Những điều cần biết trước khi nuôi thỏ rừng

Bạn đã biết nuôi thỏ rừng thế nào cho đúng cách? Giống như thỏ nhà, thỏ rừng cũng là động vật gặm nhấm. Tuy nhiên ở thỏ rừng còn giữ nhiều bản năng phản ứng với thiên nhiên và động vật khác. Trong quá trình thuần hóa, con người đã nhốt thỏ trong lồng, chuồng để bảo vệ cũng như để chăm sóc, nuôi dưỡng.

Thuần hóa thỏ hoang dã là một việc rất khó, vì chúng ta cho rằng huấn luyện giống loài có thể giúp chúng thích nghi chung sống với người, nhưng thỏ hoang rất có “cá tính”. Vì vậy khi nuôi dưỡng, chúng ta cần dựa vào tính cách mạnh mẽ của chúng để có thể quản lý nuôi dưỡng tốt hơn.

Thói quen sống của thỏ rừng

Thói quen sống của thỏ rừng

Thỏ rừng sống ở rừng thưa, savan cây bụi nơi có nhiều trảng cỏ. Thích hợp nhất là vùng giáp ranh giữa rừng với bãi cỏ ven nương bãi. Thỏ rừng sống thành đôi hay đàn nhỏ, kiếm ăn trên mặt đất. Chúng có tính cách nhát gan nhưng hay nghi ngờ. Chỉ cần một tiếng động lạ cũng khiến chúng sợ hãi, vì vậy nơi đặt chuồng thỏ phải ở nơi yên tĩnh.

Chúng thường đào hàng ngủ trong bụi cây, hoạt động nhiều vào ban đêm. Vì thế ngoài lúc cho ăn vào ban ngày không nên làm ồn đến chúng.

Thỏ rừng có khả năng di chuyển nhanh nhẹn. Chạy nhanh nhưng chóng mất sức. Thỏ không biết leo trèo.

Thỏ ăn nhiều lá chồi non của nhiều loài thực vật rừng và nhiều loài cây trồng (Đậu, Lạc, Rau muống…). Thỏ rừng đẻ từ mùa xuân đến mùa thu, mỗi năn 3 – 4 lứa. Mang thai 30 ngày, mỗi lứa 2 – 4 con. Con non sau 6 tháng thì trưởng thành sinh dục.

Nơi sinh sống của thỏ rừng

Nơi sinh sống của thỏ rừng

Có hành vi đào hàng và nghiến răng, thỏ thích đào hang đất, cắn gỗ, khi xây dựng phải chọn nguyên liệu phù hợp tránh bị thỏ cắn, trong chuồng cần bằng phẳng và dặt nhiều cành cây để chúng cắn.

Lông của giống thỏ này rất dày và chịu được lạnh. Thỏ trưởng thành có thể chịu được cái lạnh dưới không độ, khi nhiệt độ vào khoảng 5 độ có thể tiến vào ngủ đông. Cơ thể của thỏ hấp thu nhiệt tốt nhưng tỏa nhiệt kém.

Thỏ rất sợ nóng, vì trên da của chúng không có tuyến mồ hôi. Vì thế chúng không thể dùng cách toát mồ hôi để tản nhiệt. Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, thỏ tai cụp sẽ thường nhảy xuống đất nằm. Chúng áp bụng xuống đất để tản bớt nhiệt lượng trong cơ thể. Tương tự như loài chó, thỏ thường thở gấp để làm mát cơ thể.

Cách nuôi thỏ rừng: chế độ ăn của thỏ rừng

Cách nuôi thỏ rừng: chế độ ăn của thỏ rừng

Cho thỏ ăn nhiều loại thức ăn theo công thức hợp lý. Nên cho chúng ăn nhiều thực vật họ đậu, họ lúa, họ cúc. Dùng thực vật họ cỏ xanh làm thực phẩm chính, mỗi ngày cho ăn bổ sung 1, 2 lần.  Chú ý chuẩn bị tốt thức ăn cho mùa đông, có thể là rơm rạ, cà rốt,…

Cho ăn đúng giờ đúng lượng: khi cho ăn cần phải có số lần, thời gian và số lượng nhất định. Hình thành thói quen ăn uống cho thỏ. Không cho ăn quá nhiều hoặc quá ít để tránh các bệnh về đường tiêu hóa.

Người nuôi thỏ rừng chú ý chất lượng thức ăn. Không cho ăn đồ ăn bị mốc hoặc hết hạn. uống nước tinh khiết. Cung cấp đủ nước sạch cho thỏ.

Chú ý vệ sinh, tránh bị ngộ độc. Dọn dẹp chuồng hàng ngày để làm sạch phân của chúng. Rửa sạch các dụng cụ cho ăn. Thường xuyên thay đệm cỏ, tiến hành khử độc định kỳ. Duy trì nơi ở sạch sẽ khô ráo.

Phân chia quản lý, tăng cường vận động: dựa vào độ tuổi, giới tính và phương thức sinh sản để phân chia thành bầy. Thường xuyên cho thỏ hoang vậ động, để giữu được bản tính hoang dã của chúng.

Cách nuôi thỏ rừng: một số bệnh thường gặp ở thỏ

Cách nuôi thỏ rừng: một số bệnh thường gặp ở thỏ

  • Bệnh sình bụng, tiêu chảy: Nguyên nhân là do loại thức ăn, nước uống và những yếu tố gây mất vệ sinh. Có thể sử dụng Streptomycin pha loãng cho uống 2 – 4 lần/ ngày, kết hợp với việc sử dụng nước chiết xuất từ các loại lá có chất chát như búp ổi, búp trà,… và tiêm hoặc uống viatamin A, B để tăng sức đề kháng.
  • Bệnh ghẻ: Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh. Có thể sử dụng thuốc Ivermectin để phòng bệnh ghẻ với liều phòng bằng 1/2 liều điều trị, cách 3 tháng tiêm lặp lại.
  • Bệnh viêm mũi: Do điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột. Khi thỏ mới có biểu hiện chảy nước mũi, hắt hơi cần phải thay đổi môi trường vệ sinh và nhỏ thuốc Streptomycin.

Hiện nay, mô hình nuôi thỏ rừng thả vườn tại Việt Nam đã bước đầu phát triển ở một số địa phương. Giống thỏ rừng Việt Nam có khả năng thích nghi cao với khí hậu bản địa và cho hiệu quả kinh tế cao. Các trại chăn nuôi đều có nuôi thỏ thịt và thỏ rừng giống, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

✚ petmart.vn

4.3/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Rùa và thỏ có thể sử dụng chung thức ăn với nhau không?

Nuôi rùa cảnh thế nào? Liệu rùa và thỏ có ăn chung thức ăn được không? Rất nhiều bạn nuôi ...

6 đặc điểm nhất định phải chú ý khi mua Thỏ giống

Việc lựa chọn mua Thỏ giống là một vấn đề rất quan trọng. Nó liên quan đến sự phát triển ...

Tại sao Thỏ mài răng? Hướng dẫn cách mài răng Thỏ

Hiện tượng Thỏ mài răng chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người yêu thích giống thú cưng ...

Thỏ con mới sinh và những vấn đề cần lưu ý khi cai sữa

Có thể bạn đã được chứng kiến trẻ em trong giai đoạn sau khi cai sữa. Chúng thường khóc rất ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *