Cách trị chảy nước mũi cho các giống rùa cạn

Rùa cạn hay họ rùa núi là một họ bò sát cảnh thuộc bộ Rùa. Chúng có thể chất khá nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Mặc dù không tiếp xúc với bất kì cá thể nào khác hay mầm bệnh ngoại lai nhưng chúng cũng có thể tự bị cảm cúm. Một trong những triệu chứng của cảm cúm là hiện tượng chảy nước mũi. Vậy, khi thấy rùa cạn bị chảy nước mũi thì chữa trị thế nào. Hãy cùng petmart.vn tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân rùa bị cảm cúm

Có rất nhiều nguyên nhân gây cảm cúm ở rùa cảnh. Chỉ cần nhiệt độ môi trường nuôi giảm, hoặc chênh lệch nhiệt độ quá lớn cũng khiến chúng khó thích nghi. Hoặc do chất lượng không khí kém, nhiều bụi, có mùi lạ. Thể chất của rùa yếu… đều có thể khiến rùa nhiễm bệnh.

Nguyên nhân rùa bị cảm cúm

Ngoài ra, còn rất nhiều các nguyên nhân khác khiến rùa bị bệnh, bạn có thể tìm hiểu thêm và tham khảo cách điều trị tại petmart.vn.

Biểu hiện chảy nước mũi của rùa cạn

Rùa cạn chảy nước mũi cũng giống như con người bị cảm cúm vậy. Thông thường sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn tới cơ thể chúng. Khi rùa cạn cảm cúm trong quá trình hô hấp, phần mũi của chúng khi thở sẽ xuất hiện những bong bóng nước. Kéo theo đó là tinh thần suy sụp, nhưng vẫn có thể ăn uống bình thường.

Biểu hiện chảy nước mũi của rùa cạn

Khi bệnh nặng hơn sẽ xuất hiện hiện tượng chảy nước mũi, mũi chảy ròng ròng và rùa bỏ ăn. Lúc này cần tìm phương pháp chữa trị cho rùa kịp thời. Tránh để tình trạng này kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn.

Phương pháp chữa trị cho rùa cạn bị cảm

Đối với rùa cạn mắc cảm nhẹ, chủ nuôi có thể tiến hành làm sạch bể nuôi, cải thiện môi trường sống. Cần đảm bảo nơi ở của rùa thông thoáng. Đồng thời cũng điều chỉnh nhiệt độ trong ổ nuôi lên khoảng 32°C. Qua một khoảng thời gian, rùa sẽ tự khỏi bệnh.

Đối với những chú rùa cạn đã mắc cảm khá nặng, ngoài việc thực hiện các bước trên, còn cần kết hợp sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị. Thông thường nhiều người nuôi hay sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh để chữa bệnh cho rùa.

Phương pháp chữa trị cho rùa cạn bị cảm

Khi dùng thuốc, chủ nuôi cần lưu ý đến kích thước lớn nhỏ của rùa mà điều chỉnh lượng thuốc cho phù hợp. Ví dụ một chú rùa Sulcata châu Phi có kích thước mai chừng 5cm nên sử dụng 0,1ml kháng sinh 5%.

Ngoài ra nếu bạn có ý định sử dụng các loại thuốc khác, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn kĩ càng từ các bác sĩ thú y chuyên môn. Hoặc tham khảo tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Đừng nên thay đổi một cách bừa bãi lượng thuốc sử dụng. Nên căn cứ vào tình trạng bệnh của rùa mà điều chỉnh số ngày dùng thuốc. Thông thường chỉ dùng thuốc trong khoảng 5 ngày.

Trên đây là những thông tin liên quan đến các phương pháp trị chứng chảy nước mũi ở rùa cạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho các bạn. Nếu các bạn cần bác sĩ thú y tư vấn thêm có thể gửi tin nhắn về page của bác sĩ thú y.

4/5 - (4 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

0 bình luận “Cách trị chảy nước mũi cho các giống rùa cạn

  1. Rùa núi vàng của mình bị bệnh cổ họng bị đỏ với không chịu ăn. Không biết ai có thể tư vấn chỉ mình cách để điều trị cho bé hết bệnh được không ạ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *