Sự khác biệt giữa Rùa nuôi trong nhà và Rùa hoang dã

Hiện nay, Rùa nuôi trong nhà rất nhiều. Bao gồm cả rùa cạn và rùa nước. Nhu cầu nuôi rùa cảnh trong nhà ngày một nhiều. Rùa hoang dã cũng được săn bắt dẫn tới nhiều loài rùa có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên rất nhiều loài đã được nuôi nhân tạo để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Theo các chuyên gia, rùa cảnh nuôi nhân tạo có nhiều ưu điểm hơn rùa hoang dã. Vậy làm thế nào để phân biệt rùa nuôi nhân tạo với rùa hoang dã ngoài tự nhiên? Cách nuôi và huấn luyện rùa nuôi trong nhà ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pet Mart để biết câu trả lời.

Môi trường nuôi dưỡng rùa hoang dã và rùa nuôi trong nhà

Rùa hoang dã là chỉ những cá thể rùa sống trong môi trường hoang dã bên ngoài. Chúng có tố chất cơ thể khá tốt, sức chịu đựng bệnh tật mạnh. Phần hoa văn phát triển rõ ràng. Mức độ sức khỏe khá tốt. Rùa hoang dã do tướng mạo ngoại hình đặc biệt nên được mọi người yêu thích. Rất nhiều người cũng muốn nuôi một chú rùa hoang dã ở nhà. Tuy nhiên ngày nay rùa hoang dã càng ngày càng ít và không được khuyến khích nuôi dưỡng.

Rùa hoang dã thích sống tụ tập thành bầy, sợ bị dọa dẫm. Nếu như đột nhiên thay đổi môi trường sinh sống của chúng thì thường thường sẽ xuất hiện hiện tượng “tuyệt thực”. Vì thế, rùa hoang dã mới mua về thì nhất định phải trải quá quá trình “thuần hóa” nhân tạo. Để thay đổi tính cách hoang dã của chúng, làm cho chúng thích nghi với môi trường mới.

Rùa nhân giống bán hoang dã là loại rùa nằm giữa rùa hoang dã và rùa nuôi trong trang trại. Hay có thể nói dễ hiểu là rùa nuôi trong nhà. Đây là giống rùa được nuôi phổ biến. Chúng vừa có được trạng thái khỏe mạnh của rùa hoang dã, lại dễ nuôi dưỡng như rùa nhân tạo.

Có nên nuôi rùa trong nhà không? Tốt hay là xấu?

Thông thường thì vẻ ngoài của rùa nhân giống bán hoang dã đều ít nhiều có chút khiếm khuyết nhỏ. Ví dụ vết thương cũ trên mai, tróc móng, gãy đuôi… Rùa nuôi trong nhà thì vừa hay đối lập. Màu sắc bên ngoài mờ nhạt, da cũng trắng bệch. Có thể bởi vì thức ăn cho rùa quá đầy đủ. Lại thêm nuôi dưỡng trong chuồng ấm áp, không có thời kì ngưng trệ sinh trưởng rõ ràng.

Tốc độ phát triển khác thường, thời gian phát triển vô cùng rộng. Rùa nuôi trong nhà có kích thước khá lớn. Thậm chí có những cá thể mới có 1, 2 tuổi đã nặng tới khoảng 0.5kg. Những năm gần đây, việc rùa nuôi trong nhà ngày càng phát triển. Hầu hết đều cho rằng, rùa bán hoang dã có thể thay thế rùa hoang dã. Chúng có đủ khả năng để làm giống, đem lại lợi ích ổn định lâu dài cho người nuôi.

Một số rùa cảnh đẹp được nuôi phổ biến như rùa Cá Sấu, rùa Tai Đỏ… Nhiều người chưa nuôi cho rằng để rùa trong nhà đen đủi, thiếu may mắn, không tốt mà lại mang điềm xấu… Những quan điểm này hoàn toàn không có căn cứ. Thực chất chúng chỉ là một loài thú cưng. Cũng tương tự như chó và mèo. Có thể đọc bài viết về các quy tắc nuôi rùa cảnh trong nhà để rõ hơn.

Lợi ích của nuôi rùa trong nhà theo phong thuỷ

Trong phong thuỷ học từ xa xưa con người đã coi rùa là một trong những Tứ Linh. Là 1 trong 4 con vật linh thiêng chính là Long, Ly, Quy, Phụng, được coi là 4 nguyên tố tạo nên trời đất. Nơi có sự xuất hiện của tứ linh là nơi có phong thuỷ tốt, biểu trưng của sự thịnh vượng, hưng thịnh.

Trên mai rùa có thể thấy thông thường ở giữa hoa văn có 3 cách mà theo phong thuỷ nó tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân. Đây dường như là biểu trưng cho sự hoà hợp giữa con người và trời đất, sự gắn kết không thể tách dời theo ý nghĩa của phong thuỷ từ xa xưa.

Và bên cạnh đó xung quanh mai rùa có 24 cách là biểu trưng cho 24 sơn. Rùa mang một ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng trong phong thuỷ của con người từ xưa cho tới nay. Vì thế nuôi rùa phong thủy trong nhà rất tốt cho ngôi nhà, căn hộ đó.

Rùa vẫn được coi là con vật có tuổi thọ cao. Chính vì vậy, việc nuôi rùa trong nhà là cách để gia chủ tin vào việc làm tăng tuổi thọ cho những người sống trong gia đình mình. Con người còn quan niệm rằng nuôi rùa trong nhà, trong căn hộ hay biệt thự là cách để trấn trạch, mang tới bình an cho gia chủ và mọi thành viên trong gia đình.

Nuôi rùa trong nhà được cho là một điềm may mắn. Đó là một cách để trấn an giúp gia chủ luôn được an lành, bình an và thuận lợi hơn trong mọi công việc. Hơn nữa, con người luôn tin việc một gia đình bất ngờ có rùa xuất hiện và bò vào trong nhà nghĩa là những điều tốt lành nhất đang tới cho gia đình đó.

Chọn mua rùa cảnh phong thủy dễ nuôi

Để mua được một chú rùa khỏe mạnh, chất lượng cần tìm hiểu thật kĩ các thông tin. Tránh bị người mua lừa gạt mua phải rùa kém chất lượng. Hoặc sai với giống ban đầu. Một số điểm cần lưu ý như:

  • Nơi nuôi dưỡng: Tìm trên mạng hoặc đến tận nơi xem địa chỉ bán rùa nuôi trong nhà. Tìm hiểu môi trường nuôi dưỡng ra sao. Ví dụ như có những nơi làm tăng nhiệt độ và thiết bị tăng nhiệt như phòng nhiệt, hồ tăng nhiệt… thì rùa bán của họ chắc chắn là rùa nuôi trong nhà.
  • Trọng lượng: Kiểm tra kì sinh trưởng của rùa. Nếu trọng lượng tăng mỗi năm quá 300g, thì chắc chắn là rùa nhân giống sinh trưởng quá nhanh.
  • Tính giá: Xem đơn vị tính giá của người bán, lấy trọng lượng để tính giá thì chắc chắn là rùa nuôi trong nhà.
  • Hỏi thức ăn: Tức là hỏi người bán số lần cho rùa ăn. Các loại thức ăn cho rùa là gì? Đối với rùa mỗi ngày cho ăn 1 lần trở lên thì rùa bán đó chắc chắn là rùa nuôi được nhân giống.
  • Hỏi ngủ đông: Chính là hỏi người bán rùa non mới ra mai năm đầu tiên thì ngủ đông ở đâu? Nếu như rùa non tăng nhiệt độ để ngủ đông, thì rùa bán đó chắc chắn được nhân giống để bán trong điều kiện trong nhà.

Cách cho rùa nuôi trong nhà ăn khoa học

Rùa mới mua về thì trong hai tuần đầu tiên thường không chủ động ăn thức ăn. Thỉnh thoảng có một số ít rùa ngoại lệ. Thử đặt 2 loại thức ăn là thịt và rau vào trong bể nuôi như thịt cá, thịt lợn nạc, bí đỏ, cà chua… kiên nhẫn quan sát tình trạng ăn uống của chúng.

Nếu như sau 2 tuần mà chúng vẫn không chịu ăn, thì có thể dùng cách ép ăn nhân tạo. Khi ép ăn, dùng tay trái giữ lấy rùa, tay phải dùng nhíp kẹp thịt. Cố gắng nhét thức ăn vào trong miệng chúng. Sau đó, thả rùa xuống, để chúng tự nuốt thức ăn.

Mỗi lần 3 – 4 miếng nhỏ. Mỗi ngày cho ăn một lần. Thông thường sau 1 tuần (hoặc một khoảng thời gian dài hơn) thì có thể chủ động ăn uống. Nhất định phải chú ý khi cho ăn đừng kinh động đến rùa. Phải đợi sau khi rùa ăn xong hết thì có thể chơi đùa với chúng.

Một số loài rùa vô cùng nhát gan và hay xấu hổ, nuôi dưỡng nhân tạo hầu như không có tỷ lệ sống sót cao. Mọi người cố gắng lựa chọn những con rùa được gây giống nhân tạo để nuôi làm thú cưng nhé.

Tập ăn ở vị trí cố định

Sau khi rùa chịu ăn mồi rồi, chủ nuôi hãy đặt phên hoặc khay mồi động vật tươi ở vị trí cao hơn. Đến khi rùa học được thói quen bò lên bờ ăn thì thôi. Đồng thời với đó cũng nên rút dần điểm cho ăn, chỉ nên cho ăn ở 1 – 2 nơi cố định.

Tập ăn theo thời gian cố định

Vào thời gian nhử mồi, cho ăn vào 5 – 6h chiều mỗi ngày một lần. Vào thời gian bắt đầu kiếm mồi, cho ăn thêm 1 lần vào 12h – 1h trưa. Đến khi tới giai đoạn cho ăn kết hợp với thức ăn chăn nuôi thì chăn thêm 1 lần vào 8 – 9h sáng. Từ đó rèn cho rùa thói quen “ngày ăn ba bữa”.

Tập ăn theo loại mồi nhất định

Khi nhử mồi dụ rùa ăn, hãy cho ăn toàn bộ bằng mồi động vật tươi. Đợi đến khi rùa biết bò lên lên bờ rồi, hãy giảm bớt tỉ lệ mồi như ăn đi. Đồng thời đặt thức ăn chăn nuôi gần nơi nhử mồi để rùa rèn thói quen ăn thức ăn chăn nuôi hỗn hợp.

Tập ăn với lượng mồi cố định

Trong giai đoạn nhử mồi, mỗi ngày cho rùa ăn lượng thức ăn khoảng 0,5%. Sau khi rùa chịu ăn rồi, hãy tăng dần lượng mồi động vật tươi. Đến khi đạt khoảng 3% lại giảm dần tỉ lệ mồi động vật tươi về 0, đồng thời tăng tỉ lệ thức ăn chăn nuôi. Đến khi thức ăn mỗi ngày đạt tỉ lệ ổn định khoảng 3 – 5% thức ăn chăn nuôi hỗn hợp là được. Đến giai đoạn này là hoàn thành quá trình thuần hóa rồi.

Thiết kế bể nuôi rùa trong nhà gần với tự nhiên

Sau khi thả rùa vào trong bể, phải tránh thường xuyên thay đổi bể nuôi dưỡng, để tránh rùa khó thích nghi. Bố cục trong bể nuôi cố gắng mô phòng môi trường tự nhiên. Nếu bể nuôi có diện tích lớn thì nên phân thành 2 khu vực nước và đất tiền. Trên “đất liền” trồng một số cây cỏ dại. Diện tích bể nuôi nhỏ thì có thể đặt đá trứng ngỗng và rong rêu vào trong nước, để thuận tiện cho rùa leo trèo.

Hai tuần đầu tiên, nên đặt rùa ở chỗ tối. Do rùa cực kỳ dễ bị hoảng sợ. Đặc biệt mẫn cảm nhất với chấn động và sự động chạm. Vì vậy, người nuôi nên thường xuyên tiếp xúc với rùa, vuốt ve cơ thể nó. Dùng bàn chải lông mềm để vệ sinh các chất bẩn trên cơ thể chúng, khiến cho chúng dần dần thích ứng với sự tiếp xúc của con người. Giảm bớt cảm giác “sợ hãi” của chúng.

Phương pháp huấn luyện rùa nuôi trong nhà

Thời gian thuần hóa rùa nuôi trong nhà dài hay ngắn, kết quả tốt hay xấu có liên quan trực tiếp đến việc nuôi dưỡng và sinh sản của rùa. Một số trường hợp thuần hóa có thể mất tới 1 – 2 tháng mới hoàn thành, trong khi đó một số có thể chỉ cần 1 – 2 tuần.

Nếu nuôi rùa hoang dã cần giữ môi trường yên tĩnh. Rùa hoang dã cảm thấy sợ hãi khi trải qua quá trình bị săn bắt và vận chuyển, lại thêm việc hoàn cảnh sống thay đổi đột ngột từ môi trường hoang dã tự nhiên sang bể nuôi nhân tạo càng làm chúng trở nên nhút nhát hơn.

Để rút ngắn thời gian thuần hóa mà vẫn đảm bảo được hiệu quả tốt, sau khi thả rùa vào bể, bạn hãy cố gắng bằng mọi cách đừng xuất hiện hay hoạt động gì ở gần bể nuôi, tạo cho chúng môi trường yên tĩnh nhất có thể, để chúng có thời gian thích nghi cũng như đặt nền móng cơ sở cho việc thuần hóa.

3/5 - (2 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *