11 bệnh ở Rùa cảnh khiến bị chết đột ngột thường gặp

Bệnh ở rùa cảnh nếu không kịp thời phát hiện có thể khiến chúng chết đi rất nhanh chóng. Đặc biệt là những người nuôi rùa cảnh đắt tiền sẽ gây ra những tổn thất về kinh tế và tinh thần.

Để tránh được rủi ro, bạn cần quan tâm và chăm sóc chúng nhiều hơn. Có nhiều bệnh ở rùa thậm chí còn gây ra những cái chết cực kỳ nhanh chóng. Có thể đọc bài viết dưới đây của Pet Mart để thấy rõ hơn.

Bệnh thối mai, thối da ở rùa

Rùa có yêu cầu về nước cao hơn rất nhiều so với những động vật thủy sinh khác. Có trường hợp chủ nuôi không tin, dùng nước xanh lục nuôi rùa, lại không kiểm soát chất lượng nước cho tốt. Kết quả rùa bị thối da, thối mai nghiêm trọng. Trong quá trình trị liệu lại không quan tâm thỏa đáng, cuối cùng dẫn đến cái chết cho rùa.

Bệnh viêm phổi ở rùa

Căn cứ theo nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở rùa cảnh có thể phân thành vi khuẩn, nấm, virus, Mycoplasma, Chlamydia. Loại viêm phổi thường gặp nhất là viêm phổi do vi khuẩn.

Khi điều trị cho rùa bị viêm phổi nhất định phải làm rõ xem nguyên nhân gây bệnh. Sau đó mới tiến hành dùng thuốc thì mới có thể khiến cho rùa hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Rùa bị bệnh cảm cúm

Rùa chọn sinh sản trong khoảng thời gian không nóng cũng không lạnh vào tháng 6 – 9 hàng năm. Điều này cho thấy chúng sợ lạnh hơn là nóng. Nếu thể chất của rùa kém, nhất là những cá thể vừa mua về, không cẩn thận rất dễ nhiễm cảm mạo, nếu không phát hiện kịp thời rất dễ dẫn đến viêm phổi và tử vong.

Rùa bị khó sinh

Có thể nguyên nhân gây bệnh ở rùa do quá mập, hoặc cũng có thể do mắc bệnh trong mùa đông, hoặc do tử cung mở không đủ lớn. Rùa hộp hay các loài Rùa cạn rất dễ gặp tình trạng khó sinh. Nếu trứng rùa thối trong bụng rùa, nhất định sẽ dẫn đến tử vong.

Bệnh Herpes ở rùa Sulcata

Herpes virus là một trong những loại virus đa dạng nhất trên thế giới với hàng ngàn chủng khác nhau trong cùng nhóm. Gần như mọi dạng sống trong đó có người hay các loại rùa cảnh đều mang virus đặc hữu của loài.

Bệnh ở rùa này có triệu chứng chảy nước dãi liên tục, sưng tấy mồm miệng họng, có vết loét và không thể ăn uống. Nổi mụn đơn lẻ hoặc thành cụm trên da và niêm mạc. Lờ đờ mệt mỏi, hay nhắm mắt và ngủ nhiều. Nếu không điều trị thì chết rất nhanh.

Rùa bị đuối nước

Rùa non rất khó lật mình, điều này sẽ khiến chúng đuối nước. Với những cá thể đã từng bị đuối nước, chủ nuôi bắt buộc phải để ý đến vì sẽ có lần 2, lần 3… Khi Rùa cái được chuyển vào bể mới, gặp quá nhiều rùa đực hoặc rùa đực quá mạnh mẽ cũng rất dễ gây hiện tượng đuối nước khi giao phối và dẫn đến tử vong.

Bệnh ở rùa gây ra sự gầy ốm

Chức năng tiêu hóa của rùa Hộp ba vạch khá yếu, nếu cho ăn quá nhiều có thể gây ra hiện tượng trao đổi chất bất thường. Có trường hợp chủ nuôi đã nuôi qua 2 chú rùa nhưng vẫn không nuôi cho chúng béo lên được, cho ăn nhiều một chút, không cẩn thận là rùa tử vong ngay.

Bệnh gan nhiễm độc ở rùa

Đây là tình trạng gan bị nhiễm độc trực tiếp hoặc do các bệnh khác gián tiếp khiến gan bị nhiễm độc. Trong trường hợp này, bệnh ở rùa này sẽ có biểu hiện chậm chạp, lười ăn, rùa bỏ ăn, gầy ốm… Để phòng ngừa gan nhiễm độc, chủ yếu nằm ở hai phương diện thực phẩm và vệ sinh.

Nên làm tốt công tác kiểm tra sức khoẻ định kì cho rùa cảnh. Đồng thời chú ý đến vệ sinh môi trường và vệ sinh thực phẩm. Định kì làm công tác dọn dẹp, khử độc cho chuồng nuôi và các vật dụng. Đảm bảo nhiệt độ ổn định, tránh để lúc nóng lúc lạnh.

Giữ thực phẩm tươi ngon, không chất độc hại. Nếu rùa có biểu hiện ốm, cần lập tức tiến hành cách li để tránh truyền nhiễm. Phương pháp điều trị chủ yếu vẫn phải dựa vào thuốc, cần có phương án điều trị cụ thể, chuyên nghiệp.

Gan rùa bị nhiễm độc do thuốc

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh ở rùa là do sử dụng thực phẩm hoặc thuốc không hợp lí. Chủ yếu do ăn phải các chất gây hại cho gan. Có thể sử dụng thuốc quá liều, dùng không đúng cách. Trong trường hợp này, rùa sẽ có biểu hiện hoạt động thất thường. Ví dụ như không ngừng xoay vòng vòng trong nước. Còn xuất hiện hiện tượng lười ăn, bỏ ăn…

Phòng ngừa

Bệnh ở rùa do “ăn nhầm thuốc” gây ra nhưng thực ra rất dễ phòng ngừa. Chỉ cần bạn có hiểu tường tận về thuốc là có thể tránh được tình trạng sai lầm khi sử dụng. Đối với việc ảnh hưởng của thuốc, ngoài gan, thận còn có thể bị ảnh hưởng.

Do đó không phải tất cả thuốc đều sẽ được gan xử lí, mà gan cũng có mức độ chịu đựng nhất định. Bạn cũng có thể sử dụng những loại thuốc được tổng hợp qua thận để làm giảm áp lực của gan. Khi sử dụng thuốc, nhất định cần dựa vào hướng dẫn cụ thể của bác sĩ thú y.

Đảm bảo hiệu quả của thuốc, tránh xảy ra những rắc rối. Thông thường dùng thuốc 3 ngày sẽ ngưng 1 ngày. Liều lượng thuốc mỗi lần cũng cần đảm bảo phù hợp. Trong lúc cho rùa uống thuốc cần chú ý quan sát, đảm bảo kịp thời ngừng thuốc và xử lí nếu có vấn đề phát sinh.

Rùa Sulcata, rùa Tai Đỏ chết đột ngột do gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân

Do ăn quá nhiều thực phẩm giàu mỡ, Protein và Cholesterol trong thời gian dài, khiến gan phải chịu áp lực quá lớn. Đây cũng được gọi là bệnh béo phì. Thực ra không chỉ với rùa, người và các động vật khác đều có khả năng mắc bệnh này.

Triệu chứng bệnh ở rùa

Triệu chứng bệnh vô cùng rõ ràng, chủ yếu gồm tứ chi béo mập, mất thăng bằng, hành động chậm chạp, trôi nổi trên mặt nước. Đồng thời cũng có biểu hiện bỏ ăn. Loại bệnh này do ăn nhiều mỡ quá mà thành. Chính vì vậy người nuôi chú ý đừng nên ăn uống quá tốt.

Phòng tránh và điều trị

Thông thường nên cho rùa ăn thịt một cách hợp lí. Các loại thịt giàu Protein như thịt lợn, ăn quá nhiều sẽ gây áp lực về lượng mỡ. Nên đảm bảo thức ăn đa dạng, đồng thời cũng định kì cho ăn các loại rau quả.

Mỗi bữa không nên cho ăn quá nhiều, no 7 phần là đủ. Cần tăng cường vận động, có thể rèn luyện bằng cách để rùa cõng nhiều thứ trên lưng di chuyển hoặc để chúng lặn sâu hơn.

Mỗi giống rùa lại có những đặc điểm tính cách, môi trường sống và thức ăn khác nhau. Bạn có thể tham khảo các bài viết cụ thể về chi tiết hơn về rùa Tai Đỏ, rùa Cá Sấu, rùa Da Báo… để rõ hơn.

Một số hiện tượng, bệnh của rùa nước khác

Rùa bò lê lết

Rùa được nuôi trong bể gốm trơn nhẵn hay trong bể kính cũng khá phổ biến, nếu lớn lên trong môi trường ít ma sát như bể kính, nền đá hoa, động tác bò của Rùa cũng sẽ trở nên “kì dị”, ví dụ như trượt bằng phần yếm bụng.

Rùa bị đột tử

Vào những ngày nóng đỉnh điểm, thấy rùa khác lớn nhanh, chủ nuôi liền chỉnh nhiệt độ lên hơi cao một chút, cho ăn thức ăn nhiều Protein, sau đó liền phát hiện: Rùa hôm nay còn khỏe, có khi ngày mai đã chết mất rồi.

Rùa tự cắn đuôi

Hiện tượng này khá phổ biến ở rùa giống, rùa sau khi cách ly. Hơn nữa khi cắn đứt rồi rất dễ lại lặp lại.

5/5 - (2 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

4 bình luận “11 bệnh ở Rùa cảnh khiến bị chết đột ngột thường gặp

  1. Nguyễn Hiếu Nam

    Em có nuôi 2 con rùa. 1 con rùa thứ nhất thì không chịu ăn và ngủ liên tục. Cỡ 1 ngày sau em lên xem thì thấy rùa đã chết ngửa. Con rùa thứ 2 thì khoẻ mạnh bình thường nhưng có một hôm rùa bỏ ăn và thường hay há miệng. Em thấy vậy bỏ nó dung vào kiến lửa và phơi nắng từ 7-11h thì về thấy rùa chết trên bờ và há miệng. Qua đây em mong anh chị em giúp em tìm hiểu lý do rùa bị bệnh gì để em rút kinh nghiệm.

    • Tôi rất tiếc nghe về sự mất mát của bạn. Dựa trên mô tả, có một số vấn đề sức khỏe có thể đã xảy ra với 2 con rùa của bạn:

      Con Rùa Thứ Nhất (Không Ăn, Ngủ Liên Tục, Chết Ngửa): Có thể đã bị nhiễm trùng, suy dinh dưỡng, hoặc vấn đề nội tạng. Rùa không ăn và ngủ liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng hoặc yếu tố môi trường sống không thích hợp (như nhiệt độ nước quá lạnh hoặc không sạch).

      Con Rùa Thứ Hai (Bỏ Ăn, Há Miệng): Hành vi há miệng có thể là dấu hiệu của khó khăn trong hô hấp, nhiễm trùng hô hấp, hoặc thiếu oxy. Việc để rùa dưới nắng từ 7 đến 11 giờ có thể quá lâu và nhiệt độ có thể đã trở nên quá cao, dẫn đến kiệt sức do nhiệt và mất nước.

      Cần lưu ý một số điểm khi chăm sóc rùa:
      – Môi Trường Sống: Rùa cần một môi trường sống phù hợp với nhiệt độ nước và bầu không khí thích hợp, cũng như vùng khô ráo để nghỉ ngơi và phơi nắng.

      – Chế Độ Ăn Uống Cân Đối: Rùa cần một chế độ ăn uống cân đối, bao gồm thức ăn giàu canxi và vitamin, đặc biệt là vitamin A và D3.

      – Phơi Nắng An Toàn: Rùa cần ánh nắng hoặc đèn UVB để tổng hợp vitamin D3, nhưng không nên để chúng phơi nắng quá lâu, nhất là trong thời tiết nóng.

      – Theo Dõi Sức Khỏe: Theo dõi sức khỏe và hành vi của rùa một cách chặt chẽ, và nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y.

      Việc mất mát thú cưng là một trải nghiệm đau lòng, và việc học hỏi từ trải nghiệm này để cải thiện điều kiện sống cho các thú cưng hiện tại hoặc tương lai là rất quan trọng. Để chăm sóc tốt nhất cho rùa, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y chuyên về bò sát.

  2. Vũ Minh Quang

    Em có nuôi rùa con trong bể kính được 1 thời gian rùa bắt đầu ngủ nhiều, chậm chạp rùi còn bị nổi hột gì ngay mắt. Em không biết bị bệnh gì mong phổ biến với cách trị bệnh dùm em

    • Nếu rùa con của bạn bắt đầu ngủ nhiều, chậm chạp và có biểu hiện nổi hột gần mắt, đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số khả năng và cách tiếp cận để chăm sóc rùa:

      – Nhiễm Trùng Mắt: Nổi hột gần mắt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng mắt. Điều này có thể do chất lượng nước kém, thiếu vitamin A, hoặc bị kích thích từ môi trường sống.

      – Hypoactivity và Brumation: Rùa ngủ nhiều và chậm chạp có thể là do môi trường sống không phù hợp, ví dụ, nhiệt độ nước quá lạnh. Trong một số trường hợp, đặc biệt ở khí hậu lạnh, rùa có thể bước vào giai đoạn brumation (tương tự như hibernation ở một số loài động vật khác).

      – Chế Độ Ăn Uống và Dinh Dưỡng: Đảm bảo rằng rùa của bạn nhận được chế độ ăn uống cân đối, giàu canxi và vitamin, đặc biệt là vitamin A.

      – Chất Lượng Nước và Môi Trường Sống: Kiểm tra và duy trì chất lượng nước trong bể, bao gồm nhiệt độ nước phù hợp và sử dụng bộ lọc nước hiệu quả.

      – Thăm Bác Sĩ Thú Y: Đưa rùa đến bác sĩ thú y, đặc biệt là bác sĩ có kinh nghiệm về bò sát. Họ có thể kiểm tra sức khỏe của rùa, chẩn đoán chính xác tình trạng và cung cấp điều trị thích hợp.

      – Phơi Nắng: Cung cấp đủ ánh sáng UVB cho rùa thông qua việc phơi nắng tự nhiên hoặc sử dụng đèn UVB, điều này rất quan trọng cho sức khỏe của chúng.

      Lưu ý rằng việc chăm sóc đúng cách và kịp thời là quan trọng để đảm bảo rùa của bạn phát triển khỏe mạnh và tránh các vấn đề sức khỏe. Không nên tự ý điều trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *