đêm

Điều gì sẽ xảy ra nếu Heo cưng không ngủ được vào ban đêm? Nhiều Heo cưng sẽ rất phấn ...

4 nguyên nhân chính khiến heo bị bệnh về đường hô hấp

Vấn đề đau đầu nhất của các loài thú cưng chính là sự phát sinh của các loại bệnh tật. ...

2 bình luận “Tầm quan trọng của lót nền đối với việc nuôi nhện Tarantula

    • Nhện Tarantula cái cần gặp nhện đực để thụ tinh trước khi sinh sản. Những loài nhện này không có khả năng tự sinh sản hoặc sinh sản mà không cần sự thụ tinh từ nhện đực. Quá trình giao phối diễn ra theo các bước sau:

      – Tìm Kiếm và Gặp Gỡ: Nhện đực thường tìm kiếm nhện cái và thực hiện một loạt các hành vi “cầu hôn” để thu hút sự chú ý của nhện cái.

      – Giao Phối: Nếu nhện cái chấp nhận nhện đực, giao phối sẽ diễn ra. Trong quá trình này, nhện đực chuyển tinh dịch vào cơ thể nhện cái bằng cách sử dụng một trong hai chân bụng của mình, được gọi là “pedipalps”.

      – Đẻ Trứng và Ấp Trứng: Sau khi thụ tinh, nhện cái sẽ đẻ trứng và thường tạo ra một ổ trứng để bảo vệ chúng. Cô ấy có thể ấp trứng trong một khoảng thời gian trước khi chúng nở.

      Quá trình sinh sản của nhện có thể khác nhau tùy thuộc vào loài cụ thể, nhưng một điểm chung là cần sự giao phối giữa nhện đực và nhện cái. Việc nuôi cả nhện đực và cái để sinh sản nên được thực hiện với sự hiểu biết về hành vi và yêu cầu của loài nhện cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *