Những thói quen cực xấu của người mới nuôi rùa kiểng

Những người nuôi rùa kiểng thường có những thói quen xấu. Tâm lý mua rùa về nuôi chắc chắn sẽ rất vui mừng và quan tâm tới những chú rùa. Tuy nhiên, đôi khi những thói quen này của chủ nhân lại ảnh hưởng cực xấu tới những chú rùa mini mới mang về nhà. Hãy cùng petmart.vn điểm qua những thói quen xấu này nhé.

Người nuôi rùa kiểng quá quan tâm, lo lắng

Rùa mới mua về, bỏ bữa một ngày vội vàng tìm bác sĩ thú y. Luôn nghĩ rùa bị bệnh. Những biểu hiệu về rùa mà bạn miêu tả ra cũng mang cảm giác đó là những triệu chứng không bình thường. Ví dụ như “Rùa của em cả ngày không ăn gì, vùng vẫy trong nước. Cảm giác chúng khổ sở lắm, làm thế nào đây bác sĩ? Liệu nó có chết không?”.

Những miêu tả như vậy nhìn có vẻ rùa thực sự đã mắc bệnh nhưng thực ra, phần lớn các trường hợp đều là sự lo lắng quá mức của chủ mà thôi. Vốn dĩ không nên ngày nào cũng cho rùa ăn. Chủ nuôi nào hỏi vấn đề này chứng tỏ họ cho rùa ăn mỗi ngày. Đây là thói quen nuôi dưỡng sai lầm cần đính chính.

Thứ hai, khi đối mặt với vấn đề này, cần dựa vào thời gian nuôi của Rùa. Nếu Rùa của bạn mới được mua về, do vẫn chưa thích nghi với hoàn cảnh mới nên bỏ ăn. Hơn nữa “vùng vẫy trong nước, cảm giác rất khổ sở” có thể chỉ là do “cái nhìn qua lăng kính sắc màu” khi chủ nuôi lo lắng mà thôi. Chứ không phải bệnh.

Thứ ba, dù không phải là Rùa mới được nuôi thì việc bỏ bữa một ngày cũng không phải là việc cần quá lo lắng. Tốt nhất chủ nuôi rùa kiểng hãy quan sát trong vòng 1 tuần. Nếu chỉ là vấn đề nhỏ, Rùa có khả năng tự chữa khỏi được. Nếu là vấn đề nghiêm trọng như việc trao đổi chất chậm thì trong khoảng thời gian 1 tuần cũng chưa thể trở nên ác tính.

Người mới nuôi rùa kiểng luôn tự cho mình là đúng

Khi nuôi Rùa được một thời gian mà không thấy biểu hiện bệnh gì, cộng thêm việc không ngừng đọc các tài liệu tham khảo từ các trang web, chủ nuôi chợt tự cho mình là “biết tuốt”. Vừa thấy người mới có vấn đề thắc mắc là lập tức bắt lấy cơ hội “thể hiện mình”. Luôn làm phức tạp hoá vấn đề.

Ví dụ vừa thấy bệnh thối mai, chưa kịp xem nặng nhẹ thế nào đã mách dùng thuốc y như cách làm cũ hoặc bảo họ cắt phần mai hỏng đi. Vừa thấy tiêu chảy là lập tức cho rằng viêm dạ dày. Cần dùng ngay kháng sinh Oxytetracycline…  Anh bạn “biết tuốt” này nhờ vào sự “chỉ dạy” đối với những người mới nuôi mà đạt được cảm giác thành tựu.

Nhưng nếu bản thân người đó không có kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào những tri thức suông trên mạng, không nghiên cứu phương pháp trị liệu đúng đắn, còn không muốn để người khác nghĩ rằng mình thiếu sót, không hiểu mà làm như hiểu. Hành vi này chứng tỏ người này không đáng tin cậy. Là một người hoàn toàn vô trách nhiệm.

Chỉ quan tâm số lượng chứ không để tâm đến chất lượng

Qua một thời gian, một vài người mới sẽ bắt đầu chìm đắm vào Rùa. Không ngừng mua Rùa. Mua về tới 4 – 5. Thậm chí 7 – 8 con. Tin rằng các bạn nuôi Rùa đều không phải chuyên gia trong việc gây một trại Rùa. Mọi người đều có công việc riêng của mình.

Thời gian nuôi Rùa chỉ chiếm một phần nhỏ trong cả ngày của các bạn. Nếu như bạn mua về càng nhiều, phần thời gian nhỏ này của bạn sẽ bị chia nhỏ ra càng nhiều phần. Thời gian dành cho mỗi chú Rùa càng ít đi. Nếu coi Rùa là thú cưng, điều này có nghĩa bạn phải có trách nhiệm với chúng. Nếu thời gian để ngó ngàng đến chúng còn không có thì bạn nuôi dưỡng chúng thế nào đây? Cách nuôi chỉ tham số lượng mà không đoái hoài gì đến chất lượng này thì Rùa sinh bệnh cũng chỉ là chuyện một sớm một chiều mà thôi.

Biến tình yêu với rùa thành sự giày vò

Yêu Rùa là việc có thể hiểu được. Nhưng nếu giữ suy nghĩa “bưng trên tay còn sợ rơi ngã” thì biến thành quá đáng rồi. Ví dụ một số người mới nuôi rùa kiểng sẽ dành cả ngày ngồi canh bể hoặc ổ nuôi rùa. Bất cứ lúc nào cũng muốn lấy ra sờ, nhìn ngó rồi nói chuyện nhẹ nhàng với nó. Cảm giác như coi Rùa thành con ruột của mình.

Cách yêu sâu đậm này có lẽ là áp lực tâm lý. Rùa kị nhất là bị “giày vò”, Rùa bị bệnh cũng từ đó mà ra. Nếu thực sự yêu Rùa, hãy cho chúng một môi trường yên tĩnh. Ngoài cho ăn, dọn dẹp, ngâm tắm, quan sát, kiểm tra thân thể… thì đừng nên làm phiền chúng.

Còn một điều nữa là nhiều bạn thích mang Rùa theo bên người. Ví dụ như cùng đi làm, đặt trên giường hoặc trên bất cứ chỗ nào có thể bò. Cách tương tác thế này thực ra rất không nên. Dù sao trên cơ thể Rùa ít nhiều cũng tồn tại nấm Salmonella. Sau khi tiếp xúc với Rùa hãy rửa tay bằng xà bông. Việc này tốt cho cả chủ lẫn Rùa. Dù sao vẫn nên đặt  vấn đề vệ sinh lên đầu.

Có mới nới cũ, không ngừng đổi rùa

Trong những người nuôi Rùa, cũng không thiếu những cả thèm chóng chán. Những người này nuôi rùa nhưng không thích yên ổn. Khi đã hết cảm giác mới mẻ liền nghĩ cách đẩy Rùa đi. Đổi Rùa khác về nuôi.

Tuy rùa là động vật máu lạnh nhưng chúng cũng là những sinh mệnh. Nuôi lâu dần cũng sẽ biết giao lưu với chủ. Niềm vui của việc nuôi Rùa không nằm ở cảm giác mới mẻ mà là tình cảm tích luỹ dần theo năm tháng. Chỉ cần bạn kiên trì, niềm vui và cảm giác thành công sau này là vô hạn.

Hi vọng mỗi chú Rùa nhỏ đều sẽ gặp được một người chủ thật sự hiểu được cách yêu chúng. Cho chúng một mái nhà yên ổn!

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *