Nguyên tắc cách nuôi cá cảnh tiết kiệm căn bản

Trong bài viết này, Pet Mart sẽ hướng dẫn bạn đọc cách nuôi cá cảnh cho những ai mới chơi và ngay cả những dân chơi cá cảnh thứ thiệt. Nuôi cá cảnh là phương pháp giải tỏa stress rất hiệu quả. Thông qua việc chăm sóc và quan sát cá cảnh, người chơi sẽ giải tỏa được những áp lực sau một ngày dài làm việc. Rất phù hợp với những người có tính cách hướng nội, thích sự trầm tĩnh. Dưới đây sẽ là những thông tin tổng hợp một vài nguyên tắc khi nuôi cá cảnh tại nhà. Rất đơn giản và không tốn kém quá nhiều chi phí.

Bể cá cảnh: bể kính hoặc hồ xi măng

Lựa chọn bể cá

Đa số người mới chơi cá thường phải tìm tòi hướng dẫn cách nuôi cá cảnh từ những người khác hoặc trên website. Và họ thường mắc phải sai lầm cơ bản nhất chính là chọn bể cá cảnh đẹp, phù hợp.

Hiện nay, có rất nhiều loại bể cá cảnh khác nhau như bể cá nhựa, bể kính hoặc là bể xi măng tự xây… Chúng có đầy đủ các hình dạng khác nhau. Ví dụ như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật…

Những loại bể này có nhiều kích thước, phù hợp với không gian ngôi nhà. Hơn nữa có tính thẩm mỹ cao, phù hợp sở thích của nhiều người. Bể kính hoạc bể xi măng vẫn được giới thiệu sử dụng nhiều hơn cả.

Chuẩn bị nước sạch cho bể cá

Việc chuẩn bị bể và nước nuôi cá rất quan trọng. Đa số các giống cá cảnh phản ứng rất mạnh với sự thay đổi môi trường. Do đó trước khi thả cá, người chơi cần rửa sạch và khử trùng bể. Pha một chút muối vào nước để loại bỏ vi khuẩn và ký sinh trùng.

Phơi nước dưới ánh nắng mặt trời khoảng vài ngày. Đồng thời sục khí thường xuyên. Trước khi thả cá phải tăng nhiệt độ nước. Như vậy có thể giúp cá cảnh sớm làm quen với môi trường mới.

Nếu có điều kiện, người chơi nên sử dụng các loại men vi sinh để cung cấp vi khuẩn có lợi. Để nước trong 3 ngày để kích thích vi khuẩn có lợi sinh sôi. Giúp hạn chế vi khuẩn có hại, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm cho cá.

Cách nuôi cá cảnh nhỏ mới mua về không bị chết

Cá cảnh mua ở cửa hàng rất dễ mang theo mầm bệnh và ký sinh trùng. Đối với cá khỏe mạnh, sức đề kháng tốt sẽ ít có khả năng phát bệnh. Nhưng với cá nhỏ, cá sức khỏe yếu, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Nguyên nhân khiến cá bị suy giảm sức đề kháng có thể do bị stress trong quá trình vận chuyển, bị kích động hoặc bị thương. Nếu không được xử lý kịp thời có thể phát bệnh rồi chết trong thời gian ngắn.

Do đó cách nuôi cá cảnh trước khi thả cá vào bể rất quan trọng.Tốt nhất bạn nên cách ly chúng. Pha muối ăn nồng độ 3%, cho cá ngâm khoảng 15 phút. Việc này nhằm tiêu diệt vi sinh vật bám trên da cá. Bể được xử lý men vi sinh kết hợp với sát khuẩn cho cá sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Cách nuôi cá cảnh với các loại thức ăn tốt nhất

Cá cảnh chia làm cá nước ngọt và cá nước mặn. Chủng loại rất đa dạng và tập tính khác biệt. Về thức ăn có thể chia làm 3 loại: cá ăn thịt, cá ăn thực vật, cá ăn tạp. Các loại thức ăn phổ biến cho cá cảnh nhất hiện nay bao gồm:

  • Thức ăn dạng viên cho cá
  • Rong tảo, rêu, bèo tấm, rễ cây…
  • Côn trùng
  • Động vật giáp xác.
  • Giun các loại

Chỉ nên nuôi những giống cá cảnh mà bạn có thể dễ dàng cung cấp thức ăn cho chúng. Tức là thức ăn phải dễ tìm. Có thể bán ở ngoài hoặc ta có thể tự tìm lấy bằng cách vớt dưới nước, đào được hoặc chế biến. Như vậy việc nuôi mới có hiệu quả và không quá tốn kém.

Các nguyên tắc cơ bản khi cho cá ăn

Dù cách nuôi cá cảnh của bạn như thế nào đi chăng nữa thì việc bạn cho cá ăn cần theo 4 nguyên tắc cơ bản. Bao gồm thời gian, địa điểm, chất lượng, khẩu phần ăn. Đồng thời, kết hợp với các yếu tố cụ thể của cá

Ví dụ như thể lực, tuổi, giai đoạn tăng trưởng, phương pháp cho ăn để điều chỉnh phù hợp. Nhìn chung, các loài cá cảnh như cá vàng 7 màu, cá chép Koi, cá Đĩa, cá Rồng, cá La Hán cần lượng thức ăn khá lớn. Bạn nên dựa vào sức ăn và sự phát triển của chúng để căn chỉnh.

Lượng thức ăn hàng ngày trong giai đoạn cao điểm chiếm khoảng 5 ~ 8% trọng lượng cơ thể. Lưu ý là cá nhỏ so với cá trưởng thành thì cần lượng thức ăn lớn hơn. Tốt nhất là cho ăn thường xuyên và chú ý đến lượng thức ăn. Hơn nữa thức ăn không thể quá đơn giản.

Cách nuôi cá cảnh với chế độ ăn khoa học

Cách nuôi cá cảnh ăn uống kha học được đúc kết từ người nuôi cá lâu năm. Cụ thể là:

Xây dựng chế độ ăn theo chất lượng nước

Khi chất lượng nước không tốt, người nuôi nên giảm lượng thức ăn một cách thích hợp. Vì điều kiện chất lượng nước ảnh hưởng đến ham muốn và khả năng tiêu hóa thức ăn của cá.

Việc cho ăn quá mức sẽ đẩy nhanh sự suy giảm chất lượng nước. Bạn có thể tham khảo thêm về các chỉ số chất lượng nước để đảm bảo nước nuôi cá không bị nhiễm khuẩn và ô nhiễm.

Xác định lượng thức ăn dựa trên sức ăn của cá

Khi bạn mới bắt đầu nuôi một loại cá cảnh bất kì, hãy quan sát hiệu suất của những con cá này sau khi bạn đã cho ăn một lượng thức ăn nhất định. Nếu chúng ăn xong một cách nhanh chóng, điều đó có nghĩa là lượng thức ăn có thể không đủ.

Ngược lại, nếu chúng không ăn xong trong một thời gian dài tức là lượng thức ăn của bạn có thể quá nhiều. Thông qua những biểu hiện đó, bạn nên tăng hoặc giảm trong những lần cho ăn tiếp theo.

Xác định lượng thức ăn dựa trên hoạt động của cá

Khi sức khỏe của cá không được tốt lắm, bạn nên giảm lượng thức ăn một cách thích hợp. Khi quan sát thấy hoạt động của cá là bình thường và sức ăn mạnh, lượng thức ăn được tăng lên và duy trì ổn định. Đây mới là cách nuôi cá cảnh khoa học ai cũng cần chú ý.

Cho cá ăn đúng cách cần dựa trên giống

Cho dù là bạn đang nuôi các loài cá cảnh dễ nuôi hay đẹp đi chăng nữa, nếu không biết cách cho cá ăn hợp lý sẽ không thể bảo đảm sức khỏe và dinh dưỡng cho chúng.

Vậy nên, trước khi nuôi cá bạn nên tìm hiểu đặc điểm và tính cách của chúng trước. Việc nắm bắt những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu những chú cá của mình hơn.

Cách nuôi cá cảnh không cần oxy

Cách nuôi cá cảnh không cần oxy thường rất phù hợp với những người mới bắt đầu chơi cá cảnh. Với những giống cá không cần oxy thường vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như đáp ứng được nhu cầu của người chơi không có quá nhiều thời gian để chăm sóc.

Việc cá cảnh không cần oxy hay ít oxy thì người chơi cá cảnh cũng cần một số kỹ thuật cơ bản. Tiêu chí để lựa chọn nuôi cá cảnh không cần oxy bạn nên lựa chọn những loại cá còn khỏe mạnh, không bị nhiễm bênh và có dấu hiệu của bệnh. Cá phải có khả năng chống chọi tốt với môi trường nghèo oxy.

Những loại cá cảnh không cần oxy bạn có thể tham khảo như: cá bảy màu, cá vàng, cá sặc, cá betta… Cách nuôi cá cảnh tốt nhất là duy trì mật độ thưa từ 1 – 2 con, thay nước 1 tuần vài lần. Tuyệt đối không nên thay nước 100% nước mới, chỉ nên thay khoảng ⅓ lượng nước cũ.

Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn về cách nuôi cá cảnh đã được chắt lọc và tổng hợp kỹ lưỡng. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi Rùa trong bể cá cảnh

nuôi ghép Rùa là việc khá phổ biến, dù với bể nuôi nho nhỏ hay một hồ lớn đều có ...

Cách làm setup bể cá thủy sinh mini đơn giản mà lại đẹp

Làm thế nào để xây dựng một bể cá thủy sinh mini cực đẹp và ấn tượng. Chắc hẳn ai ...

Cách nuôi Sâu Mealworm sinh sản dinh dưỡng cho cá cảnh

Cách nuôi sâu Mealworm sinh sản có khó không? Sâu Mealworm hay sâu bột, sâu sữa… Là một loại thức ...

Cách chữa các bệnh Cá Rồng thường gặp nhiều nhất

Cách chữa cá Rồng bị chúi đầu là gì? Trong quá trình nuôi dưỡng, những bạn chơi cá có thể ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *