Tìm hiểu tập tính và hướng dẫn nuôi Rùa Đầu To

Rùa đầu to nuôi như thế nào? Có điều gì cần chú ý khi nuôi giống rùa cảnh đặc biệt này? Rất nhiều người khi nuôi rùa, chỉ biết cho ăn đủ bữa. Ngoài ra không có kiến thức trong việc chăm sóc rùa, khiến chúng càng ngày càng yếu đi, hình thức cũng xấu. Vì vậy, trong bài viết này, Bác sĩ thú y sẽ tổng hợp những điều cần lưu ý khi chăm sóc rùa đầu to.

Một số thông tin về rùa đầu to

Một số thông tin về rùa đầu to

Rùa đầu to là một giống rùa lớn với ngoại hình rất đặc biệt. Rất nhiều người yêu bò sát đều dành tình cảm đặc biệt cho giống rùa này. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chúng là tính cách khá hung dữ. Không thích hợp để nuôi trong gia đình.

Theo nhiều người chơi rùa cảnh, giống rùa này khá khó nuôi. Yêu cầu khá khắt khe về môi trường, thức ăn,… Tuy nhiên không phải như vậy. Nếu biết rõ các tập tính của chúng, bạn hoàn toàn có thể thuần hóa loài bò sát thú vị này.

Lựa chọn thức ăn cho rùa đầu to

Rùa đầu to là động vật ăn tạp, chúng có thể ăn thức ăn động vật, thực vật hoặc thức ăn đóng gói sẵn. Nếu muốn rùa lớn nhanh, bạn nên dùng thức ăn động vật là chính, bổ sung thêm một số loại rau củ quả. Ngoài ra cần tăng thêm các loại vitamin, nguyên tố vi lượng, canxi, photpho,…

Lựa chọn thức ăn cho rùa đầu to

Tỉ lệ thức ăn động vật và thực vật là 7:3 hoặc 8:2. Trước khi cho ăn, người nuôi cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Rau thịt tươi, chế biến trong ngày. Không cho rùa ăn thức ăn ôi thiu hoặc nhiễm hóa chất.

Thức ăn cho rùa cần thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển và khí hậu từng mùa. Tháng 7-tháng 9 hàng năm là thời gian rùa hoạt động mạnh. Tốc độ tăng trọng cũng nhanh nhất. Do đó, cần gia tăng lượng thức ăn và đảm bảo dinh dưỡng cho chúng.

Lúc này bạn không nên cho chúng ăn vào sáng sớm. Mùa hè trời nóng bức, rùa sẽ đi kiếm ăn khoảng 5-7 giờ chiều. Đầu xuân và cuối thu nhiệt độ xuống thấp, rùa thường ra ngoài kiếm ăn sau buổi trưa. Khi thời tiết lạnh dần lên, bạn phải tăng lượng thức ăn để rùa có đủ sức khỏe vượt qua mùa đông.

Trước khi rùa bắt đầu giai đoạn sinh sản, cần bổ sung các loại thức ăn giàu anbumin, dễ tiêu hóa. Ngoài ra, không thể thiếu vitamin A, D, E,… để hỗ trợ khả năng thụ tinh và sinh sản của chúng.

Thay nước cho rùa đầu to

Thay nước cho rùa đầu to

Thay nước thường xuyên là cách để giữ vệ sinh tốt nhất. Mùa hè thay nước 2 ngày 1 lần, mùa xuân và thu 5 ngày thay nước 1 lần. Việc này nhằm phòng ngừa các bệnh nguy hiểm cho rùa.

Chất lượng nước đảm bảo có ích lợi cho sức khỏe của rùa. Thay nước sau khi đã cho rùa ăn để giữ nước sạch. Rùa đầu to chịu nóng kém, khi nhiệt độ vượt quá 30°C phải đưa rùa vào nơi râm mát, tránh bị cảm nắng.

Khi thay nước ao nuôi chỉ cần rút đi một phần, không cần thay toàn bộ. Rùa là một loài động vật hết sức nhạy cảm đối với môi trường. Một khi có sự biến động, chúng sẽ bị ảnh hưởng rất mạnh. Với mỗi giống rùa lại có một yêu cầu khác nhau về môi trường nuôi.

Chăm sóc rùa đầu to trong thời kì ngủ đông

Chăm sóc rùa đầu to trong thời kì ngủ đông

Tháng 11-12 hàng năm, khi nhiệt độ không khí xuống thấp hơn 15°C, rùa sẽ vùi mình xuống đáy bùn. Lúc này chúng sẽ nằm bất động một chỗ, không ăn không uống. Từ tháng 11 bắt đầu giảm lượng thức ăn, cuối tháng 11 ngừng cho ăn để làm sạch hệ tiêu hóa.

Khi nhiệt độ xuống tới 10°C, rùa sẽ tiến vào trạng thái ngủ đông. Lúc này bạn không cần cho chúng ăn gì nữa. Giai đoạn này kết thúc vào khoảng tháng 3-4 năm sau. Phải chú ý giữ ấm bằng cách phủ rợm rạ xung quanh ao nuôi rùa.

Tuy nhiên ở một số nơi, vẫn có trường hợp rùa không ngủ đông mà vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường. Người nuôi cần chú ý quan sát để kịp thời cung cấp thức ăn cho chúng.

Lưu ý khi nuôi rùa đầu to trong gia đình

Lưu ý khi nuôi rùa đầu to trong gia đình

Ao nuôi rùa phải ở nơi có nhiều ánh sáng với kích thước lớn. Dưới đáy phủ một lớp bùn đã khử trùng, nước ngập qua mai rùa. Có thể dùng nước máy bình thường để nuôi rùa đầu to.

Trước khi thay nước cho rùa, nước phải được phơi nắng, có màu xanh hoặc vàng của tảo. Đặt thùng nước mới vào trong ao cho đến khi nhiệt độ trong và ngoài ngang nhau là có thể thay nước.

Trong điều kiện nuôi nhân tạo, bạn có thể dùng cá đông lạnh, tôm, giun các loại làm thức ăn cho rùa. Trước khi cho ăn cần thái nhỏ để rùa dễ ăn hơn. Thả mồi vào trong nước để rùa tự ăn. Lượng thức ăn tương đương 2-3% trọng lượng của rùa. Mùa hè mỗi ngày cho ăn 1 lần, xuân thu 2 ngày 1 lần. Cho ăn vào một giờ cố định để tạo phản xạ kiếm ăn cho chúng.

Nếu bạn đang quan tâm: địa chỉ mua rùa đầu to, cách nuôi rùa đầu to. Hãy comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.

✚ petmart.vn

4.7/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *