Những điều cần biết khi chọn mua Cá Thủy Tinh sinh sản

Cá Thủy Tinh, còn gọi là cá trê kính, cá kính, (danh pháp khoa học: Kryptopterus vitreolus) là một loài trong bộ cá da trơn. Hiện nay chúng được nuôi phổ biến làm cá cảnh và được ưa thích nhờ vẻ ngoài đặc biệt của mình. Trong bài viết dưới đâyPet Mart sẽ giới thiệu một số đặc điểm của giống cá đặc biệt này và cách chăm sóc cá Thủy Tinh sinh sản.

Nguồn gốc của cá Thủy Tinh đuôi đỏ

Tên gọi của loài cá này bắt nguồn từ cơ thể gần như trong suốt của loại cá này. Rất nhiều người muốn nuôi cá thủy rinh đều mong mua được một đôi cá bố, mẹ để có thể gây giống. Tuy nhiên việc phân biệt này tương đối khó.

Chúng xuất xứ từ các hồ nước ở Malaysia và Indonesia. Là 1 trong các loài cá thủy sinh dễ nuôi, đẹp mắt. Giá của mỗi cặp cá lại rất rẻ, không đáng bao nhiêu so với những loại cá cảnh khác. Chỉ vài chục ngàn là bạn đã sở hữu những chú cá đẹp và khỏe mạnh.

Trong điều kiện nuôi dưỡng tại nhà, cá Thủy Tinh có thể đạt đến kích thước từ 10 – 18cm. Hình dáng giống chiếc lá cây. Cơ thể gần như trong suốt, xương sống, xương nhỏ, vây cùng nội tạng… đều có thể thấy rõ ràng. Màu hơi xanh nhạt, sống động như một khối ngọc quý được điêu khắc tinh xảo.

Đặc điểm ngoại hình của cá Thủy Tinh

Đầu cá hơi nhọn, hai bên miệng có hai chiếc râu. Râu cá có thể duỗi về phía trước và chuyển động. Chủ yếu giúp tìm thức ăn, thăm dò các chướng ngại vật hoặc kẻ thù trong nước.

Phần ngực, bụng của cá hơi ngắn. Cả ba phần đầu – ngực – bụng chỉ chiếm 1/4 độ dài cơ thể cá. Vảy lưng của cá Thủy Tinh đã thoái hóa, phần “mông” và vây rốn rất dài. Hai vây trước và sau rộng.

Cuống đuôi cá đỏ, cực ngắn, vây đuôi có hình chéo. Cả cơ thể trong suốt, xương sống, xương nhỏ. Vây và cả nội tạng đều có thể nhìn thấy rõ ràng. Nhìn qua giống như một chiếc lá mỏng. Màu sắc trắng bạc trong suốt có thể nhìn rõ xương và nội tạng. Vây đuôi hình dĩa, khi ánh sáng chiếu qua sẽ phản xạ màu xanh ngọc, rất đẹp mắt.

Tập tính của cá Thủy Tinh

Loài cá Thủy Tinh này bơi nhanh. Khi dừng bơi “bất động” dưới nước, cơ thể cá sẽ dựng một góc chừng 40°, thân thể trong suốt như thủy tinh khẽ đong đưa. Đôi khi ở một góc độ phù hợp, mình cá sẽ hiện ra ánh sáng cầu vồng như phản chiếu qua lăng kính quang học. Nếu không quan sát kĩ sẽ rất khó phát hiện ra “tung tích” của chúng.

Cá Thủy Tinh dễ nuôi, có thể nuôi trong bể hoặc chậu thủy tinh nuôi cá. Chúng thích sống theo đàn, nuôi một con cá sẽ cảm thấy cô độc, rất dễ chết. Tuy nhiên cần chú ý tới mật độ cá không được quá dày, trung bình 1 lít nước/con. Đây là kinh nghiệm được nhiều người nuôi cá áp dụng để giúp cá phát triển tốt. Cá Thủy Tinh khá ôn hòa, có thể nuôi chung với các giống cá khác.

Cá Thủy Tinh ăn gì?

Chuẩn bị thức ăn cho cá Thủy Tinh sinh sản rất quan trọng. Theo các chuyên gia, không nên cho cá Thủy Tinh ăn giun. Do môi trường sống của giun là dưới bùn hoặc ao hồ, rất nhiều tạp chất và vi sinh vật có hại. Cá không kén ăn, hầu như các loại thức ăn đều hấp thu được. Có thể cho cá ăn thức ăn công nghiệp, các loại côn trùng…

Ở nhiều nơi đất nông nghiệp bị ô nhiễm cực kì nghiêm trọng. Khi cá ăn phải giun ở những khu vực đó, kim loại và ký sinh trùng có hại sẽ tích tụ trong cơ thể. Ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

Cách phân biệt giới tính ở cá Thủy Tinh

Rất khó để phân biệt đực – cái và nhân giống ở giống cá này. Vấn đề này hiện nay hầu như chưa được giải đáp cụ thể. Theo tìm hiểu của bác sĩ thú y chưa có bất kỳ tài liệu nào để tham khảo hay hướng dẫn giới tính cá Thủy Tinh. Về cơ bản, chưa có ai có khả năng phân biệt rõ ràng. Để mua được một đôi cá Thủy Tinh sinh sản chỉ đành dựa vào may mắn thôi.

Cách nuôi cá Thủy Tinh sinh sản trong bể mini

Thiết kế máy lọc nước trong bể cá Thủy Tinh

Nhiều người cho rằng nuôi giống cá này chỉ cần lắp bơm khí là đủ. Nếu nước đục chỉ cần thay nước mới, máy lọc có hay không không quan trọng.

Đa số người chơi chỉ chú trọng lọc nước bằng phương pháp sinh học. Tuy nhiên suy nghĩ này rất sai lầm, vì phương pháp này không thể làm sạch các tạp chất có trong nước.

Khi nuôi cá cảnh, yếu tố đầu tiên cần chú ý chính là loại bỏ vi sinh vật có hại và cải thiện chất lượng nước. Vì thế cần trang bị hệ thống lọc cho hồ cá.

Hiện nay tại các cửa hàng cá cảnh có bán sẵn rất nhiều loại máy lọc. Người nuôi có thể dễ dàng tìm mua, hoặc tự thiết kế một hệ thống lọc nước tại nhà.

Tốc độ nước chảy và chất lượng nước

Điểm này cần căn cứ vào từng giống cá để thiết kế. Cho dù nuôi giống cá sông hay ao hồ đều nên thiết kế bể có hệ thống nước chảy tuần hoàn. Tốc độ nước chảy nhanh giống như tự nhiên là tốt nhất.

Kiểm tra chất lượng nước và tình trạng sức khỏe của cá là việc cần làm hàng ngày. Chất lượng nước có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cá. Ngoài ra còn phòng tránh cá Thủy Tinh sinh sản bị nhiễm bệnh hay ký sinh trùng.

Thay nước cho bể cá Thủy Tinh sinh sản

Thay nước khoảng 3 đến 7 ngày một lần. Không nên thay toàn bộ nước trong hồ cá thủy tinh. Nên giữ lại một phần nước cũ, để giúp cá nhanh chóng thích nghi với môi trường.

Lượng nước mới bổ sung sẽ giúp cân bằng khoáng chất trong nước, giúp cá và các loại thực vật thủy sinh có sự trao đổi chất tốt hơn. Kích thích cá sinh trưởng tốt.

Lưu ý khi chọn mua cá Thủy Tinh sinh sản

Không nên mua cá có màu sắc trắng bệch, trắng đục, bơi yếu. Cá hay nổi trên mặt nước hoặc bị mất râu cũng nên tránh. Bể nuôi cá nên có cây thủy sinh.

Cá thích nghi tốt trong môi trường kiềm nhẹ, độ cứng không quá 10°dH. Nhiệt độ lý tưởng vào khoảng 22 – 26℃. Đây là giống cá tầng đáy, hay di chuyển theo đàn. Khi bơi đuôi cá hướng xuống dưới.

Cá Thủy Tinh giá bao nhiêu  tiền là câu hỏi nhiều người quan tâm. Hiện nay giống cá này có giá khá rẻ, chỉ khoảng 10k/con. Do dễ nuôi và dễ sinh sản. Người nuôi cá có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng cá cảnh trên toàn quốc.

5/5 - (6 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi Rùa trong bể cá cảnh

nuôi ghép Rùa là việc khá phổ biến, dù với bể nuôi nho nhỏ hay một hồ lớn đều có ...

Cách làm setup bể cá thủy sinh mini đơn giản mà lại đẹp

Làm thế nào để xây dựng một bể cá thủy sinh mini cực đẹp và ấn tượng. Chắc hẳn ai ...

Cách nuôi Sâu Mealworm sinh sản dinh dưỡng cho cá cảnh

Cách nuôi sâu Mealworm sinh sản có khó không? Sâu Mealworm hay sâu bột, sâu sữa… Là một loại thức ...

Cách chữa các bệnh Cá Rồng thường gặp nhiều nhất

Cách chữa cá Rồng bị chúi đầu là gì? Trong quá trình nuôi dưỡng, những bạn chơi cá có thể ...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *