Rùa bị bệnh táo bón do đâu? Chữa trị thế nào?

Con người có thể bị táo bón, chó, mèo cũng có thể bị táo bón. Vậy rùa bị bệnh táo bón thì sao? Chúng có khả năng bị bệnh này hay không? Đáp án khẳng định là có. Khi Rùa bị bệnh táo bón, bạn sẽ thấy chúng mấy ngày liền, thậm chí mấy tuần không “đi nặng”. Hoặc thấy chúng vểnh phần sau của mai, liên tục rụt đầu. Ngoại trừ biểu hiện của khó sinh, khả năng lớn là rùa cảnh của bạn đã bị táo bón.

Nguyên nhân gây ra táo bón ở rùa kiểng

Táo bón ở Rùa không phải là một chứng bệnh riêng. Đây chỉ là một triệu chứng, rất nhiều loại bệnh khi mắc phải sẽ có triệu chứng Táo bón. Đồng thời, chế độ nuôi dưỡng không hợp lý cũng có thể là nguyên nhân khiến Rùa bị bệnh táo bón. Các nguyên nhân dẫn đến táo bón gồm:

  • Chế độ nuôi dưỡng không hợp lý: Thức ăn cho rùa thiếu chất xơ. Rùa thường ăn lượng lớn thức ăn ở đáy bể mà những thức ăn này phần lớn sẽ tích đọng lại trong đường tiêu hoá. Khiến chúng không thể đào thải một cách bình thường. Cùng với đó là các nguyên nhân như lười hoạt động, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp.
  • Các nguyên nhân gây bệnh Táo bón: Nuốt phải dị thể gây tắc đường ruột. Mất nước nghiêm trọng. Bệnh về cột sống. Sỏi đường tiết niệu tích tụ trong bàng quang hoặc chèn ép lên đường tiêu hoá. Lạm dụng kháng sinh làm tiêu huỷ các lợi khuẩn ở ruột…đều là các nguyên nhân khiến Rùa không thể đại tiện hoặc khó khăn trong quá trình đại tiện.

Làm thế nào để phát hiện rùa bị táo bón?

Rùa mắc Táo bón sẽ có một khoảng thời gian dài không đại tiện hoặc có biểu hiện “đi ngoài” khó khăn. Thế nào là “đi ngoài” khó khăn? Tức là khi đại tiện, Rùa thường xuyên chống chân sau. Động tác giống như muốn “nhấc mông.  Đầu rùa liên tục thò ra rụt vào. Nếu không phân biệt được với biểu hiện khó sinh. Muốn xác nhận thêm một bước nữa, bạn có thể đưa Rùa tới bệnh viện thú y chụp X – quang. Có thể thông qua phim chụp nhìn thấy các vật tắc nghẽn trong ruột rùa. Trong tình huống nghiêm trọng có thể dẫn đến tắc ruột.

Điều trị táo bón cho rùa

Táo bón là một việc rất đau khổ. Thấy Rùa cưng chật vật, chủ nuôi cũng lo lắng theo. Vậy chúng ta có thể làm gì để giúp chúng đây? Cùng tham khảo các phương pháp dưới đây nhé!

  • Nhuận tràng, thông ruột: Dùng dầu mè (loại dùng trong nấu ăn) cho Rùa ăn với liều lượng 30 – 50 ml/lần. Hoặc dùng viên hạt thầu dầu và các loại thuốc trị Táo bón khác.
  • Rửa ruột: Có 2 cách. Cách thứ nhất, dùng xà bông gia dụng, dùng nước xà phòng kiềm 30°C đẩy vào từ lỗ bài tiết. Cách thứ hai, dùng công cụ thông ruột có bán ở các tiệm thuốc. Mua loại nhỏ là được rồi, dùng 4 – 5 ống/lần/ngày (10ml/ống). Đẩy thẳng vào trực tràng. Sau khi đã đẩy được phần phân tắc ra ngoài. Đổi sang sử dụng 2 ống/lần/ngày. Tiếp tục sử dụng trong vòng 2 ngày.
  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, có thể dùng sữa chua hoặc các thức uống bổ sung Probiotic
  • Nếu các phương pháp trên vẫn không có tác dụng, tốt nhất bạn nên đưa Rùa cưng đến bệnh viện thú y để các bác sĩ tiến hành kích thích nhu động ruột, xử lý sau hồi phục. Dùng Catosal (0.3ml/kg), tiêm bắp, mỗi ngày 1 lần. Dùng liên tục trong vòng 5 ngày (thành phần chủ yếu của Catosal gồm Vitamin B12 cùng với butaphospha kích thích công năng của gan. Giảm phản ứng căng thẳng. Kích thích thèm ăn, thúc đẩy miễn dịch tự nhiên. Vitamin B12 tham gia vào quá trình trao đổi chất của đường và chất béo. Tham gia vào quá trình tổng hợp Axit Amin và Protein. Quá trình tổng hợp tế bào máu. Catosal có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ hồi phục sau bệnh, kích thích ngon miệng. Đồng thời có tác dụng bổ gan, giải độc rất tốt.

Rùa bị táo bón nghiêm trọng nên làm thế nào?

Nếu Táo bón nghiêm trọng dẫn đến viêm dạ dày hoặc tắc ruột, ngoài 4 phương pháp trên, hãy thực hiện các bước xử lí sau:

  • Giảm viêm: Dùng Gentamicin uống (15ml/kg). Mỗi ngày 2 lần, dùng liên tục trong 5 ngày.
  • Kháng sinh, bổ gan: Tiêm thuốc giải độc mạnh (Compound Ammonium Glycyrrhizinate Injection) với liều lượng 2 lần/ngày. Liên tục trong vòng 2 ngày
  • Bổ sung nước: Tắc ruột thấp có thể khiến cơ thể trúng độc do quá trình chuyển hoá axit. Có thể dùng các dung dịch muối bù nước. Tắc ruột cao có thể gây trúng độc do quá trình chuyển hoá kiềm. Cẩn trọng khi dùng Natri Hiđrocacbonat.

Trên đây là những thông tin liên quan đến táo bón ở rùa, hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn!

5/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *