Những loại cỏ dùng để chữa trị bệnh ở Rùa cực hiệu quả

Dưới đây là những loại cỏ dùng để chữa bệnh ở Rùa cực hiệu quả mà Bác sĩ thú y muốn giới thiệu cho các bạn biết.

Bại tương thảo

Bại tương thảo còn gọi là Bại tương hoa vàng, Lộc trường, Trạch bại, Lộc thủ, Mã thảo. Chúng thích môi trường ẩm ướt, chịu được lạnh hơn và chủ yếu được sinh ra ở những nơi ẩm ướt ven rừng, sườn đồi và ven đường.

Chủ yếu phân bố ở một số tỉnh thuộc phía Đông và Nam Trung Quốc, 1 số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Toàn bộ cỏ được thu hoạch vào mùa hè và mùa thu. Sau khi rửa, cây được sấy khô để nghiền thành bột cỏ.

Thành phần dược lý: bại tương thảo có chứa dầu dễ bay hơi, nhiều loại Saponin và Saponin bao gồm Axit oleanolic và Rhamnose, Glucose, Arabinose, Galactose, Xyloza và các loại tương tự. bại tương thảo cũng chứa các thành phần hóa học như Tannin và Alkaloids. Ngoài ra còn rất giàu Protein và Vitamin tổng hợp.

Các nghiên cứu dược lý đã chỉ ra rằng bại tương thảo có tác dụng thúc đẩy tái tạo tế bào gan và cải thiện chức năng gan. Có tác dụng kháng khuẩn mạnh, đặc biệt đối với Staphylococcus aureus, Shigella flexneri, Salmonella typhi, Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli.

Phương pháp ứng dụng: Cỏ Bại tương có vị đắng, cay và mát. Nó có tác dụng thúc đẩy sự tái sinh của tế bào, cải thiện chức năng gan, thanh nhiệt, giải độc và hút mủ, kích thích máu hoạt động, loại bỏ đờm. Trong phòng ngừa và điều trị bệnh cho Rùa, nó có thể được sử dụng để khống chế bệnh đốm trắng, bệnh thối da và bệnh ghẻ của Rùa. Dùng uống có thể ngăn ngừa bệnh gan và chảy máu ở rùa.

Cách sử dụng: 30 gram sản phẩm khô/m3 nước, ngâm trong 3 giờ trước khi sử dụng, sau đó sắc lấy nước uống và uống liên tục trong 3 ngày. Dùng bại tương thảo đường uống chiếm 2% lượng thức ăn khô trong ngày và sử dụng trong 10 ngày mỗi tháng. Tuy nhiên, nó thường được áp dụng kết hợp với các loại thảo mộc khác, nhưng tỷ lệ tương thích không quá 25%.

Rau dấp cá

Các tên khác như Giấp cá hay Dấp cá, Diếp cá, Lá giấp, Rau giấp, là một loài thực vật thuộc họ Sauuraceae. Dấp cá chủ yếu được tìm thấy ở các khu vực miền núi, rừng, cánh đồng và bãi cỏ. Cây được thu hoạch vào mùa hè và mùa thu, trực tiếp dùng hoặc được sấy khô và nghiền làm bột cỏ.

Thành phần và dược lý: Theo tính toán, 1000g bột Diếp cá khô chứa 98g Protein thô, 20g Chất béo thô, 390g chiết xuất không chứa nitơ, 52g Canxi, 31g Phốt pho và chứa nhiều loại Vitamin. Diếp cá cũng rất giàu hóa chất dễ bay hơi, Alkaloids, Muối kali, Houttuyfonate, Isoquercetin và các thành phần hóa học hiệu quả khác.

Thuốc sắc Diếp cá khô và dùng tươi có tác dụng ức chế mạnh đối với các vi khuẩn gây bệnh như Liên cầu tan huyết, Phế cầu khuẩn, Escherichia coli và Trực khuẩn thương hàn. Dầu dễ bay hơi của Diếp cá cũng có tác dụng ức chế tốt đối với Nấm mốc.

Ngoài ra, hoạt chất trong Diếp cá cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch và cầm máu của cơ thể. Tuy nhiên, vì Diếp cá chứa một lượng chất độc nhỏ, nên cần kiểm soát khi sử dụng qua đường uống, nếu không sẽ gây khó chịu đường ruột và ảnh hưởng đến việc ăn uống của Rùa. Do đó, không nên cho Rùa ở giai đoạn Rùa sữa và Rùa non uống.

Phương pháp ứng dụng: Diếp cá có vị cay, mát và có một lượng nhỏ chất độc. Nó có tác dụng giải nhiệt và giải độc, lợi tiểu và giảm sưng. Trong phòng ngừa và điều trị bệnh cho Rùa, dùng làm thuốc bôi có thể khống chế bệnh đốm trắng, bệnh thối mai, bệnh ghẻ và bệnh mốc nước của Rùa. Dùng đường uống có thể ngăn ngừa viêm ruột và chảy máu ở rùa.

Cách sử dụng: 15 ~ 25g sản phẩm khô/m3 nước để sử dụng bên ngoài, ngâm trong 5 giờ và sau đó ngâm liền trong vòng 3 ngày. Tốt hơn nếu kết hợp cùng thuốc Tây. Thuốc uống chiếm 1% lượng thức ăn khô trong ngày, dùng liên tục trong 6 ngày, nhưng thường được dùng cùng các loại thảo mộc khác.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *