Tất tần tật về cách nuôi Rùa Đá Pond Trung Quốc

Phong trào nuôi rùa Đá Pond đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm gần đây và dần phát triển mạnh. Rùa Đá Pond hay rùa Đá Trung Quốc, rùa Đá Chinese Pond là một giống rùa nước, chủ yếu sống ở các đầm lầy, ao, kênh tương đối nông với đáy bùn hoặc cát. Chúng được tìm thấy nhiều ở từ Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc – Đài Loan. Cách nuôi rùa Đá Pond rất dễ. Kỹ thuật không quá phức tạp.

Tuy nhiên, cũng không phải thế mà bỏ mặc chúng tự phát triển. Nuôi bất cứ vật nuôi gì cũng vậy, đều cần sự chăm sóc và quan tâm của con người. Hiện nay, rùa Đá Trung Quốc đang được những người mê thú cưng nuôi rất nhiều. Bài viết dưới đây là một số thông tin về rùa đá Trung Quốc mà  Pet Mart đã thu thập được. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn khi nuôi giống rùa này.

Đặc điểm của rùa Đá Pond

Kích thước rùa Đá Pond max size

Trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo, cân nặng của mỗi con rùa Đá Pond cái vào khoảng 1.5 kg, chiều dài cơ thể khoảng 28cm. Rùa đưc nhỏ hơn rùa cái. Cân nặng khoảng 0.5 kg, chiều dài cơ thể khoảng 15cm. Sự trao đổi chất của rùa chậm. Cho nên sinh trưởng cũng chậm. Thông thường được 5 – 6 năm mới có thể phát dục sinh sản thành thục.

Thông thường rùa Đá Pond cái có thể lớn đến hơn 1.5 kg. Ngoài tự nhiên rùa Đá Trung Quốc được 1.5 kg rất hiếm thấy. Hiện tại môi trường tự nhiên đang dần xấu đi, thêm việc con người săn bắt, nên không thấy nhiều những con rùa Đá được 1.5 kg nữa. Rùa cái ngoài tự nhiên thông thường những con hơn 0.5 kg thì phổ biến, hơn 1 kg đã hơi ít một chút.

Rùa Đá Pond ngoài tự nhiên hàng năm đều phải ngủ đông. Trong thời kỳ ngủ đông bởi vì điều kiện khá kém, thiếu thốn thức ăn cho rùa và dinh dưỡng không đủ dẫn đến tốc độ sinh trưởng chậm chạp. Thể trọng và hình dáng cơ thể sẽ không to bằng rùa Đá Pond được nuôi dưỡng.

Tuổi thọ của rùa Đá Pond

Rùa Đá có tuổi thọ khoảng 80 năm. Mọi người thường nói đến rùa có tuổi thọ dài, đa số chỉ rùa cạn cỡ lớn. Đối với những con rùa sống trên cạn, tuổi thọ khoảng 150 năm. Rùa Đá ở Trung Quốc còn được gọi là rùa Kim Tiền, rùa Trường Thọ…

Hiện nay chủ yếu phân bố ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Loài rùa này có giá trị thưởng thức khá cao, những năm gần đây nhiều người coi nó như là vật cát tường tốt cho phong thủy. Vì thế người nuôi dưỡng rùa Đá càng ngày càng nhiều.

Rùa Đá baby ăn gì?

Các loại thức ăn cho rùa Đá Pond

Rùa Đá Pond là loài rùa ăn tạp, ăn thức ăn có nguồn gốc động vật. Chẳng hạn như cá nhỏ, tôm, ốc, dế mèn, gia cầm… Đồng thời cũng ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật như củ, rau, thực phẩm, thực vật thủy sinh. Trong môi trường nuôi nhân tạo, chúng cũng ăn bánh đậu phộng, bánh đậu… Những con rùa mới nở nên ăn cá nhỏ là chính.

Trong giai đoạn đầu của việc sinh sản, vì kích thước của rùa con khá nhỏ, cá hoang dã với kích thước khá lớn hơn được cắt nhỏ và cho ăn để tăng sự ngon miệng. Tuy nhiên, khả năng chịu đói của rùa rất đặc biệt và nếu không ăn gì trong vài ngày cũng không bị đói.

Lượng thức ăn cho rùa Pond

Lượng thức ăn hàng ngày thường bằng khoảng 5% tổng trọng lượng của cơ thể rùa Đá Pond. Được điều chỉnh tùy theo tình hình cho ăn. Tỷ lệ thức ăn trên trọng lượng nói chung là khoảng 1:4. Thức ăn nên được cố định thời gian, địa điểm, chất lượng và số lượng. Cho ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Nếu rùa ăn nhiều, bạn có thể cho ăn thêm vào buổi tối.

Khi cho ăn, những con rùa con nên được đặt ở vị trí ăn trong bể nuôi để cho rùa tự do ăn và giảm việc thức ăn bị lãng phí.Lượng thức ăn có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào kích thước của rùa. Vào mùa xuân và mùa thu, nhiệt độ vừa phải và sự thèm ăn của rùa mạnh mẽ. Lượng thức ăn có thể được tăng lên khi thích hợp.

Ngoài ra, trước mùa đông, lượng thức ăn nhiều hơn bình thường, để chuẩn bị đủ dinh dưỡng cho thời gian ngủ đông. Khi nhiệt độ rất cao vào mùa hè, thức ăn dễ bị biến chất, không nên cho rùa Đá Pond ăn thức ăn để qua đêm. Sau khi cho ăn, nếu có bất kỳ thực phẩm nào còn lại thì cần được làm sạch kịp thời để tránh gây ô nhiễm nước và môi trường sống của nó. Điều này đặc biệt quan trọng.

Thiết kế bể nuôi rùa Đá Trung Quốc

Kích thước

Rùa Đá Trung Quốc mặc dù là loài rùa nước, nhưng chúng rất cần có đất bằng để nghỉ ngơi hoặc phơi nắng. Rùa không có tai, chúng hô hấp bằng phổi, vì thế không thể ở lâu dưới nước. Hồ nuôi rùa Đá Pond phải có cả nước và đất bằng, tốt nhất là một nửa ngập một nửa cạn.

Độ dốc khoảng 20°, giúp rùa Đá Pond có thể dễ dàng lên xuống. Nền bể không nên quá trơn, để tránh cho rùa gặp trở ngại khi di chuyển. Hồ nuôi cần có mái che, để ngăn ánh nắng chiếu trực tiếp. Nếu có điều kiện, mùa hè có thể thả rùa ra cho chúng phơi nắng vào ban ngày, buổi tối bắt lại chuồng. Mùa đông cần chuẩn bị nơi để rùa ngủ đông.

Mật độ nuôi không được quá dầy, kích thước khác nhau cần tách ra nuôi riêng. Rùa Đá cũng là động vật ăn thịt, chúng có thể cạnh tranh thức ăn với những con nhỏ hơn. Tránh nuôi một con rùa Đá Trung Quốc trong bể nuôi nhỏ. Kích thước của bể nuôi rùa cảnh nên gấp năm lần kích thước của nó.

Mực nước và ánh sáng

Đừng để rùa Đá Pond ngâm trong nước, chỉ cần ngang với một nửa cơ thể là được. Đặt một ít cát hoặc đá trong bể để giúp rùa thông gió. Bạn có thể tránh rùa Đá Trung Quốc bị thối mai. Thay nước hàng tuần là cách nuôi rùa Đá tốt nhất.

Đặt con rùa ở nơi có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhưng tránh để con rùa tiếp xúc với nắng gắt. Có một nơi mát mẻ và có một hồ bơi hoặc bát nước để thư giãn và vui chơi. Hoạt động của rùa Đá Trung Quốc tương đối lớn, rùa hoạt động nhiều sẽ có lợi cho sức khỏe, có lợi cho sự phát triển của xương.

Cách nuôi rùa Đá Chinese Pond trong ao, hồ

Tiêu chuẩn nước hồ nuôi

Người nuôi cần chú ý không nên để mực nước hồ quá cao. Khi nuôi giống rùa Đá Pond, chỉ cần để nước ngập qua mai hoặc sâu 10 – 15cm là đủ. Giúp cho rùa có thể thoải mái duỗi đầu lên để thở. Hồ nuôi rùa nên đặt ở hướng Đông Nam, nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trong khoảng 1 – 2 giờ.

Không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp trong thời gian dài. Nếu trời nắng to cần che chắn cho hồ nuôi. Bể nuôi rùa cần có một chỗ cao để rùa lên phơi nắng. Rùa ngâm mình dưới nước trong thời gian dài dễ mắc chứng mềm mai. Có thể nuôi rùa trên cạn, nhưng phải cung cấp đủ nước để chúng uống và tắm. Hoặc thả rùa nuôi chung với các loài cá cảnh.

Diện tích ao rùa Đá Pond chuyên dụng thường là 1 đến 2 mẫu, để dễ quản lý, tối đa không quá 3 mẫu. Độ sâu của nước là 1 – 1,5m. Đáy ao tốt nhất là bùn. Nguồn nước đủ và chất lượng nước có tính trung tính hoặc kiềm yếu. 10 – 15 ngày trước khi nuôi rùa, ao phải được làm sạch và khử trùng triệt để. Phương pháp này có thể được chia thành khử trùng ao khô và khử trùng ao bằng nước. Các loại thuốc thường được sử dụng là vôi sống.

Nguồn nước nuôi dưỡng rùa Đá Trung Quốc

Phương pháp khử trùng ao khô, sử dụng 50 – 75 kg vôi sống trên mỗi mẫu. Khử trùng ao bằng nước, nếu độ sâu của nước 1m thì là 125 ~ 150kg mỗi mẫu. Cần có khoảng 1/5 diện tích mặt nước trong ao hoặc sử dụng mặt nước xung quanh ao khoảng 80 – 100cm để trồng bèo tây.

Đề phòng phát sinh thành phần hóa học có hại, tránh cho nước bị biến chất, phòng ngừa phát sinh hoặc xâm nhập của những chất như Crom, Cadimi, Phenol, Andehyde, Hydride, Sunfua.. đe dọa đến sự tồn tại của rùa Đá Pond, cũng trực tiếp uy hiếp đến sức khỏe của con người. Đối với điều này, nên chú ý điều chỉnh tốt độ rõ nét, độ trong của nước. Giảm bớt Ammonia, tăng cường Oxy hòa tan, điều chỉnh và sử dụng tốt các lại thực vật thủy sinh.

Xây dựng môi trường sinh thái nuôi rùa Đá Trung Quốc

Xung quang bể nuôi rùa Đá Pond giữ lại một dải đất, trồng một số loại cây nhỏ và cỏ nhỏ và rải thêm cát. Như vậy vừa có thể điều tiết nhiệt độ không khí xung quanh ao nuôi, cung cấp cho rùa bóng râm trên bờ vào ngày hè, mà còn có thể cung cấp cho chúng đẻ trứng và phơi nắng khi nhiệt độ giảm.

Thả một ít thực vật vào ao nuôi rùa (khoảng 1/3) ví dụ như lục bình hoặc bèo tây. Một mặt có thể để chúng hấp thụ các kim loại nặng có hại cùng với chất độc hại trong nước, khống chế nống độ Ammonia Nitro trong nước, không chế độ phì của nước.

Đồng thời vào mùa hè cũng có thể giảm bớt và làm ổn định nhiệt độ nước. Ngoài ra còn cung cấp cho rùa chỗ phơi nắng, nghỉ ngơi. Đối với rùa Đá Pond bố mẹ mà nói thì càng là chỗ giao phối được che chắn. Nuôi ghép các loại cá như cá Rô Phi, cá Diếc, cá mè trong ao nuôi.

Mỗi 1m² thả 1 – 2 con, lợi ích của nó là có thể dựa vào điều này để thay đổi lớp bùn đáy áo, gia tăng độ phân giải của chất hữu cơ. Đồng thời ăn phần chất thải của rùa cùng với các loại tảo mà các loài cá khác khó tiêu hóa, gia tăng tuần hoàn năng lượng của nước, duy trì dinh thái nước cân bằng.

Những lưu ý trong cách nuôi rùa Đá Pond sinh sản

Bổ sung lượng nước bay hơi của trứng rùa Đá Pond

Trong môi trường khô ráo, lượng nước trong trứng sẽ bay hơi ra bên ngoài. Vậy thì có hấp thụ nước trong môi trường ẩm ướt để bổ sung cho sự bay hơi trước đó không? Nếu bạn đã từng nuôi rùa Đá cảnh sinh sản chắc hẳn sẽ biết, trứng sẽ liên tục hấp thụ độ ẩm trong không khí. Tuy nhiên chỉ dựa vào lượng nước bên trong trứng thì không đủ.

Chính vì vậy, việc kiểm soát lượng nước đặc biệt quan trọng. Nếu như lượng nước quá nhiều, ở cuối giai đoạn ấp trứng sẽ xuất hiện vằn lưới hình mạng nhện. Vỏ trứng rùa Đá Pond sẽ trương lên cực lỳ lớn. Trứng rùa có thể biến dạng. Từ hình bầu dục biến thành hình tròn. Nếu như lượng nước quá ít, thì trứng được ấp ở giai đoạn cuối sẽ khô xác lại. Hoặc là bên trong trứng sẽ bị khô, nhưng vỏ ngoài không biến dạng.

Chú ý vai trò của lòng đỏ và lòng trắng trứng

Vai trò của lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng lần lượt là gì? Một số người nuôi rùa Đá cảnh bóc trứng rùa ra khi rùa đã phát triển hoàn thiện rồi nhưng lòng đỏ trứng vẫn rất lớn. Một câu hỏi được đặt ra đó là dinh dưỡng thời kỳ cuối có phải do lòng đỏ trứng cung cấp hay không?

Lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng đều là chất dinh dưỡng cho rùa Đá Pond. Ở giai đoạn đầu của quá trình ấp trứng, dinh dưỡng của phôi chủ yếu là từ lòng trắng trứng. Ở giai đoạn sau, rùa con sẽ hấp thụ hỗn hợp lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng.

Lúc này sẽ có một lớp màng ngoài bằng Protein bao bọc toàn bộ lòng trắng. Lòng trắng và lòng đỏ trứng được dung hợp vào với nhau. Đây chính là túi noãn hoàn mà bạn nhìn thấy. Và sau khi phần này được hấp thụ hoàn toàn, rùa con sẽ ăn. Trên thực tế, khi trứng đã thụ tinh thì lòng đỏ trứng có lẽ sẽ chìm xuống. Bạn có thể sử dụng đèn LED để quan sát trứng. Còn lòng trắng trứng để giữ độ ẩm cho trứng rùa Đá cảnh.

Đốm trắng trên trứng rùa Đá cảnh là gì?

Khi ấp trứng nên bắt đầu từ chỗ xuất hiện đốm trắng thì đặt hướng nên trên. Bởi vì vị trí đó là vị trí của phôi thai. Vậy thì đốm trắng là gì? Vì sao cùng với tự phát triển của phôi thai thì đốm trắng cũng sẽ dần dần lớn lên? Sự xuất hiện của đốm trắng cho thấy sự phát triển của phôi.

Thực tế là phôi bắt đầu hấp thụ Canxi trong vỏ trứng. Phôi thai sẽ hấp thụ Canxi càng nhiêu, đốm trắng sẽ lan rộng. Trong giai đoạn sau của quá trình ấp trứng, trứng rùa Đá Pond sẽ xuất hiện bóng đen. Điều này xảy ra khi rùa đã phát triển bên trong trứng. Có thể làn da màu đen hoặc là mai lưng gần sát vỏ tạo thành. Đây thường thường là cột mốc đánh dấu rùa con sắp chui ra khỏi vỏ.

Ảnh hưởng của việc di chuyển trứng

Việc đảo ngược trứng rùa Đá Pond 180° trong quá trình ấp trứng sẽ khiến phôi ngừng phát triển. Vì sau khi trứng được đưa ra khỏi cơ thể, cực thực vật và cực động vật sẽ được hình thành trong 24 giờ. Nếu quay 180° sẽ đảo ngược sự hình thành của hai cực.

Do đó sự phát triển không thể được thực hiện bình thường. Tuy nhiên vào cuối giai đoạn ấp trứng, nếu việc lật ngược một cách đúng cách sẽ không có ảnh hưởng gì quá lớn. Trong thực tế, trong quá trình ấp trứng, chỉ cần không phải là trứng mới được đẻ ra, ảnh hưởng của việc di chuyển lên trứng là không lớn. Sai lầm thường thường là do nhiệt độ quá cao chứ không phải do di chuyển.

Cách chọn mua rùa Đá Trung Quốc khỏe mạnh

Lựa chọn rùa Đá Trung Quốc khỏe mạnh cần xem mai rùa bóng, không bị sứt mẻ. Thân mình dày dặn, không quá gầy. Mắt sáng mở to, lỗ mũi sạch sẽ không có dị vật. Đầu và tứ chi co duỗi tự nhiên. Rùa tranh mồi nhanh, hoạt bát.

Trước tiên hãy quan sát xem nó có thở bằng miệng hoặc hay chảy nước mũi hay không. Nếu có biểu hiện, rất có thể mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt nhớ kiểm tra xem có vết thương nào không, mai rùa có khiếm khuyết hay không, nhấc rùa lên để xem nó có sức không. Đồng thời, ngâm trong nước để quan sát hoạt động.

Sau khi mua về nhà, cách nuôi rùa Đá Pond tốt nhất là cách ly và quan sát. Ngoài việc thích nghi với môi trường mới, bạn cần chú ý xem có dấu hiệu bệnh hay không. Loài bò sát thường mắc các bệnh ký sinh trùng bên trong và nên nhớ rửa tay sau khi tiếp xúc. Nếu rùa có dấu hiệu mai bị mềm, mắt lờ đờ không linh hoạt, chân hoặc cổ có vết thương hở cần nhanh chóng chữa trị.

4.6/5 - (11 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

4 bình luận “Tất tần tật về cách nuôi Rùa Đá Pond Trung Quốc

    • Tình trạng ngón chân của rùa chuyển sang màu vàng và trông như sắp rơi ra có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như nhiễm trùng, thiếu hụt dinh dưỡng, hoặc một vấn đề về môi trường sống. Đây là những bước bạn nên thực hiện:

      – Thăm Bác Sĩ Thú Y Chuyên Nghiệp: Đưa rùa của bạn đến bác sĩ thú y, đặc biệt là nếu có chuyên gia về reptile. Họ có thể chẩn đoán chính xác vấn đề và cung cấp phương pháp điều trị phù hợp.

      – Kiểm Tra Môi Trường Sống: Đảm bảo rằng môi trường sống của rùa đang đáp ứng tất cả các nhu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng UV, và không gian.

      – Chăm Sóc Dinh Dưỡng: Xem xét chế độ ăn của rùa để đảm bảo rằng nó nhận được tất cả các dưỡng chất cần thiết. Thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin A, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.

      – Hạn Chế Tiếp Xúc: Tránh việc chạm vào hoặc cố gắng điều trị ngón chân của rùa mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ thú y, vì điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng.

      Nhớ rằng, sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp là rất quan trọng trong trường hợp này, vì tự điều trị có thể gây hại nhiều hơn là lợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *