Cách nuôi Cá Hồng Kim koi đuôi kiếm sinh sản đúng chuẩn

Cá Hồng Kim hay cá kiếm đỏ là một giống cá cảnh nhiệt đới có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Sau này còn có biến thể lai tạo ra cá Hồng Kim Koi cực kì đẹp mắt với nhiều màu sắc khác nhau. Mang vẻ đẹp trông giống như những chú cá Koi.

Trong điều kiện tự nhiên, cá chỉ có kích thước 7 – 8cm. Tuy nhiên khi được nuôi trong môi trường nhân tạo, cá phát triển mạnh tới kích thước 12cm. Giống cá này có sức khỏe tốt, rất dễ nuôi và không kén chọn thức ăn. Cá Hồng Kim ăn tạp.

Tuy nhiên, nhiều người nuôi cá Hồng Kim đến nay vẫn còn nhiều thắc mắc về vấn đề ăn uống của loài cá này. Bên cạnh nuôi cá làm cảnh, nhiều người còn tìm cách nuôi cá Hồng Kim sinh sản. Vậy việc chăm sóc và nuôi dưỡng chúng ra sao. Hãy đọc bài viết dưới đây của Pet Mart.

Đặc điểm sinh học của cá Hồng Kim

Tập tính sống

Cá Hồng Kim có tính cách hiền hòa, tuy có đuôi hình kiếm nhưng chúng hoàn toàn không có tính cạnh tranh với các giống cá khác. Cách nuôi cá Hồng Kim vì thế đơn giản hơn so với các giống cá khác.

Giữa đồng loại cũng không xảy ra hiện tượng đấu đá lẫn nhau. Có thể nuôi chung với hầu hết các loại cá cảnh khác. Tuy nhiên nên tránh các giống cá hung dữ.

Phân biệt cá Hồng Kim sinh sản đực và cái

Cách nuôi cá Hồng Kim sinh sản không hề khó như nhiều người nghĩ. Cá Hồng Kim sinh sản từ 6 – 8 tháng tuổi, được coi là cá trưởng thành. Người nuôi cũng rất dễ phân biệt cá cái và đực. Cá cái có rìa ngoài của vây hình cong, không có đuôi kiếm, lớn hơn cá đực.

Vây của cá đực sắc hơn, dáng người thon. Vây đuôi tạo thành bộ phận sinh dục hình que và chóp đuôi có bộ phân nhô ra giống như thanh kiếm.

Cơ thể cá cái ngắn và mập, vây hậu môn có hình quạt. Khi đó, một vài con cá đực đuổi theo cá cái và trứng cá cái được thụ tinh trong cơ thể.

Cá Hồng Kim sinh sản trưởng thành được nhân giống 4 – 5 tuần/lần trong điều kiện nhiệt độ phù hợp. Mỗi lần, cá bột có khoảng từ 20 – 30 con. Thậm chí có khi tới gần 100 con. Cách nuôi cá Hồng Kim tốt nhất là cần đảm bảo độ cứng nước thích hợp từ 6 – 9 – 9. Nồng độ Ion Hydro là 63,09 micromol/l – 100 micromol/l là tốt nhất.

Cá Hồng Kim sinh sản có thể chuyển đổi giới tính

Cá Hồng Kim sinh sản rất mạnh. Cá khoảng 3 tháng tuổi sẽ có dấu hiệu “dậy thì”. Đến khoảng 6 – 8 tháng là có thể sinh sản. Trong thời kỳ cá Hồng Kiếm sinh sản, cá sẽ có hiện tượng chuyển đổi giới tính.

Một vài cá Hồng Kim sinh sản giới tính cái có thể chuyển thành cá đực. Một số con cái trở thành con đực sau khi sinh cá con. Và cơ thể dần biến thành con đực cho đến khi chúng có toàn bộ đặc điểm và chức năng của cá đực. Nếu số lượng cá đực trong bể tăng lên, điều này cũng không kì lạ.

Môi trường sống của cá Hồng Kim sinh sản

Nhiệt độ cho cá Hồng Kim con

Vốn dĩ, đây là loại cá cảnh khá dễ nuôi, chúng có năng lực thích nghi mạnh. Chúng không kén ăn, không có yêu cầu về môi trường sống quá cao. Vậy nhiệt độ thích hợp nhất cho cá đuôi kiếm là bao nhiêu?

Cá đuôi kiếm thường thích môi trường nước Axit yếu hoặc Kiềm yếu. Độ pH thích hợp vào khoảng 7,2 – 7,4. Nhiệt độ nước từ 22°C – 26°C.

Chúng có khả năng chịu lạnh tốt, có thể chịu được khi nhiệt độ xuống còn 15°C.  Nếu nhiệt độ nước giảm xuống còn 10°C chúng cũng sẽ tồn tại được. Tuy nhiên, cách nuôi cá Hồng Kim nhiệt độ ấm thích hợp nhất vẫn là 24°C.

Nhiệt độ cho cá Hồng Kim sinh sản

Nhiệt độ phù hợp để cá sinh sản là 23 – 25°C. Tỷ lệ đực cái lý tưởng là 1:3, như vậy tỷ lệ phối giống thành công cao. Cá Hồng Kim sinh sản đẻ con, cá cái thụ tinh trong cơ thể, khi cá sắp đẻ nên chuyển cá tới khu vực yên lặng để cá yên tâm sinh sản.

Mỗi lần sinh sản, cá có thể đẻ 30 – 200 cá con. Số lượng phụ thuộc vào kích thước cá mẹ và chế độ chăm sóc của người nuôi cá. Mỗi lứa cá cách nhau 30 – 50 ngày.

Cá mới sinh thường trốn trong bụi cây thủy sinh hoặc cỏ để tránh nguy hiểm. Sau 3 tháng có thể phân biệt rõ đực hay cái. Lúc này cá đực bắt đầu phát triển cơ quan sinh sản.

Cá Hồng Kim rất dễ lai tạp với các loại cá Mún. Vì vậy nên cách nuôi cá Hồng Kim khoa học là tách riêng hai giống cá này nếu người nuôi muốn lai giống cá thuần chủng.

Thức ăn cho cá Đuôi Kiếm

Cá Đuôi Kiếm thích ăn Moina (bo bo, trứng nước)

Những loài mồi tươi sống mà cá thường ăn có trùn chỉ, động vật giáp xác, sâu đỏ và Artemia dạng ấu trùng không khớp và trưởng thành.

Động vật giáp xác có màu đỏ tươi, kích thước vừa phải, bơi tập trung thành cụm trong nước. Loại thức ăn cho cá Đuôi Kiếm này có sẵn lượng Protein, chất béo và Canxi phong phú.

Chúng phân bố rộng rãi các nơi đều có, nhưng tuổi thọ của loài động vật giáp xác này ngắn. Sau khi vớt lên thường chỉ sống được 1 đến 2 ngày. Trước khi cho cá Đuôi Kiếm ăn nên rửa sạch sẽ rồi mới cho ăn

Bọ một mắt (Cyclops)

Loài này có kích thước khá nhỏ, giá trị dinh dưỡng hơi thấp, dễ chết. Chúng vừa nhảy vừa dừng ở trong nước, tốc độ khá nhanh. Những loài cá nhiệt đới di chuyển chậm, đặc biệt là cá bột thường không đuổi kịp, đây là một loại mồi sống khá kém.

Trùn chỉ

Loài này có cơ thể dài mảnh màu đỏ sẫm, sống ở trong chỗ nước nông có chất nước khá bẩn như nước đọng, nước cống rãnh. Một nửa cơ thể nó ở trong bùn lắng, một nửa không ngừng ngọ nguậy trong nước. Trùn chỉ có dinh dưỡng phong phú, chứa khá chiều chất béo và protein. Là thức ăn lí tưởng cho cá Đuôi Kiếm trưởng thành.

Thức ăn cho cá công nghiệp

Thức ăn khá tiện lợi cho cá Đuôi Kiếm là thức ăn công nghiệp, có dạng mảnh và dạng viên. Còn có một loại chính là thức ăn tươi hỗn hợp, thành phần chính có tim bò, thịt tôm, rau củ, bổ sung thêm Vitamin và thuốc…

Khi cho cá Đuôi Kiếm ăn cũng cần chú ý, trước mỗi lần cho ăn đều nên kiểm tra lại xem thức ăn có tươi hay không. Những thức ăn quá hạn, ôi hỏng, có mùi lạ thì tuyệt đối không thể cho ăn.

Lưu ý khi cho cá Đuôi Kiếm ăn

Cá Đuôi Kiến là loài cá ăn tạp, có rất nhiều thứ có thể khiến chúng ăn ngấu nghiến. Ví dụ như thức ăn viên cho cá nhiệt đới, lá rau nấu chín, cơm nhão, chúng đều rất thích ăn. Vì thế chúng là một loài cá cảnh khá dễ nuôi.

Cá Đuôi Kiếm dễ nuôi, tuy nhiên không phải cho ăn bao nhiêu cũng được. Cần điều chỉnh liều lượng phù hợp với sự phát triển của cá. Không nên lạm dụng 1 loại thức ăn.

Tốt nhất là kết hợp cả thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi. Có như vậy mới đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá Đuôi Kiếm phát triển và sinh sản.

Một số bệnh thường gặp ở cá Hồng Kim Koi

Bệnh đốm trắng

Nguyên nhân

Người nuôi cá cảnh hẳn rất quan tâm đến những căn bệnh thường gặp khi nuôi chúng trong bể thủy sinh. Khi nuôi cá Hồng Kim Koi liệu mọi người đã nghiên cứu đầy đủ thông tin về chúng hay chưa?

Bệnh ở cá Hồng Kim Koi nếu không kịp phát hiện điều trị sẽ có thể gây ra chết hàng loạt. Khi nuôi cá Hồng Kim Koi, bệnh hay gặp nhất đó là bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng ở cá Hồng Kim Koi do kí sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis (Ich) có kích thước khá lớn gây ra. Ấu trùng tấn công vào da và mang cá, đa phần là ở da.

Dấu hiệu nhận biết

Giai đoạn đầu của bệnh ở phần ngực, lưng, vây đuôi và bề mặt da có những đốm trắng. Sau một vài ngày, các đốm trắng lan toàn bộ cơ thể và cá mất khả năng di chuyển, lờ đờ và nổi trên mặt nước

Cá Hồng Kim Koi biếng ăn, giảm trọng lượng cơ thể, rỉ máu trên da. Có lúc lắc lư trái phải, chúng thường bơi nghiêng người và cọ xát vào thành bể, cây thủy sinh và cát sỏi.

Cơ thể dần mất thăng bằng. Bệnh tiến triển trong 5 – 10 ngày và tốc độ lây lan cực kỳ nhanh. Nếu không kịp thời điều chỉnh cách nuôi cá Hồng Kim Koi và điều trị, trong thời gian ngắn có thể chết rất nhiều cá.

Bệnh viêm ruột do vi khuẩn

Bệnh viêm ruột do vi khuẩn, nguyên nhân bệnh chủ yếu do cá Hồng Kim Koi ăn thực phẩm không sạch hoặc ăn quá nhiều. Dạ dày bị chướng không thể bài tiết và dẫn đến nhiễm trùng, gây viêm ruột.

Khi bị bệnh, bụng cá Hồng Kim Koi bị sưng lên. Xuất hiện ban đỏ, hậu môn lồi ra, cơ thể uể oải, lười ăn và phân có màu trắng. Nếu mổ bụng cá, sẽ phát hiện thành ruột bị tắc nghẽn và viêm.

Bệnh nhẹ khi chỉ một phần ruột có màu đỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng, toàn bộ ruột sẽ có màu đỏ tím. Trong ruột không có thức ăn, chứa đầy chất nhầy màu vàng nhạt và có máu.

Bệnh cảm lạnh

Cá Hồng Kim Koi cũng sẽ bị cảm lạnh. Chúng ta đều biết rằng cá là động vật thay đổi nhiệt độ theo nhiệt độ môi trường. Nếu nhiệt độ nước thay đổi đột ngột và chênh lệch vượt quá 5°C, chúng sẽ cảm thấy khó chịu và thậm chí khiến cá bị bệnh cảm lạnh.

Khi nuôi cá Hồng Kim Koi mà bị bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi. Cá lười ăn, hành vi trở nên chậm chạp và bất thường. Nếu không giải quyết kịp thời, cá sẽ thoi thóp dần và chết.

Ngoài những căn bệnh vừa nêu, nếu không biết cách nuôi cá Hồng Kim Hồng Koi nó còn có rất nhiều căn bệnh khác như thối vây cá, thối mang cá… Những căn bệnh này đều xuất phát từ nguyên nhân môi trường nuôi không phù hợp. Bởi vậy, để bảo đảm chúng luôn khỏe mạnh, phải có cách nuôi cá Hồng Kim Koi khoa học.

Chú ý trong cách nuôi cá Hồng Kim Koi

Cá Hồng Kim Koi là giống cá có khả năng thích ứng mạnh, dễ nuôi dưỡng. Có thể chịu được nhiệt độ xuống tới 5 độ C, tuy nhiên không nên duy trì lâu. Có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cá.

Chất lượng nước không cần quá coi trọng, môi trường axit yêu hoặc kiềm yếu cá vẫn sống được. Tuy nhiên khi nuôi cần chú ý cung cấp đầy đủ dưỡng khí.

Vì đây là giống cá ở tầng đáy và giữa, nên bể nuôi cần được sục khí thường xuyên. Nếu bị thiếu không khí, cá sẽ nổi lên mặt nước để thở. Trong trường hợp thiếu khi nghiêm trọng, một số cá đực sẽ nhảy ra khỏi bể.

Tuổi thọ của cá kim khoảng 3 – 5 năm. Khi phát hiện vây lưng cá hơi gồ lên, có nghĩa chú cá của bạn đã bước vào giai đoạn tuổi già. Tuy nhiên, nếu cách nuôi cá Hồng Kim của bạn tốt, tuổi thọ của cá có thể dài hơn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống cá hồng kim cho bạn lựa chọn: cá Hồng Kim mắt đỏ, cá Hồng Kim Koi… Giá bán cá Hồng Kim Koi cũng khá rẻ, chỉ khoảng 5000đ/con.

4.7/5 - (4 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi Rùa trong bể cá cảnh

nuôi ghép Rùa là việc khá phổ biến, dù với bể nuôi nho nhỏ hay một hồ lớn đều có ...

Cách làm setup bể cá thủy sinh mini đơn giản mà lại đẹp

Làm thế nào để xây dựng một bể cá thủy sinh mini cực đẹp và ấn tượng. Chắc hẳn ai ...

Cách nuôi Sâu Mealworm sinh sản dinh dưỡng cho cá cảnh

Cách nuôi sâu Mealworm sinh sản có khó không? Sâu Mealworm hay sâu bột, sâu sữa… Là một loại thức ...

Cách chữa các bệnh Cá Rồng thường gặp nhiều nhất

Cách chữa cá Rồng bị chúi đầu là gì? Trong quá trình nuôi dưỡng, những bạn chơi cá có thể ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *