9 kinh nghiệm chọn mua Thỏ con khỏe mạnh làm cảnh

Pet Mart

Mua thỏ con về nuôi làm cảnh là một thú chơi phổ biến hiện nay. Với sự đa dạng về chủng loại với nhiều hình dáng khác nhau, vừa xinh xắn vừa dễ thương, chúng được nhiều người lựa chọn để tặng cho trẻ con hoặc nữ giới.

Nếu bạn không phải là người có kinh nghiệm, khi mua thỏ con rất dễ bị mắc lừa. Một số người bán vì lợi nhuận sẽ bán cho bạn một chú thỏ chất lượng kém. Vậy, phải làm thế nào mới có thể mua thỏ con khỏe mạnh đây? Một câu hỏi được rất nhiều độc giả của Pet Mart đưa ra

Vậy bạn đã biết cách lựa chọn một chú thỏ khỏe mạnh hay chưa? Đây là câu hỏi mà nhiều người nuôi thỏ đều quan tâm. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này. Đồng thời hướng dẫn cụ thể cho các bạn cách chọn thỏ và nuôi dưỡng chúng sau khi về nhờ mới. Đừng bỏ qua những thông tin vô cùng hữu ích này nhé.

Những điều cần biết trước khi mua thỏ con

Các giống thỏ cảnh phổ biến tại Việt Nam

Thỏ được chia làm 2 nhóm chính là thỏ rừng và thỏ nhà. Cả 2 loại đều được nuôi phổ biến. Thông thường thỏ nhà có sức đề kháng với bệnh tật yếu hơn thỏ rừng. Tuy nhiên thỏ nhà lại có ngoại hình và kích thước đa dạng, đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau.

Thỏ rừng có tập tính làm tổ trên nền đất và không bao giờ sống theo bầy đàn. Do không được thuần hóa, thỏ rừng thường rất nhút nhát. Trong khi đó thỏ nhà thì được xem như thú nuôi và rất mạnh dạn.

Tuổi thọ của thỏ thường kéo dài từ 4 tới 10 năm, thời kỳ mang thai khoảng 31 ngày. Cả thỏ rừng và thỏ nhà đều rất mắn đẻ và đẻ dày. Thỏ rừng thì thường làm tổ trên nền đất và không bao giờ sống theo bầy đàn. Ngoài ra thỏ rừng thường lớn hơn thỏ nhà.

Thỏ rừng thì không được thuần hóa bởi con người nên thường nhút nhát trong khi thỏ nhà thì được xem như thú nuôi và rất mạnh dạn. Nếu được nuôi và phát triển trong vườn, thỏ nhà sống trong những cái chuồng nhỏ bằng sắt.

Tập tính sống của thỏ

Trong tự nhiên thỏ là con mồi của các loài động vật ăn thịt. Chúng rất cảnh giác với môi trường xung quanh. Sẵn sàng trốn chạy mỗi khi nghe thấy tiếng động lạ. Cấu trúc bộ máy tiêu hoá của thỏ rất đặc biệt. Cơ thể chúng tự tổng hợp các Vitamin và khoáng chất cần thiết. Vì vậy thỏ không cần chất dinh dưỡng bổ sung nhân tạo.

Thỏ là động vật ăn chay, sống bầy đàn và có tính xã hội cao. Tính chiếm hữu lãnh thổ và phân biệt thứ tự trong bầy cao. Những chú thỏ đực thường có thói quen đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu.

Thỏ hoạt động nhiều vào chiều tối. Răng thỏ mọc dài liên tục và cần được mài thường xuyên. Thỏ có khả năng sinh sản cao, nhu cầu sinh sản cũng cao. Mùa sinh sản từ tháng 1 đến tháng 8.

Chăm sóc sức khoẻ cho thỏ

Hàng tuần nên kiểm tra răng, miệng, tai, mắt của thỏ. Bảo đảm răng thỏ không dài quá mức cho phép. Tai không có ve (loại ve nhỏ màu đen sóng tập trung trong lỗ tai thỏ).

Mắt không có ghèn và mũi sạch sẽ, không có dịch. Thỏ không bị cảm nên nếu bé thỏ ắt xì và có nước mũi là triệu chứng khá nghiêm trọng.

Kiểm tra hai bàn chân sau để đảm bảo bé không bị Sore Hocks (nổi các cục u ở dưới chân). Sờ khắp người để kiểm tra bé không bị u, sưng gọi là bệnh Abscesses hay không.

Cần cân nhắc kĩ trước khi mua thỏ về nuôi

  • Điều kiện kinh tế có cho phép bạn mua thỏ con và nuôi giữ hay không? Những chi phí này bao gồm các chi phí cho thức ăn, nhà ở và thú y khi cần thiết.
  • Thời gian để chơi đùa cùng thỏ ít nhất 1 tiếng mỗi ngày trong suốt 5 đến 10 năm.
  • Ngôi nhà bạn đang ở có đủ không gian cho thỏ sống và chạy chơi mỗi ngày không?
  • Bạn có thể thường xuyên vệ sinh răng miệng, móng, chải lông và chuồng trại cho thỏ trong suốt cuộc đời chúng không?
  • Có ai có đủ điều kiện nuôi hộ khi bạn có việc đi vắng không?
  • Bạn có hứng thú trong việc tìm hiểu tính cách và nuôi dạy chú thỏ? Hay giải quyết những rắc rối mà chúng gây ra?
  • Nếu chỉ có 1 câu trả lời “Không”, bạn có vẻ không thích hợp để mua thỏ con về nuôi và nên suy nghĩ lại.

Nuôi thỏ cảnh cần quan tâm tới những vấn đề gì?

Bản chất của thỏ là hiếu động và ham chạy nhảy. Một chú thỏ sẽ trở nên ù lì, kém lanh lợi khi không được chạy nhảy. Một ngày ít nhất phải để 1 giờ cho thỏ tự do rong chơi ngoài chuồng.

Thỏ cần một số lượng lớn các thức ăn như cỏ khô, nhiều chất đạm và ít đường. Chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ giúp thỏ tránh được các bệnh về tiêu hoá, răng miệng. Hạn chế chúng cắn phá đồ đạc trong nhà.

Thỏ có đặc tính gặm nhấm, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn rào hoặc che lại các khu vực nguy hiểm như ổ điện, máy móc… Không đặt chuồng thỏ ở gần các ổ điện. Thỏ không thích hợp làm động vật nuôi cho trẻ em. Tuyệt đối không đưa thỏ cho trẻ em chơi. Chúng có thể vô tình làm thỏ bị thương.

Tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe của thỏ cảnh

Trước khi quyết định mua thỏ cảnh, có những tiêu chuẩn để biết đâu là một chú thỏ khỏe mạnh:

  • Chọn mua thỏ có phản xạ tốt với tiếng động, hình ảnh.
  • Trên người thỏ không có mùi lạ.
  • Tai, bụng và mông không có vết bẩn.
  • Lông thỏ sáng bóng, mượt, không bị xơ rối.
  • Mắt thỏ sáng, linh động, không có gỉ, không mờ đục.
  • Mũi thỏ khô ráo, sạch sẽ, không có dịch nhầy.
  • Thỏ hoạt động nhiều, di chuyển nhanh, dáng đi không xiêu vẹo.
  • Phân thỏ tròn, đóng khuôn, không nhão nghĩa là chúng không mắc bệnh đường ruột.

Mua thỏ con cần quan sát kĩ các bộ phận trên cơ thể

Đầu tiên bạn hãy xem kĩ mắt, mũi, tai thỏ có sạch sẽ hay không. Đặc biệt là kiểm tra mắt. Mắt thỏ có điểm mù ở phía trước mặt, do đó phải quơ tay hai bên để chúng nhìn thấy được. Nếu có phản ứng, tức là chúng không bị bệnh về mắt.

Tai thỏ phải sạch sẽ, bên trong không có vết rách hoặc bong da. Tai thỏ cử động linh hoạt, có phản ứng tốt với tiếng động. Mũi thỏ khỏe mạnh sẽ khô ráo, không có dịch nhầy, không bị bết lông. Răng nanh thỏ dài vừa phải, không bị gãy hoặc dị tật. Râu đủ và không bị rụng.

Lông thỏ sạch sẽ, không bết hoặc dính bẩn ở bụng, mông và quanh hậu môn. Phần da dưới bụng không có vết thương, đốm hoặc dấu vết lạ. Nhất là quanh bộ phận sinh dục của thỏ. Giữ cơ thể của chú thỏ bằng một tay, lật nó lại.

Sau đó kiểm tra lông gần lòng bàn chân và mông. Bạn cần xác nhận rằng không có bất thường da ở quanh hậu môn và bộ phận sinh dục. Ví dụ như việc xuất hiện các nốt đỏ, vết thâm, mụn trứng cá trắng…

Quan sát phản ứng khi mua thỏ con

Trong một lồng nuôi nhiều thỏ, hãy lựa chọn con nào to nhất, 4 chân mập mạp. Những con như vậy thường có sức đề kháng cao, sẽ ít bị bệnh. Ngược lại thỏ gầy thường dễ mắc bệnh khi thay đổi môi trường sống. Bệnh phổ biến nhất ở thỏ là tiêu chảy và bệnh về da.

Lưu ý những con đầu nhỏ, lưng hẹp nhưng bụng to có thể bị chướng bụng. Nguyên nhân có thể do các bệnh về tiêu hóa hoặc bệnh gan. Nếu kích cỡ chúng tương đương, bạn hãy sờ hai bên sườn. Nếu thấy có khối u hoặc dấu vết xương gãy thì tuyệt đối không mua.

Trước khi mua thỏ con hãy xác định mục tiêu của bạn đã nhắm trước. Sau khi chọn được một mục tiêu cụ thể, trước tiên hãy kiểm tra các đặc điểm trên mặt của thỏ xem có bất thường không. Dùng tay lắc bên cạnh mặt thỏ và quan sát xem thỏ con có phản ứng không. Có 1 điểm mù thị giác trước mặt thỏ, vì vậy bạn hãy lắc tay từ bên hông..

Mua thỏ con cần chú ý tới trạng thái tinh thần

Những chú thỏ khỏe mạnh ít khi chịu ngồi yên. Chúng sẽ nhìn ngó khắp nơi, có thái độ tò mò với mọi sự vật. Lông trên lưng của một con thỏ khỏe mạnh rất mượt mà. Nếu được nuôi dưỡng tốt sẽ rất bóng mượt. Khi thổi 1 hơi phía sau lưng thỏ nếu đó là 1 con thỏ khỏe mạnh sẽ bị sốc và phản ứng. Vì con thỏ ốm yếu uể oải rất hiếm khi phản ứng.

Đánh giá sức khỏe khi mua thỏ con cũng nên xem môi trường sống của chúng. Chuồng thỏ không nhất thiết phải có thức ăn cho thỏ, nhưng chúng phải được treo chai nước. Điều này cho thấy chủ có chú ý đến sức khỏe của thỏ hay không. Ngoài ra, bạn có thể nhìn vào trạng thái của phân thỏ để điều chỉnh chế độ ăn tại nhà.

Hãy nhìn xung quanh cửa hàng xem có sạch sẽ hay không. Chuồng thỏ có thể không có thức ăn nhưng phải có bình nước uống. Điều này thể hiện người bán có quan tâm đến sức khỏe của thỏ hay không. Qua đó có thể phán đoán tình trạng sức khỏe của thỏ.

Mua thỏ con nuôi ở đâu Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM giá rẻ?

Có nhiều trại giống thỏ cảnh. Bạn có thể mua thỏ con tại các địa chỉ trai giống, cửa hàng thú cưng uy tín và chất lượng. Tập trung ở các trung tâm lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Vũng Tàu… Nơi đây hội tụ nhiều Pet shop, câu lạc bộ của nhiều người yêu thỏ.

Do đó, đây cũng là nơi mà khách hàng có thể tìm được những địa chỉ mua thỏ cảnh đáng tin cậy. Ở Việt Nam, các loại thỏ kiểng được nuôi phổ biến thường là các giống thỏ Mini Lop, thỏ Hà Lan lùn, thỏ Sư Tử… Giá mua thỏ con dao động rất lớn, do có nhiều yếu tố chi phối.

Ví dụ số lượng thỏ muốn mua, thời điểm mua, độ hiếm của giống, tuổi của thỏ cảnh. Có những chú thỏ mà người mua chỉ phải bỏ ra 100 – 200k/con. Nhưng cũng có khi phải mua thỏ con lên tới  1 – 3 triệu đồng. Thậm chí còn hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người.

Kinh nghiệm nuôi các giống thỏ cảnh

Chuồng nuôi thỏ cảnh

Việc lựa chọn chuồng nuôi thỏ cũng rất quan trọng trong việc nuôi thỏ cảnh. Người nuôi thỏ cần phải chú ý tạo lỗ thông hơi cho chuồng thỏ. Thường lồng sắt được các chuyên gia khuyên dùng cho việc thông hơi và giữ vệ sinh chuồng thỏ. Chuồng nuôi thỏ bằng sắt dễ làm vệ sinh hơn chuồng gỗ.

Người nuôi cần chú ý làm chuồng thỏ thông thoáng. Nếu không nuôi thỏ sinh sản thì cần phải cắt buồng trứng để phòng tránh bệnh ung thư ở thỏ cái. Ngoài ra nên triệt sản thỏ đực để tránh việc đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu. Việc triệt sản có thể giảm bớt tính hiếu chiến ở cả thỏ cái lẫn thỏ đực.

Tuyệt đối không nên nhốt 2 con thỏ chung một chuồng nếu không có ý định phối giống sinh sản. Điều này có thể làm thỏ bị tổn thương do cạnh tranh. Thỏ nuôi ở ngoài trời phải có chuồng được che chắn cẩn thận. Được sưởi ấm vào mùa đông và che mát vào mùa hè.

Nên cho thỏ con ăn gì?

Cho thỏ uống nước sạch đầy đủ và cho ăn nhiều cỏ khô hàng ngày. Những loại rau cỏ màu xanh lục đậm và nhiều lá như rau diếp, cải, cây mù tạt, bắp cải xanh, cây cải xoăn, rau mùi tây, cây bồ công anh và cây húng quế…rất tốt cho thỏ.

Cà rốt và trái cây thì nên cho ít hơn vì loại thực phẩm này rất nhiều đường. Cho ăn khoảng 1 muỗng canh đều đặn 2 ngày/lần. Những loại rau củ nhiều bột như khoai tây cũng nên tránh. Khi cho thỏ ăn, nên bắt đầu với một loại rau nhất định, sau đó mới tăng thêm nhiều loại khác.

Khi thỏ đã quen với 3 loại rau trở lên, việc cho nó ăn nhiều loại hơn nữa sẽ khiến nó thích thú. Khi bắt đầu cho thỏ ăn rau cỏ, nên cho chúng ăn kém với cỏ đuôi mèo hay yến mạch hàng ngày.

Chăm sóc huấn luyện sau khi mua thỏ con về nhà

Nếu chăm sóc và dạy thỏ tốt thì thỏ sẽ trở nên ngoan hiền. Thỏ cũng là một loại thú cưng được nuôi làm cảnh trong nhà và ngoài vườn trên toàn thế giới. Nuôi thỏ ở ngoài phải có hang được trang bị và sưởi ấm vào mùa đông, che mát vào mùa hè.

Những con thỏ nhà thì thích hợp với nhiệt độ trong khoảng 10 – 25°C . Và không thể chịu đựng lâu được ở 32°C, nếu không có bóng râm, quạt hay nước lạnh. Cho thỏ uống nước sạch đầy đủ và cho ăn nhiều cỏ khô hàng ngày.

Những loại rau cỏ màu xanh lục đậm và nhiều lá như rau diếp, cải, cây mù tạt, bắp cải xanh, cây cải xoăn, rau mùi tây, cây bồ công anh và cây húng quế… rất tốt cho thỏ. Cà rốt và trái cây thì nên cho ít hơn. Vì loại thực phẩm này rất nhiều đường.

Những loại rau củ nhiều bột như khoai tây cũng nên tránh. Khi cho thỏ ăn, nên bắt đầu với một loại rau nhất định. Sau đó mới tăng thêm nhiều loại khác, cho đến khi thỏ đã quen với 3 loại rau trở lên. Việc cho nó ăn nhiều loại hơn nữa sẽ khiến nó thích thú. Khi bắt đầu cho thỏ ăn rau cỏ, nên cho chúng ăn kèm với cỏ đuôi mèo hay yến mạch hàng ngày.

5/5 - (2 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Rùa và thỏ có thể sử dụng chung thức ăn với nhau không?

Nuôi rùa cảnh thế nào? Liệu rùa và thỏ có ăn chung thức ăn được không? Rất nhiều bạn nuôi ...

6 đặc điểm nhất định phải chú ý khi mua Thỏ giống

Việc lựa chọn mua Thỏ giống là một vấn đề rất quan trọng. Nó liên quan đến sự phát triển ...

Tại sao Thỏ mài răng? Hướng dẫn cách mài răng Thỏ

Hiện tượng Thỏ mài răng chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người yêu thích giống thú cưng ...

Thỏ con mới sinh và những vấn đề cần lưu ý khi cai sữa

Có thể bạn đã được chứng kiến trẻ em trong giai đoạn sau khi cai sữa. Chúng thường khóc rất ...

2 bình luận “9 kinh nghiệm chọn mua Thỏ con khỏe mạnh làm cảnh

  1. Hải Triều

    Theo kinh nghiệm của mình, không nên cho thỏ ăn các lại cải vì không tốt và nó không có nhiều dinh dưỡng như thế.

    • Khuyến nghị về việc không nên cho thỏ ăn các loại cải cần được xem xét một cách cẩn thận. Cải và rau họ cải thực sự có thể là một phần quan trọng của chế độ ăn uống cân đối cho thỏ, nhưng cần phải được cung cấp đúng cách và trong lượng vừa phải.

      – Dinh Dưỡng từ Rau Họ Cải: Nhiều loại rau họ cải, bao gồm cải bó xôi (spinach), cải kale, và các loại rau cải khác, chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho thỏ. Chúng cung cấp vitamin A, C, và K, cũng như chất xơ, quan trọng cho hệ tiêu hóa của thỏ.

      – Chất Oxalate: Một số loại rau họ cải chứa chất oxalate cao, có thể liên quan đến sự hình thành sỏi thận và bàng quang nếu được tiêu thụ với số lượng lớn. Ví dụ, cải bó xôi chứa oxalate cao.

      – Lượng Tiêu Thụ Hợp Lý: Cần phải cân nhắc lượng rau cải cho thỏ. Chế độ ăn uống của thỏ nên tập trung chủ yếu vào cỏ khô (như cỏ timothy) và nước, với một lượng vừa phải rau tươi và một lượng nhỏ thức ăn hạt đặc biệt dành cho thỏ.

      – Giới Thiệu Chậm Rãi: Khi thêm rau mới vào chế độ ăn uống của thỏ, hãy làm điều đó từ từ để theo dõi phản ứng. Bắt đầu với một lượng nhỏ và quan sát xem có bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào không.

      – Đa Dạng Hóa: Đa dạng hóa các loại rau trong chế độ ăn của thỏ là quan trọng. Cung cấp một sự kết hợp của nhiều loại rau khác nhau để đảm bảo họ nhận được một loạt các dưỡng chất.

      Tóm lại, không đúng là nói rằng tất cả các loại cải đều không tốt cho thỏ. Thay vào đó, chúng có thể là một phần quan trọng và bổ ích của chế độ ăn, miễn là chúng được cung cấp một cách cân nhắc và trong lượng vừa phải. Hãy thảo luận với bác sĩ thú y chuyên về thỏ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về chế độ ăn uống cụ thể cho thỏ của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *