Nuôi Rùa cạn thế nào để không bị chết yểu

Nuôi rùa cạn khó hay dễ? Làm thế nào để những chú rùa cảnh có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh. Rùa là động vật có tuổi thọ dài nhưng tỷ lệ tử vong của rùa cảnh hiện nay lại khá cao. Vậy nguyên nhân chính gây nên cái chết cho chúng là gì? Hãy cùng petmart.vn tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân khiến rùa chết khi mới nuôi

  • Thời gian dài không thấy ánh nắng mặt trời sẽ dễ bị mềm mai, sau đó tiều tụy mà chết.
  • Rùa con đòi hỏi phải thường xuyên hỗ trợ bài tiết, nếu không sẽ bị sỏi thận mà chết.
  • Thùng nuôi rùa nhỏ, hệ thống đèn sưởi công suất vượt mức rất dễ khiến rùa mắc bênh mãn tính, thể chất suy yếu một khi cảm lạnh sẽ chết.

Nguyên nhân khiến rùa chết khi mới nuôi

  • Thường xuyên cho ăn rau thì nhất định phải loại bỏ sâu bọ, nếu không cũng có thể tử vong.
  • Nếu nuôi ghép thì phải cẩn thận rùa Chân Đỏ sẽ ăn các giống rùa khác.
  • Chất liệu lót chuồng chất lượng kém. Nếu không khi nuôi rùa cạn sẽ bị thối móng.

Chính vì vậy, nếu bạn nuôi rùa cạn mà không chú ý những điểm trên sẽ khiến rùa con chết đi nhanh chóng. Nhiều khi, bạn có thể không biết được nguyên nhân chúng tử vong là gì.

Một số lưu ý khi nuôi rùa cạn

Điều cần chú ý nhất khi nuôi dưỡng rùa cạn nước ngoài chính là nhiệt độ. Nhiệt độ thùng nuôi tốt nhất nên duy trì trong khoảng 26°C – 32°C. Chủ nuôi nên cho ăn thức ăn có hàm lượng nước lớn để rùa cạn hình thành bài tiết đầy đủ. Nhằm đề phòng rùa bị bệnh sỏi thận.

Trong trường hợp có nhiều thời gian, mỗi ngày bạn có thể dùng nước ấm ngâm tắm cho rùa khoảng 20 – 30 phút. Tắm cho rùa có tác dụng giúp cho hệ bài biết của rùa cạn. Đảm bảo duy trì thùng nuôi sạch sẽ. Nước có thể kích thích hành vi bài tiết ở loài bò sát. Ngâm tắm sẽ kích thích rùa đi tiểu, từ đó thải ra axit Uric. Vì thế có thể thấy muốn phòng ngừa sỏi thận vẫn nên cung cấp một lượng nước đủ cho rùa để chúng tạo ra lượng nước tiểu lớn.

Một số lưu ý khi nuôi rùa cạn

Cuối cùng những phụ kiện không thể thiếu của thùng nuôi cũng nên mua bao gồm hang đá ẩn nấp, khay nước, UVB… Khay nước cực kỳ quan trọng, nước là sự sống của tất cả động vật. Cần chuẩn bị một lượng nước lớn đủ để rùa tự do ra vào khay nước. Đồng thời có thể giải quyết vấn đề nước uống và giúp rùa cạn đi vệ sinh.

Đừng nuôi ghép với rùa cạn với các giống khác

Nuôi ghép chỉ có thể tiến hành giữa những cá thể không khác nhau quá nhiều. Nếu không rùa nhỏ sẽ dễ sinh ra áp lực tinh thần dẫn đến chán ăn. Ngoài ra, nếu như nuôi ghép cũng một số loài rùa cạn ăn thịt như rùa Chân Đỏ sẽ rất nguy hiểm. Rùa nhỏ dễ bị cá thể rùa ăn thịt kích thước lớn tấn công đột ngột mà mất mạng.

Đừng nuôi ghép với rùa cạn với các giống khác

Cho dù bất luận là nuôi rùa cạn hay rùa nước thì bạn cũng cần tìm hiểu thật kĩ. Ngoài đặc điểm tính cách của chúng bạn cũng nên học tập các kỹ thuật chăm sóc rùa cảnh phù hợp. Đảm bảo rùa có thể sống khỏe và kéo dài tuổi thọ hơn.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về các giống rùa cạn như rùa Leopard, rùa đầu đỏ, rùa chân vàng… vui lòng gửi tin nhắn về page của bác sĩ thú y để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *