Kỹ thuật nuôi cá cảnh nước ngọt nhiệt đới toàn tập

Nuôi các loại cá cảnh nước ngọt đẹp hiện nay đã trở thành một thú vui phổ biến. Trong đó các loại cá nhiệt đới là một trong những loài được nuôi phổ biến nhất. Việc nuôi các loại cá cảnh nước ngọt đẹp mang lại rất nhiều lợi ích. Nhưng làm sao để nuôi cá phát triển tốt và khỏe mạnh thì không phải ai cũng biết.

Có nhiều người cứ nghĩ chỉ việc cho cá ăn là xong. Tuy nhiên lại không phải vậy, bài viết này Pet Mart sẽ giúp bạn hiểu hơn trong việc nuôi cá nhiệt đới và đưa ra một số thông tin về giá cá cảnh nước ngọt nhé.

Chọn mua các loại cá cảnh nước ngọt đẹp

Lựa chọn các loại cá nhiệt đới

Trên thế giới có hàng trăm loại cá có thể nuôi làm cảnh. Nhưng không phải loài nào cũng có thể nuôi cùng với nhau. Các loại cá cảnh dữ không nên kết hợp với các giống cá bơi chậm, hoặc nhỏ yếu.

Nếu bạn là người mới nuôi, nên chọn các giống cá đẻ con, như cá bảy màu, hồng kim, molly đen… Hoặc các giống cá chọi như cá sặc trân châu, cá hôn môi, cá sặc bướm… Giá cá cảnh nước ngọt nhiệt đới rất rẻ, chỉ từ vài chục nghìn.

Sức khỏe của các loại cá cảnh nước ngọt đẹp

Chọn cá nhiệt đới bơi khỏe

Khi mua các loại cá cảnh nước ngọt đẹp, ngoài việc lựa chọn giống cá còn phải chú ý sức khỏe của từng con. Chỉ nên chọn mua những con cá bơi khỏe, không có hiện tượng lờ đờ. Nếu cá tốt thì cũng đừng quan tâm tới giá cá cảnh nước ngọt vì tiền nào của nấy.

Mang và vây lành lặn, trên người không có vết trầy xước. Cá khỏe mạnh sẽ dễ thích nghi với môi trường sống mới hơn. Cá khỏe mạnh có màu sắc sáng rõ, vảy trơn. Bơi lội nhanh chóng, khi cho thức ăn cá tranh ăn tích cực.

Cá phát triển tốt sẽ có hình thể cân xứng, đầy đặn và không có dị tật. Ðối với các loại cá cảnh nhiệt đới nhỏ bơi theo đàn, nếu cá bơi chậm hơn thì lập tức loại bỏ. Nếu giá cá cảnh nước ngọt quá rẻ không nên ham. Có thể mua phải cá bệnh.

Nếu cá tách rời quần thể, chỉ bơi chậm một mình hoặc thường đứng im một góc. Có thể nó đang bị bệnh hoặc bẩm sinh đã có sức khỏe không tốt.

Màu sắc của các loại cá cảnh nước ngọt đẹp

Chú ý màu sắc của cá, nếu màu sắc nhạt nhòa, không rực rỡ chứng tỏ cá đang bị bệnh. Ngoài ra nếu trên thân cá có một lớp màng nhầy, có đốm trắng hoặc nấm mốc,… cũng tuyệt đối không chọn. Một số đặc điểm khác nhu sưng, có vết bầm trên người, tróc vảy, mắt trắng đục hoặc mù cũng là biểu hiện cá bị bệnh.

Nếu trong nhà bạn chỉ có một bể cá, nên chọn các loại cá cảnh nước ngọt đẹp có kích thước tương tự nhau. Ưu tiên lựa chọn các giống cá có tính cách ôn hòa. Ðể tránh trường hợp cá trong khi tranh giành thức ăn sẽ tấn công lẫn nhau.

Khi nuôi các giống cá cảnh nước ngọt đẹp không cần quá cầu kì trong việc chăm sóc nguồn nước. Ða phần các giống này dễ nuôi và sinh sản nhanh.

Ban đầu có thể lựa chọn các loại cá cảnh nước ngọt đẹp nhỏ để tích lũy kinh nghiệm. Sau đó nâng dần lên các giống cá phức tạp hơn. Như cá Kim Thơm, cá Tai Tượng Da Beo, cá Đĩa… Giá cá cảnh nước ngọt cũng có thể bị ảnh hưởng bởi màu sắc của chúng.

Chọn bể cá nhiệt đới có kích thước phù hợp

Dựa vào kích thước cá để chọn kích thước bể. Bể nhỏ dưới 60cm, bể lớn đa số từ 1m – 1m2. Nguyên tắc cơ bản là một con cá nhỏ cần 1l nước. Bể cá được chia thành hai loại cơ bản. Đó là bể không trang trí/bể trống và bể thủy sinh.

Nếu chọn nguyên liệu cho bể trần, bạn nên chọn chất liệu kính siêu trong vì rất trong suốt. Bể thủy sinh cần máy sưởi và bộ lọc, nắp bể đều thuộc loại tốt. Khi chọn bể cá không nên lựa những kiểu đặc biệt.

Chẳng hạn như kính cong, quan sát một lúc sẽ dễ chóng mặt vì nó có tác dụng khuếch đại. Sau khi mua, hãy đặt bể cá ở nơi râm mát và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

Lắp thanh sưởi và bộ lọc cho bể cá cảnh nước ngọt

Điều chỉnh nhiệt độ cho bể cá nhiệt đới

Lắp thanh sưởi và đặt nhiệt độ ở mức 28,9°C. Hầu hết các thanh sưởi đều không đạt tới độ nóng tiêu chuẩn, cho nên bạn cần tăng độ cao hơn. Song song đó là lắp bộ lọc cho bể cá.

Đây chính là chìa khóa mấu chốt để cá sống tốt. Bao gồm lọc tràn trên, lọc thác, lọc đáy và lọc ngoài. Nếu có điều kiện, tốt nhất nên chọn bộ lọc ngoài, lọc sẽ sạch sẽ hơn. Có rất nhiều chất liệu lọc để lựa chọn, tính thẩm mỹ cao.

Bạn cũng có thể trang trí đơn giản để bể cá nước ngọt thêm sinh động. Có thể đặt một ít đá hoặc cát đã được lọc sạch. Bởi vì những thứ này có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Nitrat hóa. Có tác dụng làm sạch nước.

Ngoài ra, cũng có thể đặt một ít gỗ lũa, cây thủy sinh làm nơi ẩn náu cho cá nhiệt đới khi chúng kinh hãi và tránh bị những con cá lớn hơn ăn thịt.

Bơm nước vào bể cá

Sau khi mọi thứ được sắp xếp ổn thỏa, có thể bơm nước. Mở bộ lọc ở công suất tối đa để thiết bị chạy trơn tru và kéo dài tuổi thọ. Lúc bộ lọc vừa được mở, nước trong bể sẽ rất đục. Tuy nhiên, những ngày sau nước sẽ ngày càng trong. Có thể thêm vào những con cá nhỏ như cá Molly. Chúng còn có thể ăn những váng dầu trong nước.

Khi nước ổn định, bạn có thể mua loại cá cảnh nhiệt đới mà mình yêu thích. Trước hết, để cá trong túi rồi thả xuống bể. Cho chúng thích ứng với nhiệt độ nước.

Đợi một khoảng thời gian nhất định, cho ít nước bể vào túi để chúng hoàn toàn thích ứng. Chú ý không đổ nước trong túi vào bể cá, vì nước trong túi đa số đều có thuốc.

Nuôi cá nhiệt đới bằng loại nước nào?

Nguồn nước chủ yếu dùng để nuôi cá nhiệt đới ở khu vực thành phố là nước máy. Ở khu vực ngoại thành hoặc nông thôn thì có thể dùng nước giếng trong, không bị đục.

Trong nước máy có chứa chất tẩy trắng CaClO2 hoặc là Clo Dioxi. Bởi lẽ nước máy hiện nay đều thường dùng hai chất này để khử trùng. Với tác dụng diệt nấm vi khuẩn. Khi nuôi dưỡng cá nhiệt đới, thì cần loại bỏ những chất có hại có trong nước.

Những hợp chất như Clodioxit, Clorine…dễ dàng phân hủy dưới ánh sáng cường độ mạnh. Vì vậy bạn phải tiến hành phơi nước. Hay còn thường gọi là “hong khí”.

Khí cần hong ở đây chính là những vật chất có tính kích thích với cá. Thường thì phơi vào những ngày nắng một ngày là được. Nếu hàm lượng trong nước máy quá nhiều cần phơi thêm một ngày nữa.

Ngoài ra thời tiết cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hong khí. Ánh nắng mặt trời càng mạnh thì thời gian phơi nước càng được rút ngắn lại.

Điều cần chú ý với nước giếng chính là vấn đề nhiệt độ chênh lệch giữa nước mới và nước cũ. Cần xử lý nước và hàm lượng muối Nitrat trong nước. Nếu như hàm lượng muối Nitrat cao thì không thể dùng được.

Chất lượng nước của bể cá nhiệt đới

Độ pH của nước trước khi chính thức bắt đầu nuôi cá nhiệt đới cũng cần hết sức lưu ý. Cần điều chỉnh sao cho phù hợp với giống cá mà bạn nuôi. Có thể tham khảo về các giống cá cảnh nhiệt đới tại một số bài viết khác của bác sĩ thú y.

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước mới cũng rất quan trọng. Nước được hong khí hoàn tất, cần phải xử lý nước trước để để phòng thiếu oxy. Nên sục thêm oxy sau khi thay nước cho bể cá có thể khiến chúng thích nghi với nước mới nhanh hơn.

Độ cứng của nước mới có thể cao hơn nước trong bể một chút. Nếu như cá không yêu cầu nghiêm ngặt về điểm này thì có thể bỏ qua. Cần thiết thì có thể dùng phương pháp trao đổi ion đểu giảm độ cứng của nước.

Khi thay nước nhất đinh phải khống chế nhiệt độ chênh lệch. Thường thì yêu cầu không thể vượt quá 4°C. Trong trường hợp đặc biệt thì không thể vượt quá 1°C.

Cách thay nước cho bể cá nhiệt đới

Thay nước một phần

Nếu như chỉ nhất thiết phải thay một phần nước để không phải vớt cá ra ngoài, dùng dụng cụ, ống hút chữ U để hút chất thải. Đảm bảo thức ăn thừa ở đáy bể cá ra ngoài là được.

Thông thường, lượng nước thay một phần sẽ không vượt quá ¼ lượng nước trong bể cá là tốt nhất. Sau đó đổ từ từ nước mới vào trong bể cá.

Khi nào và bao nhiêu nước chỉ cần căn cứ vào tình hình cụ thể là được. Thường thì sau khi dùng thuốc đều sẽ thay ½ lượng nước trở lên. Bạn nên chuẩn bị nước trước thì hơn.

Nên dựa vào tập tính của những loài cá khác nhau. Loài cá thích nước mới thì mỗi ngày đều cần thay 1/5 lượng nước. Loài cá thích nước cũ thì có thể một thuần thay 1/5-1/4 lượng nước.

Thay nước toàn phần

Thay nước toàn phần thường là khi đánh rửa bể cá mới cần tiến hành. Hoặc cá bị bệnh rồi, để tiết kiệm lượng thuốc thì thường sẽ lấy một phần nước ra. Sau đó cho thuốc vào.

Như vậy thì lượng thuốc dùng cho một đơn vị nước sẽ giảm bớt. Bể có cỏ thủy sinh thường phải cọ rửa định kì, có thể vớt cá ra, rút toàn bộ nước. Sau đó lấy hết cây thủy sinh, đồ trang trí ra, cọ rửa sạch sẽ các loại như đá cảnh, cát, san hô…

Có nhiều giống cá cảnh với những điều kiện sống khác nhau, cần dựa vào đặc điểm của chúng để thay nước cho bể cá cảnh phù hợp. Ví dụ như cá La Hán sẽ khác cá Rồng, cá Hổ… Nên tìm hiểu kĩ về các giống cá trước khi nuôi, tạo điều kiện sống tốt nhất cho cá.

Hướng dẫn chăm sóc các loại cá cảnh nước ngọt

Cho ăn 2 lần/ngày, bữa sáng và bữa tối. Mỗi tuần thay 1/3 đến 1/4 nước trong bể. Chú ý các loại cây cảnh, thiết bị mua ở ngoài phải được rửa sạch rồi mới cho vào bể. Vì cây cảnh, thiết bị trên thị trường đều chứa rất nhiều chất liệu hóa học.

Có thể làm chết cá. Lần đầu nuôi, bạn có thể cho nhiều cá vào bể. Vì luôn xảy ra trường hợp cá chết, sẽ luôn có những “nạn nhân” không thích ứng được.

Có thể phân cá thành tầng. Ví dụ mua một các loại cá cảnh nước ngọt đẹp sống ở tầng đáy, tầng giữa và tầng trên để những chú cá không “đánh nhau” dành chỗ. Giá cá cảnh nước ngọt mỗi tầng cũng sẽ khác nhau. Bạn có thể tự cân đối tài chính của mình.

Bảng giá cá cảnh nước ngọt

Giá cá cảnh nước ngọt không quá đắt đỏ. Nhìn chung, với một khoản tiền nhỏ bạn có thể mua được đầy đủ các loại cá cảnh nước ngọt đẹp. Có thể tham khảo giá cá cảnh nước ngọt dưới đây

  • Cá Hồng Két: giá từ 45 – 100k/con. Tuy giống cá nước ngọt này dễ nuôi nhưng cần chú ý chăm sóc cẩn thận.
  • Cá Tai Tượng da beo: 20 – 30k/con. Khi còn nhỏ trông rất dễ nhìn, nhưng khi lớn lên rất vụng về. Dễ làm ô nhiễm nguồn nước, không nên nuôi quá nhiều.
  • Cá Rồng Ngân Long: 300 – 500k/con. Giống cá nước ngọt này cần chăm sóc rất kĩ, những người chưa có kinh nghiệm không nên nuôi thử
  • Cá La Hán: 20K – 10 triệu/con. Giống cá này không dành cho người mới, cần có kinh nghiệm để chăm sóc chúng. Giá cá cảnh nước ngọt loại này cao vì chúng được nuôi phong thủy trong gia đình.
  • Cá đuôi kiếm: 10k/cặp. Là một trong các loại cá cảnh nước ngọt đẹp dễ nuôi.
  • Cá ông tiên: giá cá cảnh nước ngọt loại này chỉ từ 50k/cặp.
  • Cá mập cảnh nước ngọt: Giá cá cảnh nước ngọt này tương đối cao và hiếm. Có thể lên tới vài triệu.

Nhìn chung giá cá cảnh nước ngọt rất đa dạng. Nó tùy thuộc vào giống, nguồn gốc, kích thước… Nuôi các giống cá nước ngọt đẹp không phải là một công việc đơn giản, trái lại cần đầu tư nhiều thời gian và công sức. Khi mua không nên chọn những nơi bán các loại cá cảnh rẻ tiền hơn thị trường, vì rất có thể mua phải cá bệnh.

5/5 - (2 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi Rùa trong bể cá cảnh

nuôi ghép Rùa là việc khá phổ biến, dù với bể nuôi nho nhỏ hay một hồ lớn đều có ...

Cách làm setup bể cá thủy sinh mini đơn giản mà lại đẹp

Làm thế nào để xây dựng một bể cá thủy sinh mini cực đẹp và ấn tượng. Chắc hẳn ai ...

Cách nuôi Sâu Mealworm sinh sản dinh dưỡng cho cá cảnh

Cách nuôi sâu Mealworm sinh sản có khó không? Sâu Mealworm hay sâu bột, sâu sữa… Là một loại thức ...

Cách chữa các bệnh Cá Rồng thường gặp nhiều nhất

Cách chữa cá Rồng bị chúi đầu là gì? Trong quá trình nuôi dưỡng, những bạn chơi cá có thể ...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *