Nguyên nhân và cách điều trị nhanh chóng cho rùa bị bệnh

Rùa bị bệnh phải làm sao? Những bệnh thường gặp ở rùa là gì? Chắc hẳn những ai đang nuôi rùa cảnh đều rất muốn biết câu trả lời cho 2 câu hỏi trên. Việc rùa cảnh bị bệnh không khỏi khiến các chủ nhân lo lắng. Bài viết dưới đây của petmart.vn sẽ giúp bạn nhận biết và điều trị một số bệnh ở rùa.

Rùa bị nhiễm khuẩn đường tiểu

Nguyên nhân rùa bị bệnh là do vi khuẩn Morganella kí sinh trong thức ăn thối rữa gây ra. Chúng thường tồn tại trong bùn đất, máng nước, cống rãnh cùng các vật chất thối rữa. Chúng được lây nhiễm thông qua đường tiêu hoá, đường hô hấp, vết thương, niệu đạo của rùa. Thường gặp ở rùa tai đỏ, rùa cá sấu…

Triệu chứng: Giai đoạn đầu của rùa bị bệnh sẽ có rất nhiều chất nhầy bọt trong suốt màu trắng chảy ra từ mũi và miệng. Giai đoạn sau sẽ chuyển sang dạng chất lỏng nhớt màu vàng. Đầu rùa lúc nào cũng vươn ra khỏi cơ thể và rùa thường leo trèo không yên, ăn uống rất kém.

Rùa bị nhiễm khuẩn đường tiểu

Phòng ngừa và điều trị: Khi rùa bị bệnh, lập tức cách ly điều trị. Sau đó tiêm Chloramphenicol, Streptomycin và các loại thuốc tiêm bắp khác. Thuốc uống hoặc thuốc ngâm đều không có hiệu quả trong trường hợp này. Tuy nhiên, hiện nay rất khó tiến hành tiêm thuốc điều trị, do đó rùa mắc bệnh này rất khó sống sót.

Rùa bị bệnh quai bị

Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh là một phân loài của vi khuẩn đơn bào. Chủ yếu là do ô nhiễm môi trường nước.

Triệu chứng: Rùa bị bệnh hoạt động chậm chạp, thường ở dưới nước. Khi lên trên cạn sẽ nâng đầu và cổ, cổ sưng bất thường. Chân sau bị phồng, da bị phồng lên, tứ chi sưng phồng, miệng và mũi chảy máu.

Rùa bị bệnh quai bị

Điều trị: Tiêm bắp Streptomycin Sulfate 200.000 đơn vị tiêm cho mỗi kg trọng lượng rùa. Tiêm liên tục trong 3 ngày. Ngâm 30 phút trong dung dịch Oxytetracycline. Dùng 3 viên Oxytetracycline cho mỗi 10 kg nước.

Phòng ngừa và điều trị: Ngâm rùa trong dung dịch Nitrofurazone, hoặc trộn thuốc trị quai bị của người vào thức ăn để điều trị qua đường miệng. Tiêm Streptomycin Sulfate 100.000 đến 120.000 đơn vị với mỗi kg trọng lượng rùa. Tiêm mỗi năm một lần. Cứ sau mỗi 2 – 3 tháng, ngâm rùa từ 40 – 50 phút trong dung dịch Furazolidone 30mg/L.

Rùa bị bệnh thối mai

Nguyên nhân: Do mai bị mòn, vi khuẩn xâm nhập dẫn đến mai rùa thối rữa

Triệu chứng: Bề mặt của mai bị bong ra. Trong trường hợp nghiêm trọng, còn hình thành các lỗ hổng và lộ ra các cơ bắp bên trong. Rùa bị bệnh không ăn, ít hoạt động, rụt đầu.

Rùa bị bệnh thối mai 

Phòng ngừa và điều trị: Cách ly rùa bị bệnh, tẩy rửa khu vực bị ảnh hưởng bằng Hydro Peroxide 3%. Loại bỏ vết loét, sau đó bôi trực tiếp thuốc tím KMnO4 – Kali pemanganat. Nếu không pha loãng KMnO4 đúng cách sẽ rất dễ gây ăn mòn. Đối với rùa được nuôi trong nước, có thể được ngâm trong nước muối 4% trong 30 phút. Sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh vào khu vực bị ảnh hưởng.

Đối với rùa bị bệnh, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao. Chính vì vậy, người nuôi cần hết sức lưu ý. Cần có chế độ chăm sóc tốt và thường xuyên quan sát chúng. Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ thêm, vui lòng gửi tin nhắn về page của bác sĩ thú y.

5/5 - (2 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *