Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Pet Mart

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh nguy hiểm có khả năng giết chết rùa cảnh trong một vài giờ. Rùa không có màng ngăn hay lông mao trong phổi như là động vật có vú. Vì vậy, chúng không thể ho để làm giảm sự tích tụ của chất nhầy trong phổi.

Thông thường thì tỷ lệ phát bênh ở rùa cạn cao hơn rùa nước một chút. Hơn nữa trong các loài rùa cạn thì rùa Báo lại là loài rùa bị bệnh viêm phổi nhiều nhất. Một số chủ nuôi đã từng trải qua thời gian dài kiên trì chữa trị, làm cho rùa có được hiệu quả điều trị khá tốt. Nhưng đa số chủ nuôi đều đã thất bại.

Có thể nói, tỷ lệ tử vong ở rùa bị viêm phổi là tương đối cao. Tuy nhiên, rùa bị viêm phổi vẫn có thể được điều trị nếu phát hiện sớm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pet Mart để có cách điều trị tốt nhất.

Rùa bị viêm phổi rất khó phát hiện

Rùa là một loài động vật tương đối yên tĩnh. Trong khi nuôi dưỡng, rùa cũng sẽ không có biểu hiện gì. Không giống như chó hay mèo, nếu như bị ốm rồi thì rất dễ được chủ nuôi phát hiện ra. Nhưng nếu như nhìn thấy rùa nằm bò trên mỏm phơi nắng không động đậy thì chủ nhân cũng sẽ cảm thấy là chuyện bình thường.

Hơn nữa, thời gian rùa và con người tương tác với nhau cũng rất có hạn. Chó thì lúc nào cũng sẽ quấn lấy chân của bạn. Còn rùa thì không thể như vậy. Cho nên khi rùa bị bệnh viêm phổi, chủ nhân thông thường sẽ không phát hiện ra ngay được. Nhiều khi khi bạn phát hiện rùa có triệu chứng bị bệnh thì có lẽ rùa cũng đã bị viêm phổi nặng rồi.

Các nguyên nhân gây bệnh viêm phổi

Căn cứ theo nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở rùa cảnh có thể phân thành vi khuẩn, nấm, virus, Mycoplasma, Chlamydia. Loại viêm phổi thường gặp nhất là viêm phổi do vi khuẩn.

Khi điều trị cho rùa bị viêm phổi nhất định phải làm rõ xem nguyên nhân gây bệnh. Sau đó mới tiến hành dùng thuốc thì mới có thể khiến cho rùa hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Hiện nay, hầu như tất các giống rùa được nuôi trong nhà như rùa Núi Vàng, rùa Tai Đỏ, rùa Cá Sấu… đều có thể bị nhiễm bệnh này. Chính vì vậy, chủ nuôi không nên chủ quan trong việc chăm sóc loài bò sát đặc biệt này.

Rùa bị viêm phổi tiến triển bệnh rất nhanh

Không thể không nói rằng, rùa thật sự là một loài có sinh mệnh rất ngoan cường. Nếu như những loài động vật khác bị viêm phổi, trong trường hợp không có bất cứ sự điều trị nào thì có khả năng sẽ tử vong cực kỳ nhanh. Và ở rùa cũng có đôi nét tương tự như vậy,

Thực ra viêm phổi là một loại bênh tiến triển rất nhanh. Ban đầu là viêm phổi, dần dần là phổi có nước, sau đó huyết áp động mạch phổi cao, suy tim. Thậm chí là cơ quan toàn cơ thể sẽ tụ huyết, suy kiệt. Cuối cùng thì tử vong.

Còn rùa đã kéo dài cả quá trình này, nếu như vô cùng may mắn thì nếu khi rùa mới chỉ bị viêm phổi đã được chủ nhân phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh tương đối cao. Nhưng nếu đã kèm theo các triệu chứng khác mới bắt đầu điều trị, vậy thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ giảm thấp rất nhiều.

Chữa bệnh cho rùa bị viêm phổi không hề dễ

Rùa và các loài đông vật có vú có sự khác biệt rất lớn. Vì vật rất nhiều bác sĩ thú ý giỏi thậm chí sẽ không có bất cứ sự hiểu biết gì về bệnh của rùa. Điều này dẫn tới sau khi rùa phát bệnh lại không có bác sĩ thú ý chuyên khoa có thể giúp đỡ chữa trị. Bác sĩ thú ý chỉ có thể nhờ vào kinh nghiệm tiêm một số loại thuốc. Nhưng điều này vốn không thể thật sự làm bệnh tình thuyên giảm.

Vì vậy có rất nhiều chủ nuôi tìm thấy những kinh nghiệm chữa trị ở trên mạng. Nhưng phương án điều trị ở trên mạng lại vô cùng phong phú, và không có bất cứ loại thuốc nào có thể trực tiếp điều trị bệnh viêm phổi ở rùa. Điều này sẽ dẫn đến việc chữa trị thất bại.

Điều trị cho rùa bị viêm phổi bằng cách ngâm thuốc

Dựa vào từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có những phương pháp chữa trị khác nhau. Dưới đây là một số cách mà bác sĩ thú y đánh giá cao về tính hiệu quả và an toàn:

  • Dùng Gentamicin 0.1 thêm nước muối sinh lý 0.1. Mỗi ngày 1 lần, bệnh tình có thể hồi phục trong vòng từ 5 – 10 ngày. Cũng có thể dùng Penicillin.
  • Dùng Amoxicillin, tỷ lệ 1:20. Sau đó cho rùa vào trong nước đã pha thuốc, ngâm 1 tiếng. Một ngày làm 1 – 2 lần. Thuốc ngâm là một cách hỗ trợ điều trị, mục đích là để cơ thể rùa hấp thu thuốc. Cũng có thể dùng bột Amoxicillin chứa hydrat hóa. Dùng xilanh đưa vào trong cơ thể rùa để cho chúng ăn.
  • Cứ cách một ngày thì ngâm vitamin C 1 lần. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Mỗi lần ngâm từ 30 – 40 phút. Nên mua loại vitamin C rẻ nhất, loại thuốc viên. Cho nước ấm vào hộp nhỏ, sau đó thả viên vitamin C vào, sau khi tan hết thì cho rùa vào hộp.
  • Dùng dung dịch các loại thuốc như Steptomycin, Penicillin, Furoxin, Clo, Ampicillin, Hydroxamidin,v.v…để ngâm.
  • Viêm phổi do vi khuẩn có thể tiêm Amikacin Sulfate, Ceftriaxone Natri, Cefradine và Gentamicin Sulfate vào sau bắp chân. Liệu trình tiêm từ 7-14 ngày. Có thể uống thêm viên Vitamin C, 3 lần/ngày. Cho uống liên tục trong 3 ngày. Thuốc uống này không bắt buộc.
  • Viêm phổi do Mycoplasma và Chlamydia cần phải được điều trị bằng Macrolides Antibiotics, kiến nghị sử dụng cách tiêm để tiêm Azithromycin.

Truyền dịch cho rùa bị viêm phổi nặng

Nếu như rùa bị viêm phổi đã bắt đầu ngừng ăn, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, thì mỗi ngày đều phải ngâm đường Glucose. Việc này có tác dụng bổ sung thể lực. Đường Glucose là một trong những loại nhiệt lượng chính trong cơ thể động vật. Natri và Clo đều là chất điện giải chủ yếu bên trong cơ thể.

Dịch cũng có thể bổ sung bằng cách tiêm màng bụng. Dịch dùng để tiêm có thể sử dụng nước đường Glucose 5% hoặc tiêm nước điện giải. Ví dụ như 500g cân nặng, trong trường hợp thông thường, sử dụng lượng nước truyền dịch kháng viêm là 3 – 5ml. Ngoài ra lượng dịch bổ sung tăng thêm mỗi lần khoảng 5ml. Mỗi ngày có thể tăng lượng dịch bổ sung 1 – 2 lần. Mỗi lần truyền dịch cách nhau khoảng 5 tiếng.

Dịch bổ sung có thể tăng thêm năng lượng, giúp cho rùa bị viêm phổi mau chóng hồi phục các chức năng của cơ thể. Đồng thời có thể thúc đẩy bài tiết, giảm bớt độc tính của thuốc. Vì vậy, đối với bệnh tình nghiêm trọng dịch bổ sung là điều bắt buộc.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa cho rùa bị viêm phổi

Sau khi sử dụng dịch truyền kháng viêm 3 – 5 ngày, có thể cứ 2 – 3 ngày cho ăn một lượng thức ăn và nguyên tố đa lượng thích hợp. Giúp bù đắp sự tiêu hao của cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Khiến cho rùa mau chóng hồi phục khỏe mạnh.

Rùa bị viêm phổi nặng, chức năng tiêu hóa dường như dừng lại. Sau khi cho ăn thì chất bài tiết ra có thể là thức ăn y nguyên như ban đầu. Đối với trường hợp này có thể cho uống viên hỗ trợ tiêu hóa lượng thích hợp. Nhằm điều chỉnh hệ vi khuẩn trong đường ruột. Chức năng tiêu hóa của rùa bị viêm phổi nặng có thể phải cần đến thời gian 1 – 6 tháng để điều trị. Chủ nuôi phải làm tốt công tác chuẩn bị lâu dài và có đủ sự kiên nhẫn.

Trên đây là 1 số cách chữa trị chó rùa bị viêm phổi. Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khiến rùa bị bệnh khác, bạn có thể tham khảo các bài viết của petmart.vn. Nếu cần, bạn có thể gửi tin nhắn về page của chúng tôi.

5/5 - (4 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

Rùa và thỏ có thể sử dụng chung thức ăn với nhau không?

Nuôi rùa cảnh thế nào? Liệu rùa và thỏ có ăn chung thức ăn được không? Rất nhiều bạn nuôi ...

2 bình luận “Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

  1. Dạ anh chị ơi! Rùa hắt xì nhiều có sao không ạ? Bé nhà em một ngày hắt xì 1-2 lần mà ngày nào cũng hắt hoặc cách vào ngày hắt lại ạ. Với lại rùa có cần tiêm vắc xin hay đại loại vậy giống chó mèo không ạ?

    • Rùa hắt xì thường là dấu hiệu của các vấn đề về hô hấp hoặc môi trường sống không phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách xử lý:

      1. Nhiệt Độ và Độ Ẩm Không Phù Hợp: Rùa cần môi trường ấm áp để duy trì sức khỏe. Đảm bảo nhiệt độ chuồng khoảng 30-32°C (86-90°F) vào ban ngày và không dưới 24°C (75°F) vào ban đêm. Độ ẩm trong chuồng nên duy trì khoảng 40-60%. Độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây ra vấn đề hô hấp cho rùa.

      2. Thông Gió Kém: Đảm bảo chuồng có đủ thông gió nhưng không có gió lùa trực tiếp vào rùa.

      3. Môi Trường Sống Bẩn: Dọn dẹp chuồng thường xuyên, loại bỏ phân và thức ăn thừa để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

      4. Nhiễm Trùng Đường Hô Hấp: Nếu rùa hắt xì kèm theo các triệu chứng khác như chảy nước mũi, khó thở, hay lừ đừ, có thể rùa bị nhiễm trùng đường hô hấp. Trong trường hợp này, cần liên hệ với bác sĩ thú y chuyên về bò sát để được tư vấn và điều trị.

      5. Vắc Xin cho Rùa: Không giống như chó mèo, rùa không cần tiêm vắc xin. Tuy nhiên, chăm sóc sức khỏe định kỳ và duy trì môi trường sống tốt là điều quan trọng để rùa khỏe mạnh.

      6. Cách Giúp Rùa Hồi Phục: Tạo Môi Trường Ấm Áp và Thoải Mái, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Cung cấp thức ăn tươi, giàu dinh dưỡng như rau xanh, cỏ tươi. Dọn dẹp chuồng thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

      Nếu tình trạng của rùa không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng thêm, cần tìm cách đưa rùa đến bác sĩ thú y chuyên về bò sát sớm nhất có thể để được tư vấn và điều trị. Chúc bé rùa mau khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *