Tìm hiểu ngoại hình và sinh sản của Kỳ Đà Vân Bengal Monitor

Chuyên mục Bò sát | Pet Mart

Kỳ Đà Vân Kỳ Đà Vân Bengal Monitor là động vật hoang dã đang được thuần hóa có sức đề kháng cao, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng ít bị bệnh, nên rất dễ nuôi. Kỳ Đà Vân cảnh có rất nhiều loại, có cả loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Chúng thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, tường nhà…

Có thể thấy hình dáng của loài Kỳ Đà này giống như một con thạch sùng hay kỳ nhông cỡ lớn. Kỳ Đà Vân có cái cổ và đuôi dài, bộ chân khỏe, tứ chi phát triển. Chiếc đầu hình tam giác và nhọn dần về phía mõm, thân hình trông khá nặng nề. Tuy với vẻ ngoài như vậy nhưng lại có khá nhiều người yêu thích chúng. Tại sao lại vậy? Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn nữa về loài bò sát này nhé.

Đặc điểm cơ thể của Kỳ Đà Vân Bengal Monitor

Kỳ Đà Vân Bengal Monitor thường có cơ thể màu xám nhạt hoặc xám xanh. Đặc trưng nổi bật của chúng là những đốm màu vàng trên cơ thể. Con trưởng thành có kích thước maxsize vào khoảng 90cm. Cân nặng chừng 10 kg. Chúng có phần đuôi dài hơn phần thân, thường chiếm khoảng 50cm.

Phần ngực của Kỳ Đà Vân giống một chiếc “túi da” hình tam giác. Trong môi trường hoang dã, khối lượng của con đực thường lớn hơn 41% trở lên so với con cái. Mũi hở, nằm giữa miệng và mắt. Có thể dựa vào các đặc trưng về màu sắc cơ thể cùng lớp vảy để phân biệt dòng Kỳ đà vân phía Tây châu Á và phía Đông châu Á.

Kỳ Đà Vân Bengal Monitor trưởng thành thường có màu xám hoặc xám xanh. Từ cằm đến bụng có các đốm màu xám đen, dòng phía Tây thường có màu thẫm hơn. Phía Đông nhạt màu hơn. Cùng với sự lớn lên và sự thay đổi về màu da của chúng mà những đốm này trở nên đậm dần. Người ta từng gặp một cá thể đực nặng tới 7,18kg trong môi trường hoang dã.

Chuồng nuôi cho Kỳ Đà Vân cảnh

Chuồng nuôi Kỳ Đà cũng tương tự như chuồng nuôi cá sấu. Bạn có thể thiết kế chuồng theo các kích thước tiêu chuẩn như chiều dài 3 – 4m, rộng 2 – 3m, cao 2 – 3m. Vì Kỳ Đà Vân hay bò bám theo tường ngoài, chính vì vậy, tốt nhất nên làm bề mặt ngoài chuồng nuôi trơn láng.

Trong chuồng nuôi bò sát cảnh, có thể làm thêm hang động cho chúng trú ẩn bằng bê tông hoặc để sẵn ống cống phi 0,1 – 0,2m, dài trên 4m. Đảm bảo môi trường thích hợp cho Kỳ Đà Vân tránh nắng. Chú ý tới việc thiết lập hệ thống thoát nước. Ngoài ra, bạn có thể trồng thêm cây hoặc tạo cảnh quan thêm cho chuồng bò sát thêm sinh động.

Thức ăn cho Kỳ Đà Vân Bengal Monitor

Trong đời sống hoang dã bên ngoài, Kỳ Đà Vân là loài ăn tạp. Thức ăn của loài bò sát này rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, thức ăn chính của chúng có nguồn gốc từ động vật. Hay Kỳ Đà Vân  Bengal Monitor là loài ăn thịt.

Trong tự nhiên, trong quá trình đi săn bắt mồi, gặp con gì vừa miệng thì đều có thể trở thành con mồi của chúng. Từ gà, vịt, ếch nhái, cua, côn trùng, sâu bọ… Chính nhờ đặc điểm này mà Kỳ Đà Vân rất có ích cho con người. Chúng góp phần tích cực trong việc tiêu diệt chuột bọ chuyên phá hoại mùa màng, cây trồng.

Ngoài ra, trong điều kiện nuôi trong chuồng, bạn có thể cho chúng ăn những thực phẩm rẻ tiền như cá tôm ươn, phế phẩm của lò mổ gia súc, gia cầm… Trước khi cho ăn, chỉ cần rửa sạch, cắt nhỏ cho vừa miệng của Kỳ Đà Vân là được.

Nếu nuôi Kỳ Đà Vân với số lượng lớn, việc tìm kiếm nguồn thức ăn cho bò sát cảnh vô cùng quan trọng. Tốt nhất, bạn hãy liên hệ đến những địa điểm sau để có nguồn thức ăn ổn định cho Kỳ Đà Vân:

  • Các chủ sạp bán cá, tôm ở chợ.
  • Lò ấp trứng gia cầm.
  • Lò mổ gia súc, gia cầm.
  • Nuôi dế, chim cút, ếch nhái, cá rô, cá đồng tại nhà.

Cách cho Kỳ Đà Vân ăn uống

Nhiều người nuôi Kỳ Đà Vân chỉ cho ăn 1 bữa/ngày. Nhưng để loài bò sát cảnh này phát triển một cách tốt nhất, nên cho chúng ăn 2 bữa/ngày. Bữa phụ vào buổi sáng và bữa chính vào buổi tối. Bữa tối cho ăn nhiều hơn, bởi ngoài tự nhiên, chúng là động vật hoạt động về đêm. Chúng có thể dành cả đêm để đi săn mồi.

Nước uống cho một con Kỳ Đà trưởng thành vào khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Vì vậy, người nuôi nên cung cấp máng nước đầy cho chúng. Sử dụng các nguồn nước sạch cho Kỳ Đà Vân như nước máy, nước mưa… Mỗi ngày đều phải thay nước định kỳ cho chúng. Bảo đảm khu vực ăn uống của Kỳ Đà Vân luôn sạch sẽ.

Cách nuôi Kỳ Đà Vân sinh sản

Phân biệt giới tính Kỳ Đà Vân

Khi lựa chọn Kỳ Đà Vân sinh sản bạn nên chọn những con to khỏe, có kích thước trung bình trở lên. Cách nhận biết Kỳ Đà đực hay cái rất đơn giản. Chỉ bằng cách lật ngửa bụng con Kỳ Đà để quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt.

  • Kỳ Đà Vân đực thì gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi và có gờ. Khi bóp vào gốc đuôi sẽ thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm nhôi ra ở lỗ huyệt.
  • Kỳ Đà Vân cái có đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép, khi bóp vào gốc đuôi không có gai giao cấu nhô ra.

Thời gian sinh sản của Kỳ Đà Vân

Loài kỳ đà này đẻ trứng. Khả năng sinh sản tốt. Tuy nhiên xác suất Kỳ Đà Vân mới nở bị các loài khác ăn thịt cũng vô cùng cao. Cũng vì nguyên nhân này nên khoảng một nửa con non không thể sống được đến 2 tuổi.

Với con cái có cơ thể lớn, mỗi lần chúng có thể sinh được 15 trái trứng. Thời gian ấp trứng thời kéo dài từ 72 – 327 ngày tùy theo các điều kiện khác nhau. Thời gian ấp trứng dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ ấp trung bình. Trong điều kiện được con người nuôi dưỡng, con cái có cơ hội giao phối thành công hơn cả. Vào chu kỳ sinh sản mỗi năm, chỉ có 1 hoặc 2 con đực đơn độc mới có cơ hội làm bạn tình trong vòng nhiều năm.

Kì sinh sản bắt đầu từ tháng 6 hàng năm nhưng chỉ kéo dài 1 tháng và kết thúc vào tháng 7. Quá trình giao phối được coi là thành công nhất khi diễn ra vào trước hoặc sau đỉnh điểm rụng trứng của con cái. Hai tuần sau khi giao phối, con cái sễ đẻ trứng.

Thông thường sẽ vào tháng 7, 8 và đầu tháng 9 và tuần cuối cùng của tháng 10. Kỳ Đà Vân mỗi năm chỉ sinh một ổ. Nhưng ở những khu vực mỗi năm có hai loại gió mùa hoạt động thì có thể sinh sản 2 lần/năm. Khoảng cách giữa 2 lần là 23 – 30 ngày.

Mua bán Kỳ Đà Vân baby có bị cấm không? Giá bao nhiêu?

Kỳ Đà Vân là loài động vật sinh sống chủ yếu ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, Kỳ Đà Vân được tìm thấy ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đắc Lắc, đảo Phú Quốc, Côn Đảo… Chúng là sinh vật sống chủ yếu trên mặt đất. Mổ số có thể sống trên cây.

Hiện nay, Kỳ Đà Vân đã được liệt kê trong danh sách bị đe dọa của IUCN và thuộc nhóm IIB trong Sách Đỏ Việt Nam. Đây là danh mục các loài động vật bị nguy cấp, cấm săn bắt, buôn bán trái phép. Kỳ Đà Vân trưởng thành này có rất ít kẻ thù trong tự nhiên, con người là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng số lượng của loài này giảm nhanh chóng.

Việc mua bán loài động vật này được chú y vì chúng có giá rất cao trên thị trường. Thịt của Kỳ Đà Vân được sử dụng để làm thức ăn trong các nhà hàng, da để làm các sản phẩm phục vụ con người và dùng làm thuốc trong y học.

Chính vì vậy, để có thể nuôi loài Kỳ Đà Vân thì việc cần làm đầu tiên là người nuôi phải đăng ký với Chi cục Kiểm lâm sở tại. Đồng thời, người dân phải chứng thực được nguồn gốc vật nuôi hợp pháp. Việc mua bán cũng cần được giám sát của các cơ quan, chức năng có thẩm quyền.

Ngoài Kỳ Đà Vân bạn có thể tham khảo thêm cách nuôi một số giống Kỳ Đà cảnh khác tại Pet Mart như Kỳ Đà Ackie Monitor, Kỳ Đà Savannah Monitor, Kỳ Đà Hoa… Nếu cần tư vấn thêm có thể gửi lại tin nhắn cho chúng tôi để được hỗ trợ. Chúc bạn thành công!

5/5 - (2 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

8 kinh nghiệm cần biết cách xử lý vết thương khi bị rắn cắn

Thường thì sống ở thành phố tỷ lệ bị rắn cắn là rất thấp. Trừ phi là bị cắn bởi ...

Đặc điểm và chế độ chăm sóc Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon

Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon thuộc loài thằn lằn sống nửa trên cây. Chúng có nguồn gốc tại Indonesia, Philippin, ...

Kỹ thuật nuôi Rắn sọc dưa và hướng dẫn cách cho ăn

Tình trạng nuôi rắn sọc dưa bị kén ăn khá phổ biến. Kén ăn không phải bệnh riêng của người, ...

Cách nuôi Kỳ Đà Hoa đạt kích thước lớn nhất châu Á

Để tìm hiểu về các cách nuôi Kỳ Đà Hoa, Pet Mart đã có những chia sẻ kinh nghiệm với ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *