Phòng ngừa và điều trị Rùa bị bệnh mất nước thường gặp

Cảm thấy mùa đông cách chúng ra không còn xa nữa. Rùa thích sử dụng thiết bị sưởi để tăng nhiệt độ môi trường, có khả năng sẽ xuất hiện phản ứng mất nước do thời gian phơi nắng quá dài gây ra. Gặp trường hợp rùa mất nước nên làm như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Bác sĩ thú y nhé.

Triệu chứng

Lượng nước hấp thu vào không đủ hoặc mất đi quá nhiều, dẫn đến hiện trượng dịch thể bên ngoài tế bào giảm sút, được gọi là mất nước. Căn cứ áp lực thấp thấu nước bên ngoài tế bào khác nhau có thể phân chia thành mất nước tính thấm cao, mất nước tính thấm thấp và mất nước tính thấm cân bằng.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm ruột, viêm phổi, ăn uống không đầy đủ, sử dụng quá nhiều thuốc lợi tiểu, có thể dẫn đến mất nước ưu trương; sau khi bị cảm nắng bổ sung dịch lỏng không hợp lý, tiêu chảy, hoặc sử dung quá nhiều thuốc lợi tiểu loại bỏ Natri trong thời gian dài, như viên Hydrochlorothiazide, có thể dẫn đến mất nước nhược trương.

Vết thương rõ ràng trên diện tích lớn ở mai, viêm ruột cấp tính, cảm nắng, vận chuyển đường dài hoặc do một số bệnh có tính viêm gây ra phản ứng mất dịch thể, có thể dẫn đến mất nước tính thấm cân bằng. Cá thể rùa mất nước mắt thông thường sẽ lõm xuống, cũng có cá thể sẽ lõm tai.

Điều trị và chăm sóc

Mất nước ưu trương

Là tình trạng mất nước kết hợp với thiếuNa+trong đó mất nước nhiều hơn mất Na+, chỉ một loại mất nước mà lượng nước mất đi là chính, lượng Na+mất đi khá ít. Như sống trong môi trường nuôi dưỡng nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, thiếu nước uống hoặc uống nước không đầy đủ; khi viêm phổi trao đổi khí quá nhiều dẫn đến mất nước; hoặc như khi viêm ruột, trong một thời gian ngắn thải ra một lượng lớn phân dạng nước chứa lượng Natri thấp.

Điều trị: Dùng dung dịch đường glucose 3% – 5% cho thêm dung dịch Natri Clorua 0.5-0.9% theo tỷ lệ 2:1, làm thành dung dịch dinh dưỡng cho rùa uống. Hoặc bổ sung thêm dịch thể thông qua cách tiêm vào ổ bụng.

Mất nước nhược trương

Là tình trạng mất nước kết hợp với thiếu Na+ trong đó mất Na+ nhiều hơn mất nước, lượng Na+mất đi nhiều hơn lượng nước mất đi. Như khi bổ sung dịch thể chỉ bổ sung thành phần nước, bỏ qua bổ sung chất điện giải; hay như dùng thuốc lợi tiểu thải Natri quá nhiều hoặc trong thời gian dài.

Điều trị: Dùng dung dịch đường Glucose 3%-5% thêm dung dịch muối Natri Clorua tỉ lệ 1:1, thêm một lượng chất điện giải tổng hợp thích hợp, điều chết thành dung dịch dinh dưỡng cho rùa uống.  Hoặc bổ dung nước đường muối cân bằng qua con đường tiêm ổ bụng, ngoài ra cho ăn hoặc cho uống dung dịch dinh dưỡng chứa chất điện giải tổng hợp.

Mất nước đẳng trương

Mất nước và ion Na+tương đương với nhau: Muối Natri và nước trong dịch thể động vật lần lượt mất đi theo huyết tương. Như nôn ói, tiêu chảy mất đi lượng lớn dịch tiêu hóa, khi tổn thương phần mềm sẽ mất đi lượng huyết tương lớn, mất dịch thể khi say nắng.

Điều trị: Dùng dung dịch nước đường Glucose 3%-5% thêm nước muối Natri Clorua 0.5-0.9% theo tỷ lệ 1:1, điều chế thành dung dịch dinh dưỡng cho rùa uống. Hoặc bổ dung dịch thể qua bằng đường tiêm ổ bụng. Chăm sóc: Tăng cường chất dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, giảm bớt việc phát sinh bệnh.

Khi cho rùa phơi nắng phải quan sát thường xuyên, bổ sung nước kịp thời, tránh để cho dịch thể mất đi quá nhiều, dẫn đến mất nước.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *