Giải mã ý nghĩa các hành vi, tập tính của Thỏ kiểng

Cũng như các động vật khác, ngôn ngữ và tập tính của Thỏ kiểng rất phong phú và đa dạng. Tập tính của chúng có thể khác xa với vẻ ngoài đáng yêu của chúng. Còn ngôn ngữ của Thỏ có thể là âm thanh, tiếng kêu, hoặc các hành động. Việc hiểu rõ ý nghĩa hành vi của Thỏ kiểng sẽ giúp ta chăm sóc chúng tốt hơn. Vậy những hành vi đó là gì và có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Pet Mart khám phá nhé. Chắc chắn sẽ có rất nhiều những điều bất ngờ dành cho bạn về loài thú cưng này.

Các hành vi và ngôn ngữ của Thỏ kiểng

Hành vi cắn nhẹ của thỏ kiểng

Trong thế giới của thỏ con, cắn nhẹ có nghĩa là “được rồi, tôi đã đủ rồi”. Chúng sẽ lợi dụng hành động cắn nhẹ để ngăn cản động tác hiện tại của chủ nhân. Nếu bạn không quan tâm mà tiếp tục hành vi đó, chúng sẽ phản đối bằng hành động mạnh hơn.

Ngón chân đứng thẳng và giậm chân

Khi bốn chân của thỏ kiểng dùng ngón chân để đứng thẳng, đây là tập tính của Thỏ là có ý cảnh giác. Chúng sẽ duy trì động tác này cho đến khi sự nguy hiểm mất đi. Động tác này thường có thể duy trì trong vài phút. Khi thỏ con tức giận, cũng có thể dùng ngón chân đứng thẳng, để thẻ hiện ý cảnh cáo.

Khi thỏ con cảm thấy sợ hãi, chúng sẽ dùng chân sau giậm giậm. Mà ở thế giới hoang dã, loại động tác này lại có một ý nghĩa khác. Khi thỏ con cảm thấy nguy hiểm ở xung quanh. Chúng sẽ giậm chân để thông báo cho đồng loại, để chúng có thể chuẩn bị chạy trốn.

Kêu xì xì

Thỏ con thường có tiếng kêu như vậy với một chú thỏ khác. Mà loại tiếng kêu này thường đại biểu ý cảnh cáo tấn công. Chủ yếu là để thể hiện với thỏ con khác rằng “đừng qua đây”. Nếu không chúng sẽ tấn công lại.

Vì thế nếu bạn nuôi 2 chú thỏ, khi chúng căng cơ đồng thời phát ra tiếng kêu như vậy cần cẩn thận. Tốt nhất nên tách chúng ra hai lồng riêng. Hành vi này thường xuất hiện ở những con thỏ cùng giới tính. Do đó không nên nuôi 2 đực hoặc 2 cái chung một chuồng.

Chạy xung quanh

Theo các bác sĩ thú y, khi thỏ kiểng trưởng thành, chúng có thể xuất hiện hành vi chạy xung quanh. Đây là tập tính của Thỏ thể hiện sự ve vãn. Đôi khi đi kèm tiếng kêu cô lỗ, chói tai. Thông thường thỏ kiểng bắt đầu có hành động chạy xung quanh cũng hiểu là đã đến lúc triệt sản cho chúng rồi. Nhưng cũng có lúc là muốn lôi kéo sự chú ý của chủ nhân hoặc muốn xin thức ăn. Vì thế nếu chúng luôn chạy xung quanh chân bạn, có khả năng chúng đang đói bụng.

Mài răng nhẹ

Tập tính của Thỏ con này cho thấy chúng rất hài lòng rất vui mừng. Khi thỏ con mài nhẹ răng tạo ra tiếng kêu, nếu bạn giơ tay sờ dưới cằm của chúng, có thể cảm thấy răng hàm đang ma sát vào nhau.

Lúc này mắt thỏ thường trong trạng thái khép hờ, cho thấy bây giờ chúng rất thoải mái, sẽ buông lỏng cảnh giác, đây là thời cơ để bồi đắp tình cảm với chúng. Chủ nhân nên nắm bắt cơ hội tạo quan hệ tốt với chúng.

Co rúm đuôi

Đây là hành vi thể hiện sự tinh nghịch, giống với hành động thè lưỡi của người. Thông thường thỏ con sẽ vừa nhảy vừa co rúm đuôi lại. Ví dụ khi chủ nhân muốn bắt thỏ con quay về chuồng, chúng đột nhiên nhảy lên đồng thời co rúm đuôi.

Chúng muốn nói bạn không thể bắt được. Cũng thể hiện muốn chơi đùa với bạn lúc này. Có thể thỏa mãn chúng nhưng thời gian không nên quá dài. Sau khi chơi đùa một đoạn thời gin nên bắt chúng quay về chuồng.

Dùng cằm đi chà vào đồ vật

Vì vị trí cằm của thỏ con có tuyến mùi. Vì thế chúng sẽ dùng cằm để chà vào đồ vật, để lại mùi của mình, để phân chia lãnh thổ giống hành động đi tiêu của chó con. Con người không ngửi được mùi này, chỉ bản thân chúng có thể.

Đối với thỏ kiểng, rất nhiều hành động đều không phải thể hiện vô ích. Trong đó chắc chắn có nguyên do nhất định, vì thế khi bạn hiểu được những động tác này có thể chăm sóc chúng càng tốt hơn.

Những tập tính kỳ lạ của Thỏ

Tập tính của Thỏ là rất thích đánh nhau

Tại sao Thỏ thích đánh nhau?

Muốn nói đến tận gốc tập tính của thỏ là thích đánh nhau thì trước tiên nên nói đến tổ tiên của giống thỏ nhà là thỏ hoang. Tuy nói thỏ là bầy đàn ở thế yếu trong thế giới tự nhiên và có rất nhiều kẻ địch. Nhưng chúng có một tập tính giống với những loài thú dữ như hổ, đó chính là sống một mình.

Tục ngữ có câu một núi không thể có hai hổ. Thế mà một loài động vật yếu đuối như thỏ lại thích đi lại một mình. Hơn nữa ý thức lãnh thổ cũng vô cùng mạnh. Đặc biệt giữa những bé thỏ đực, một bé thỏ đực muốn tiến vào lãnh thổ của một bé thỏ đực khác là một việc không thể. Chỉ có một chữ thể hiện hành động phản ứng của thỏ đực, đó chính là “đánh”.

Tính cách nóng nảy độc đáo này được di truyền từ đời này qua đời khác khi được hình thành từ giống thỏ hoang. Những huấn luyện thú cưng nhận xét: “Thỏ nhà là do được huấn luyện từ thỏ hoang. Trong tình huống hoang dã, thỏ thường sống cô độc một mình, rất ít khi tập trung ở cùng nhau. Nên bây giờ mọi người nhốt chung chúng với nhau. Vì thế nảy sinh thêm đặc tính của giống đực rất dễ xảy ra những cuộc tranh đấu.

Cách giải quyết tập tính thích đánh nhau của Thỏ

Khi chăm sóc thỏ con chúng ta nên thuận theo tính cách tự nhiên của chúng mới có thể tránh xảy ra những vấn đề này. Vậy, đối với tập tính thích đánh nhau của thỏ con, nên chú ý những? Điểm quan trọng nhất chính là phân chia chuồng cho thỏ con kịp thời.

Khi thỏ còn nhỏ có thể chung sống chung cùng mẹ và bầy đàn vốn ở chung với thỏ mẹ, nhưng khi thỏ con lớn được 60 ngày, phải tách riêng nơi ở của chúng. Khi mỗi bé thỏ một chuồng riêng, không liên can làm phiền đến nhau, sẽ không có đánh nhau nữa.

Tập tính của Thỏ thích ăn đồ linh tinh

Thỏ ăn linh tinh là thói quen xấu

Bất cứ đồ vật gì đặt trong chuồng đều bị thỏ con cắn. Hơn nữa, nếu bạn cho chúng bất cứ thứ gì chúng cũng sẽ không từ chối. Và sau đó là “chẹp chẹp chẹp” liền bắt đầu ăn những đồ đó. Ăn đồ lung tung không phải là một thói quen tốt, chủ nhân nên kịp thời sửa đổi thói quen xấu này cho chúng.

Những thức ăn cho thỏ con tốt nhất là cỏ khô, thức ăn chuyên dụng, nước, rau và hoa quả tươi không có thành phần nước. Mỗi ngày nên cho chúng ăn đúng giờ đúng lượng. Nếu cung cấp đủ dinh dưỡng cho thỏ thì chúng sẽ không còn ăn linh tinh nữa. Vì khi đói, chúng sẽ hay nghịch ngợm hơn.

Cách sửa đổi tập tính của Thỏ khi ăn đồ linh tinh

Muốn sửa thói quen ăn đồ lung tung của thỏ bạn cần có tính chủ động. Bạn nên nuôi dạy chúng để tạo thành thói quen ăn uống có chế độ. Phải đảm bảo chế độ đó lành mạnh đối với thỏ con.

Đầu tiên nên có kế hoạch cho thỏ ăn khoa học. Nên dựa vào nhu cầu dinh dưỡng để phát triển khẩu phần ăn của thỏ con. Tốt nhất nên lựa chọn những thực phẩm phù hợp theo tính đặc thù của cơ thể chúng. Mỗi ngày cho chúng ăn đúng giờ, đúng liều lượng. Ngoài ra không nên gom đồ ăn rồi cho tất vào chuồng của chúng để chúng ăn tùy tiện.

Chăm sóc thỏ con mới sinh để tạo ra thói quen tốt cho chúng. Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau sẽ có một chế độ ăn và liều lượng khác nhau. Trước khi nuôi thỏ cảnh bạn cần tìm hiểu trước những thông tin này.

Ví dụ, với thỏ con dưới ba tháng tuổi, có thể lựa chọn cỏ linh lăng khô. Thức ăn dành cho thỏ con sơ sinh cũng nên cẩn thận lựa chọn. Sử dụng nước trắng sạch để nuôi dưỡng chúng. Đợi đến khi thỏ con từ từ phát triển đến khi được 3 – 5 tháng tuổi, có thể cho ăn theo chế độ cỏ linh lăng khô, cỏ Timothy khô không giới hạn.

Đến khi thỏ con phát triển trên sáu tháng tuổi, có thể lựa chọn cỏ Timothy khô không giới hạn, thức ăn dành cho thỏ trưởng thành, nước trắng, một ít rau và hoa quả. Chú ý rau nhất định không có thành phần nước. Nếu không thỏ con dễ có tình trạng tiêu chảy.

Thỏ không thích được ôm?

Vì sao thỏ con không thích được ôm?

Trên thực tế thỏ con không thích được ôm là rất bình thường. Bởi vì thỏ vẫn giữ lại bản năng tự nhiên nhiều hơn chó mèo. Thỏ thông minh và độc lập, vì thế chúng không phải là thú cưng dễ huấn luyện. Khác với chó và mèo, tập tính của Thỏ từ đầu là không có bản năng nghe lời con người tự nhiên. Chúng cần được khuyến khích để thực hiện hành động theo ý muốn của con người.

Khi bị ôm lên, bốn chân của thỏ sẽ rời mặt đất. Điều này khiến thỏ cảm thấy không an toàn. Hành động nhấc bổng thỏ từ dưới đất lên cao giống như chim ưng cắp chúng lên khi săn bắt. Trong tự nhiên, chim ưng và các loài thú săn mồi là mối đe dọa thường xuyên đối với thỏ. Vì thế thỏ con sẽ cố gắng vùng vẫy, muốn được quay lại mặt đất.

Cách huấn luyện thỏ thích được ôm

Những điều cần biết trước khi huấn luyện thỏ

  • Bạn cần mua đủ thức ăn để thỏ được khỏe mạnh và có tâm trạng tốt trước khi bắt đầu huấn luyện.
  • Hãy giữ thái độ bình tĩnh và nhẹ nhàng khi tiếp xúc với thỏ.
  • Mỗi ngày bạn nên bỏ ra một chút thời gian để tiến hành khóa huấn luyện. Nên chia thành nhiều buổi ngắn, bao gồm từ 5-10 phút.

Thỏ cũng có cá tính giống như con người. Mỗi chú thỏ có tính cách khác nhau, không thể áp dụng cùng một bài tập. Bạn cần bỏ ra khoảng thời gian dạy thỏ khác nhau. Cách huấn luyện thỏ tốt nhất là bắt đầu khi chúng còn nhỏ. Không thể gấp gáp, phải từ từ huấn luyện chúng.

Việc huấn luyện này cần sự phối hợp của tất cả thành viên trong gia đình. Đôi khi những chú thỏ trở nên lười biếng. Chúng thích ngồi xung quanh và xem TV với bạn và những đứa trẻ. Khi chúng đến gần trẻ nhỏ, hãy lưu ý những đứa trẻ. Thỏ nhạy cảm và không thích bị cầm gáy lên hay sờ mó. Hãy để những chú thỏ trong tầm giám sát của bạn.

Những điều cần lưu ý trong cách huấn luyện thỏ

Thỏ hoảng sợ khi được ôm cũng thể do bạn ôm chúng một cách quá thô bạo. Phương pháp ôm thỏ chính xác là dùng bàn tay nắm vào vùng da phía sau cổ thỏ. Sau đó nhẹ nhàng xách chúng lên, dùng bàn tay còn lại nâng mông của chúng.

Cố gắng nhanh chóng ôm cơ thể thỏ sát vào cơ thể người ôm. Tư thế ôm thỏ chính xác bao gồm cách để lưng thỏ dựa vào cánh tay của bạn, cơ thể chúng sẽ co lại vào trong ngực của bạn. Bên cạnh đó,  khi ôm thỏ không nên nắm lỗ tai của nó xách lên vì lỗ tai của thỏ rất nhạy cảm. Khi bị xách lên dễ làm cho các mạch máu, dây chằng, dây thần kinh bị đứt, làm tụ máu, rũ tai thỏ..

Sau khi ôm được thỏ, bạn ngồi xuống, để chúng đứng bò trên chân của bạn. Như vậy bốn chân sẽ không rời đất và không có cảm giác treo trên không trung. Đồng thời vuốt ve chúng, gãi gãi phần đỉnh đầu, phần tai, mép và những nơi thỏ con thích.

Cách làm này sẽ khiến chúng cảm thấy thoải mái, sau này sẽ thích được bạn ôm ấp. Sau khi thỏ đã quen với việc ôm, bạn có thể dạy chúng làm nhiều việc khác. Ví dụ như cách huấn luyện thỏ đi vệ sinh đúng chỗ, huấn luyện thỏ nghe lời…

Hiện tượng Thỏ ăn phân của chính mình

Nguyên nhân hình thành tập tính của Thỏ ăn phân

Thỏ tuy là động vật ăn cỏ nhưng không giống với bò và dê, dạ dày của chúng rất nhỏ và không có hiện tượng nhai lại. Ban ngày sau khi chúng ăn một lượng lớn cỏ tươi non. Thường xuất hiện dinh dưỡng quá thừa.

Đến tối liền hình thành phân mềm thải ra ngoài cơ thể. Vì các chất dinh dưỡng trong đó đã ở trạng thái tiêu hóa một nửa, dễ được cơ thể hấp thu và sử dụng. Do đó có xu hướng thỏ ăn phân của chính mình.

Loại phân này mềm và đặc, có hình dáng tròn rõ ràng. Thường không dính vào lông phần đuôi, một vài thỏ lông dài có thể sẽ bị dính một chút. Đây cũng là hiện thường thông thường. Chúng ta có thể cắt bớt lông ở xung quanh hậu môn cho thỏ con. Như vậy có thể thuận tiện hơn khi thỏ ăn phân.

Tác dụng của hiện tượng thỏ ăn ăn phân

Đây không chỉ đơn thuần là phân. Trong đó còn chứa một loại vi khuẩn có lợi (1g phân chứa khoảng 97 tỷ vi khuẩn), vitamin K và vitamin họ B và protein của vi khuẩn, rất quan trọng đối với sức khỏe của thỏ con.

Nhưng thỏ con sau khi phẫu thuật, bị bệnh, béo phì cùng những nguyên nhân khác không thể ăn. Và dễ dẫn đến hiện tượng khả năng ăn uống giảm sút, nhu động dạ dày chậm, quần thể vi khuẩn giảm, dinh dưỡng không đủ.

Nguyên nhân xuất hiện nhiều loại phân Thỏ

Dưới tình huống thông thường chúng ta không thể nhìn thấy loại phân này. Vì đều bị thỏ con ăn phân trực tiếp ngay khi ra khỏi hậu môn. Nếu bạn phát hiện có thể nhìn thấy, có thể xảy ra một trong những tình huống dưới đây:

Hấp thụ quá nhiều dinh dưỡng

Nếu cho thỏ ăn quá nhiều thức ăn dành cho thỏ, linh lăng hoặc một vài đồ ăn vặt khác. Bạn nên hạn chế lượng thức ăn này lại cho đúng lượng.

Thỏ bị bệnh

Ngoại thương, sau phẫu thuật phải băng bó, gãy xương, tê liệt sẽ khiến thỏ con không thể tự ăn. Như vậy sẽ khiến dinh dưỡng của thỏ không đầy đủ. Lúc này cần chúng ta giúp chúng gom lại cho thỏ con ăn.

Thỏ béo phì

Béo phì khiến hoạt động của thỏ con không thuận tiện, rất khó để cong lưng, cũng không thể ăn phân được. Cách giải quyết vấn đề này chính là giảm béo.

Quần thể vi khuẩn mất thăng bằng

Quần thể vi khuẩn trong đường ruột mất cân bằng. Sẽ dẫn đến việc sản xuất quá nhiều loại phân này, có thể cải hiện tình huống này bằng cách thông qua một vài loại vi khuẩn có lợi. Nếu thỏ con có vấn đề trong hệ thống tiêu hóa. Chúng sẽ dừng việc sản xuất phân loại này, như vậy sẽ khiến hao tổn một lượng dinh dưỡng, thành phần nước và điện giải lớn.

Tìm hiểu về các giác quan của Thỏ

Các giác quan của Thỏ

Các giác quan của thỏ hỗ trợ, phụ trợ lẫn nhau. Qua đó, thỏ có thể cảm nhận được tất cả các yếu tố ngoài môi trường. Cũng giống như con người và nhiều loại động vật khác. Những giác quan của thỏ bao gồm:

  • Lỗ tai: có chức năng nghe nhạy bén và điều tiết thân nhiệt. Lỗ tai của nó có thể tự do chuyển động. Có thể phân biệt vị trí của những âm thanh nhỏ.
  • Mũi: do một triệu tế bào nhỏ hợp thành, vô cùng nhạy bén. Thỏ không ngừng hít mũi, bất cứ mùi nào dù nhẹ đến mấy bé cũng ngửi thấy.
  • Miệng: môi trên của thỏ có khe hở hình dọc, có thể tự do đóng mở.
  • Mắt: do 2 mắt của thỏ khá xa nhau nên tầm nhìn mắt rất rộng. Chổ tối cũng có thể quan sát rõ ràng. Nhưng khả năng phân biệt đồ vật hình khối rất kém. Vật ở sát bên bé cũng không nhìn rõ.
  • Râu: chức năng giống như an-ten quan trọng. Thông qua râu, thỏ có nhận định xung quanh mình có những vật cản nào không. Việc này bù vào khuyết điểm ở mắt.

Giác quan của thỏ qua những chiếc râu

Các bạn nuôi thỏ đều biết rằng không được cắt râu thỏ, nhưng liệu các bạn có biết tác dụng của râu thỏ là gì không? Cũng giống như khi chăm sóc mèo. Chúng ta không thể cắt bỏ râu mèo. Và điều này ở thỏ cũng tương tự như vậy.

Khả năng tập trung ở mắt của thỏ con rất thấp. Phần lớn phải dựa vào các giác quan khác. Thính giác, khướu giác và xúc giác vẫn chưa đủ để bổ sung cho thị giác. Râu là bộ máy xúc giác của thỏ , dùng để đo chiều cao và độ rộng. Gốc râu được kết nối với nhiều dây thần kinh nhạy cảm.

Râu bên miệng thỏ mở rộng. Ước lượng tương đương bằng độ rộng của cơ thể chúng. Độ cao của râu phía trên mắt căn bản là chiều cao của thỏ. Điều này chắc hẳn không phải ai cũng biết. Khi chúng chui vào hang động hoặc chạy trốn khỏi nguy hiểm. Khi cần chui qua một vài nơi khe hở, những sợi râu này có thể giúp thỏ đo lường xem chui qua được không.

Thỏ nhà chúng ta không cần đào hang và chạy thoát khỏi nguy hiểm. Nhưng trong quá trình tiến hóa đặc tính này của thỏ hoang vẫn được di truyền lại hoàn hảo. Nếu râu của thỏ con bị rụng khoảng 1- 2 sợi cũng không sao.

Nhưng bạn tuyệt đối không nên vì tò mò mà cắt mất râu của chúng. Nếu cắt râu thỏ sẽ ảnh hưởng lớn tới hệ thần kinh và giác quan của thỏ. Lấy đi một trong những cách chúng xác định những gì trong môi trường của chúng.

Nhì chung, càng gắn bó và chăm sóc bạn sẽ lại càng phát hiện ra thêm nhiều tập tính của Thỏ vô cùng đặc biệt. Bạn sẽ có cái nhìn khác và hiểu hơn về những hành vi bất thường nhưng lại rất “bình thường” của chúng.

4.3/5 - (19 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Rùa và thỏ có thể sử dụng chung thức ăn với nhau không?

Nuôi rùa cảnh thế nào? Liệu rùa và thỏ có ăn chung thức ăn được không? Rất nhiều bạn nuôi ...

6 đặc điểm nhất định phải chú ý khi mua Thỏ giống

Việc lựa chọn mua Thỏ giống là một vấn đề rất quan trọng. Nó liên quan đến sự phát triển ...

Tại sao Thỏ mài răng? Hướng dẫn cách mài răng Thỏ

Hiện tượng Thỏ mài răng chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người yêu thích giống thú cưng ...

Thỏ con mới sinh và những vấn đề cần lưu ý khi cai sữa

Có thể bạn đã được chứng kiến trẻ em trong giai đoạn sau khi cai sữa. Chúng thường khóc rất ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *