4 lỗi kỹ thuật nuôi Thỏ sinh sản và mang thai thường gặp

Không ít người mắc phải những lỗi kỹ thuật nuôi Thỏ sinh sản cơ bản, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của Thỏ sau này. Việc nuôi Thỏ sinh sản hiện nay được đánh giá rất cao vì nó mang lại nhiều lợi nhuận về kinh tế.

Thỏ lớn nhanh, sinh sản nhiều và đẻ dày, tiết kiệm được nhiều chi phí. Nhưng khi nuôi thỏ sinh sản, nhiều người chạy theo lợi nhuận mà quên mất cách nuôi Thỏ đúng cách. Tình trạng Thỏ mắc các bệnh liên quan tới vấn đề sinh sản ngày một cao. Hãy cùng Pet Mart cùng tìm hiểu xem, những lỗi kỹ thuật nuôi Thỏ sinh sản thường gặp nhất hiện nay là gì nhé.

Lỗi kỹ thuật nuôi Thỏ sinh sản dẫn đến sẩy thai

Nguyên nhân

Theo các bác sĩ thú y, có nhiều nguyên nhân có thể khiến Thỏ bị sẩy thai. Thỏ mẹ khỏe mạnh trong thời gian mang thai không chỉ ảnh hưởng đến bản thân. Còn ảnh hưởng nhiều đến sự an nguy của thỏ con. Vì vậy cần phòng tránh những nguy cơ đối với Thỏ cái trong thời gian này.

  • Thỏ bị sẩy thai do bị kích thích mạnh: lỗi kỹ thuật nuôi Thỏ sinh sản ở đây là kiểm tra thai không đúng cách. Động tác quá mạnh, đè lên thai dẫn đến sảy thai. Tùy tiện tóm bắt Thỏ cái có thai, khiến chúng bị hoảng sợ, vận động mạnh dẫn đến sảy thai. Nhốt Thỏ đực thỏ cái chung với nhau, Thỏ cái khi mang thai bị thỏ đực đuổi bắt cũng là một nguyên nhân.
  • Sảy thai do chế độ nuôi dưỡng: Cho thỏ cái ăn thức ăn đơn giản, có dinh dưỡng thấp khiến thể chất thỏ mẹ suy yếu. Trong thời kỳ mang thai cho thỏ mẹ ăn đồ ăn lạnh hoặc bị hỏng. Nước uống sạch cũng có thể dẫn đến sảy thai. Đột nhiên thay đổi thức ăn, làm tăng kích thích cũng là một nguyên nhân.
  • Thỏ bị sẩy thai vì bệnh tật: có nhiều loại vi khuẩn của bệnh đường ruột, đường tiêu hóa ảnh hưởng để cơ thể của thỏ mẹ dẫn đến sảy thai

Triệu chứng khi Thỏ bị sẩy thai

  • Trường hợp thai chết lưu bị cơ thể mẹ hấp thụ: có thể xác nhận mang thai qua việc sờ thai, nhưng phôi thai đã chết trước đó. Phôi thai và cuống rốn sẽ bị thỏ mẹ tự hấp thụ. Vì vậy biểu hiện lâm sàng sẽ thường là phần bụng không lớn. Đầu vú thỏ cái cũng không bị sưng, thời gian đẻ đã đến nhưng không đẻ thỏ con. Hơn nữa còn tiếp tục phát dục và có thể phối giống lứa sau.
  • Trường hợp đẻ ra thai chết: tình huống này thường thấy nhiều trong lâm sàng, trước và sau khi mang thai đều có thể xảy ra.

Phòng tránh Thỏ bị sẩy thai

Bình thường nên tăng cường quản lý chế độ ăn uống của Thỏ cái. Không tùy tiện ôm thỏ, động tác ôm hoặc bế, khám thai cần nhẹ nhàng. Phân chia nuôi thỏ đực thỏ cái ở nơi riêng biệt. Tránh đè ép lên bụng, va đập mạnh vào thỏ cái.

Chú ý tới kỹ thuật nuôi Thỏ sinh sản khoa học, đúng cách. Đồ ăn, dụng cụ cho ăn, chuồng trại cần làm sạch. Thức ăn tươi mới, có đủ dinh dưỡng, nhãn hiệu đa dạng. Bên cạnh đó cần tăng cường thể chất của thỏ mẹ, nâng cao sức đề kháng.

Lỗi kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản dẫn tới viêm vú

Thời điểm thỏ mẹ có thể bị viêm vú

Thỏ mẹ có thể mắc viêm vú sau hơn một tuần sinh thỏ con. Tùy theo tình trạng, thỏ bị bệnh sẽ bị sưng vú, tăng nhiệt độ cơ thể và thấy đau khi ấn vào. Sữa tiết ra bị lẫn mủ và máu. Ngoài việc gây hại cho thỏ cái, uống sữa có mủ sẽ khiến thỏ con mắc bệnh nước tiểu màu vàng hoặc trực tiếp từ chối bú sữa và gây ra cái chết của thỏ con.

Cách nuôi Thỏ sinh sản sai lầm

Nhiều chủ sở hữu sợ rằng Thỏ không đủ dinh dưỡng nên cho nó ăn một lượng lớn thức ăn trước và sau khi sinh. Kỹ thuật nuôi Thỏ sinh sản như vậy hoàn toàn sai lầm. Vì nó dẫn đến dinh dưỡng quá nhiều, gây ra sự tiết sữa quá mức.

Khi Thỏ sơ sinh bú sữa sẽ gây viêm vú. Chế độ dinh dưỡng cần dựa trên giống nòi, tính cách và quá trình phát triển của Thỏ. Không nên cho chúng ăn quá nhiều. Đặc biệt là các giống thỏ Tai Cụp, thỏ Hà Lan, thỏ sư tử… Thiếu sữa cũng gây ra viêm vú ở Thỏ.

Trong trường hợp không đủ dinh dưỡng, Thỏ con không thể bú đủ sữa. Chúng có thể sẽ dùng quá nhiều lực cắn vú của mẹ, dẫn đến nhiễm trùng. Hoặc cũng có thể do thỏ mẹ bị thương bên ngoài. Một số chủ sở hữu không chú ý,  không biết kỹ thuật nuôi Thỏ sinh sản đã để môi trường chăn nuôi bẩn. Vú của thỏ vô tình bị trầy xước bởi cỏ khô hoặc lồng, dễ bị nhiễm trùng, gây viêm vú.

Cách nuôi Thỏ đẻ và chữa trị viêm vú

Khi phát hiện Thỏ bị viêm vú hãy tự tay giúp thỏ cái vắt hết sữa, ngâm khăn bằng nước ấm ở 40 – 45°C và làm nóng vú của thỏ cái. Thực hiện 3 – 4 lần một ngày, 5 – 10 phút mỗi lần. Có thể dùng Gentamicin bằng cách tiêm với tỉ lệ 3 – 5 mg/kg. Nếu tình trạng không được cải thiện, tốt nhất nên đưa thỏ đến gặp bác sĩ thú y để được điều trị một cách chuyên nghiệp càng sớm càng tốt.

Bạn cũng có thể ngăn ngừa bệnh viêm vú thông qua việc quản lý cho ăn. Cách nuôi thỏ đẻ đúng nhất là bổ sung đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn là đủ. Không cần thiết phải cho ăn quá nhiều thức ăn trước khi sinh sản. Nói chung, bạn nên giữ chuồng sạch sẽ và dọn sạch những vật sắc nhọn trong chuồng có thể làm tổn thương thỏ.

Là một người nuôi Thỏ, đặc biệt là thỏ sinh sản bạn cần có kỹ thuật chăm sóc chúng khoa học và hợp lý. Đó là trách nhiệm cơ bản của tất cả những người nuôi thú cưng. Đảm bảo cho chúng một cuộc sống vui vẻ và khỏe mạnh nhất.

Tìm hiểu chứng tiền sản giật ở Thỏ

Chứng tiền sản giật ở Thỏ cái chỉ xuất hiện trong quá trình mang thai. Hoặc ngay sau khi thỏ sinh con. May mắn là đa số các trường hợp đều nhẹ. Nhưng thỏ suy giảm sức khỏe có thể gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi.

Thỏ bị bệnh tiền sản giật có triệu chứng khá phức tạp. Và cho tới giờ vẫn chưa có ai hiểu rõ về chứng bệnh này. Có thể do một khuyết tật ở nhau thai gây ra, làm giảm lượng máu và chất dinh dưỡng truyền cho thai nhi. Khiến thai nhi kém phát triển.

Phần lớn thỏ mẹ mang thai có biểu hiện khó thở, hơi thở thường có vị Acetone. Lượng nước tiểu giảm, xảy ra tình trạng Thỏ bị sẩy thai hoặc khó sinh. Đồng thời, vận động mất thăng bằng, tĩnh mạch nở rộng.

Nguyên nhân khiến Thỏ bị bệnh tiền sản giật

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiền sản giật. Bao gồm như tuổi tác của Thỏ, đặc điểm giống loài, số lần mang thai của Thỏ, lỗi kỹ thuật nuôi Thỏ sinh sản… Ngoài ra còn do sự thay đổi môi trường, chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai…

Sau khi mang thai cơ thể Thỏ mẹ và thai nhi thường tiêu hao nhiều đường. Nhu cầu đường tăng cao nhưng thành phần dinh dưỡng trong thức ăn không đủ. Trong lúc này nếu không có kỹ thuật nuôi Thỏ sinh sản, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của chúng sẽ khiến cơ thể Thỏ mẹ thiếu đường. Dẫn đến nồng độ đường trong máu giảm.

Lượng đường Xenlulozo cung cấp lên não không đủ. Dẫn tới xuất hiện chứng tiền sản giật. Chứng bệnh này khiến Thỏ mẹ sau khi mang thai sẽ ăn ít hoặc không ăn. Dẫn tới dinh dưỡng cho thai nhi bị suy giảm.

Điều trị cho Thỏ bị tiền sản giật khi mang thai

Khi phát hiện Thỏ cái mang thai có những dấu hiệu bất thường, cần lập tức tham khảo ý kiến các bác sĩ thú y. Do triệu chứng bệnh không rõ ràng, nên cần tiến hành xét nghiệm để xác định chính xác. Tìm hiểu kĩ hơn về các kỹ thuật nuôi Thỏ sinh sản để xử lý nhanh các tình huống có nhiều rủi ro.

Để điều trị bệnh, cần nâng cao chức năng giải độc ở gan, lượng đường trong máu. Kết hợp giảm bớt lượng mỡ trong máu. Tiêm 20ml đường Xenlulozo 25% – 50% vào tĩnh mạch, 2ml Vitamin C. Mỗi ngày một lần, dùng liên tục trong 2 – 3 ngày. Tiềm 2ml Vitamin B1 2.5%, 2ml Vitamin B2 0.5% vào cơ bắp. Mỗi ngày một lần, dùng trong 2 – 3 ngày.

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi Thỏ sinh sản

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản trước khi đẻ

Nên phối cho Thỏ ở giai đoạn 8 tháng tuổi đối với Thỏ đực và 6 tháng đối với Thỏ cái. Ở các trại giống thì Thỏ cái sinh sản là 8 tháng và Thỏ đực là 10 tháng. Một con đực có thể nhảy 8 – 12 con cái.

Thời gian sử dụng Thỏ giống tùy thuộc vào số Thỏ cái đẻ và tình trạng sức khỏe của chúng. Nếu Thỏ cái đẻ 5 lứa/năm thì có thể sử dụng trong vòng 3 năm. Với Thỏ đực có thể sử dụng trong 3 năm tùy tình trạng sức khỏe và khả năng sai con của nó.

Thông thường, Thỏ mang thai 28 – 32 ngày. Trong thời gian này, cần tiến hành nuôi tách riêng Thỏ cái để tránh động thai. Cho Thỏ ăn nhiều và đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi thai. Cung cấp thức ăn cho Thỏ giàu Vitamin A, D, E và Protein để dưỡng thai tốt.

Thỏ cái thường đẻ vào ban đêm. Trước khi đẻ có hiện tượng nhổ lông bụng làm ổ. Chủ nuôi cần làm ổ cho Thỏ trước khi đẻ 1 – 2 ngày. Có thể lót bằng cỏ để Thỏ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và an toàn.

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản sau khi đẻ

Thỏ mẹ sau đẻ khoảng 3 – 4 ngày là có thể động dục và phối giống. Thời gian Thỏ đẻ và tiết sữa nuôi con cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng tốt, nước uống đầy đủ. Nên cho thỏ mẹ uống nước đường hoặc ăn mía để phục hồi sức khoẻ nhanh và tiết sữa nhiều.

Thỏ sau khi đẻ có thể tiến hành phối giống lại theo chu kỳ 3 ngày, 10 – 15 ngày hoặc sau khi con tách mẹ được 3 ngày. Tùy theo chu kỳ mà khả năng thụ thai sẽ đạt được ở các mức 30%, 50% và 98%. Tùy thuộc vào chất lượng con giống được sử dụng.

Nhìn chung, các lỗi kỹ thuật nuôi Thỏ sinh sản này thường gặp ở những chủ nuôi ít kinh nghiệm. Hoặc nuôi Thỏ theo phong trào chứ không chịu tìm tòi, nghiên cứu về các cách nuôi Thỏ sinh sản của những người có kinh nghiệm hoặc trên các phương tiện truyền thông. Một khi đã quyết định nuôi Thỏ sinh sản, bạn cần có trách nhiệm với vật nuôi của mình. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn khi nuôi Thỏ cảnh.

5/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Rùa và thỏ có thể sử dụng chung thức ăn với nhau không?

Nuôi rùa cảnh thế nào? Liệu rùa và thỏ có ăn chung thức ăn được không? Rất nhiều bạn nuôi ...

6 đặc điểm nhất định phải chú ý khi mua Thỏ giống

Việc lựa chọn mua Thỏ giống là một vấn đề rất quan trọng. Nó liên quan đến sự phát triển ...

Tại sao Thỏ mài răng? Hướng dẫn cách mài răng Thỏ

Hiện tượng Thỏ mài răng chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người yêu thích giống thú cưng ...

Thỏ con mới sinh và những vấn đề cần lưu ý khi cai sữa

Có thể bạn đã được chứng kiến trẻ em trong giai đoạn sau khi cai sữa. Chúng thường khóc rất ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *