Những thứ cần chuẩn bị trước khi điều trị bệnh ở Rùa

Chắc chắn đã có nhiều bài viết dạy bạn cách chẩn đoán và điều trị bệnh cho Rùa. Trong bài viết này, Bác sĩ thú y sẽ nói về cách chuẩn bị cho việc điều trị một chú Rùa bị bệnh nhé!

Trọng lượng cơ thể

Các bạn nuôi Rùa thường thắc mắc nên dùng thuốc với liều lượng thế nào? Khi tính toán liều lượng của thuốc, một số chủ nuôi chia sẻ rằng có thể sử dụng 30 – 60% trọng lượng cơ thể làm cơ sở tính toán, trừ đi trọng lượng của mai Rùa. Nhưng xương cũng là một mô hoạt động trao đổi chất. Và tính liều lượng thuốc dựa trên tổng trọng lượng cơ thể là phương án khá hợp lí.

  • Điều trị bằng kháng sinh
  • Chủ yếu để điều trị Vi khuẩn Gram âm và Vi khuẩn Mycoplasma.

Chu kỳ tiêm

Tốt nhất là cứ sau 24 – 48 giờ, quá trình điều trị kéo dài từ 5 – 7 ngày.

  • Ngăn ngừa mất nước: Nếu Rùa không uống nước trong quá trình điều trị, hãy tiêm dưới da hoặc tiêm nội nhãn cho Rùa với liều lượng 1 – 2% dựa trên trọng lượng cơ thể của chúng.

Rùa thường hấp thu và lưu trữ nước ở bàng quang. Do đó, các chất chuyển hóa của kháng sinh sẽ làm trì hoãn sự bài tiết, trong trường hợp mất nước sẽ khiến thận chịu nhiều tổn thương hơn.

  • Vị trí tiêm: Tiêm vào chân trước, đặc biệt là với những loại thuốc có hại cho thận.

Các phương pháp khác

  • Xịt mũi: 1 lần/ngày. Các loại thuốc thường dùng là Oxytetracycline, và Tylosin.
  • Xịt toàn thân: Dùng 1/2ml Kháng sinh cùng 5 ml nước muỗi, mỗi ngày xịt 4 lần

Tái tạo hệ thống lợi khuẩn đường ruột: Điều trị bằng thuốc kháng khuẩn lâu dài sẽ luôn khiến Rùa xuất hiện tình trạng tiêu chảy nặng, nguyên nhân là do kháng sinh đã phá hủy hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Sau một quá trình điều trị bằng kháng sinh, nên cho Rùa bị bệnh ăn sữa chua tự nhiên hoặc ăn phân đã được lọc của đồng loại khỏe mạnh, đây là biện pháp vô cùng thích hợp để giải quyết vấn đề.

Thận trọng khi dùng thuốc

  • Ivermectin: Đã được chứng minh là loại thuốc có thể gây tử vong cho mọi loại Rùa, do đó không nên sử dụng bất kì chế phẩm thuốc nào có chứ Ivermectin để tẩy giun.
  • Piperazin (còn được gọi là piperazine, piperazine, hexahydropyrazine, chlorpyrifos) và Levamisole: Nên thận trọng khi sử dụng cho Rùa.

Chăm sóc cơ bản cho Rùa ốm

  • Cách ly: Tránh lây nhiễm chéo giữa các cá thể
  • Giữ nhiệt độ phòng cao hơn: Ít nhất trong khoảng 28 – 30°C. Việc này có thể tăng tốc độ phân phối và chuyển hóa thuốc và tăng sức đề kháng của cơ thể.
  • Bổ sung nước: Bổ sung chất lỏng bằng đường uống hoặc tiêm để tránh mất nước.
  • Cung cấp nơi cư trú khô ráo, không ẩm thấp.
5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *