Nhận biết các bệnh của Nhím kiểng thường gặp

Các bệnh của nhím kiểng thường gặp rất nhiều. Nếu không hiểu rõ về chúng có thể chẩn đoán sai. Tại Việt Nam, việc nuôi nhím cảnh từ lâu đã không còn xa lạ với những bạn trẻ yêu thú cưng. Tuy nhiên, việc chăm sóc phòng và chữa bệnh cho nhím vẫn chưa được chú ý. Bài viết hôm nay, Pet Mart sẽ chỉ ra cho bạn đọc dấu hiệu nhận biết các bệnh của nhím kiểng. Nếu nhím cảnh của bạn cũng đang có những dấu hiệu này thì hãy lưu ý nhé.

Dấu hiệu nhận biết các bệnh của nhím kiểng

Theo nhiều người nuôi thú cưng, nuôi nhím kiểng rất đơn giản vì có sức đề kháng tốt và rất ít bị bệnh. Tuy nhiên chúng có thể mắc một số bệnh nguy hiểm. Nếu bệnh nhím kiểng không được điều trị kịp thời nhím có thể chết trong thời gian ngắn. Các bệnh của nhím kiểng thông thường rất dễ phát hiện, bạn có thể quan sát thông qua những biểu hiện như sau:

  • Nhím bỏ ăn, ít hoạt động và chậm chạp, thường nằm một chỗ.
  • Ánh mắt lờ đờ hoặc hơi khép, đôi khi bị lồi ra. Mắt hoặc tai có dịch nhầy.
  • Thường xuyên chảy nước mũi, hắt hơi hoặc mũi sưng to và chảy máu.
  • Nhím gãi nhiều, có chỗ bị tụ máu, trên người có nhiều vảy da chết.
  • Trên người nhím xuất hiện vết thương, phù thũng, hoặc rụng lông.
  • Các bệnh của nhím kiểng có vết sưng, u, xung quanh bộ phận sinh dục có vết lở loét, hoại tử hoặc dấu vết lạ.
  • Bệnh nhím kiểng khiến phân nhão hoặc lỏng, nước tiểu đục.
  • Thường xuyên chảy nước miếng, miệng hôi, răng cáu bẩn. Bên trong má có mụn nước, khoang miệng lở loét, chảy máu.
  • Lưỡi sưng, nhím bỏ ăn, có ăn cũng không nuốt được.
  • Các bệnh của nhím kiểng gây khó thở, hay thở dốc, ho khan.
  • Không ngừng cắn đồ vật xung quanh, dáng đi xiêu vẹo, không cân bằng, có dấu hiệu tê liệt cơ và chân

Các bệnh của nhím kiểng dễ gặp và cách điều trị

Chữa bệnh nhím cảnh ở ngoài da

  • Da khô: có thể do kí sinh trùng hoặc bệnh ngoài da, hoặc do chế độ ăn, thời tiết gây ra. Có thể trị da khô bằng cách bôi một ít kem vitamin E, khi tắm pha thêm dầu oliu.
  • Ve, rận, kí sinh trùng gây hại: đây là một trong các bệnh của nhím kiểng rất nguy hiểm. Nhím có thể xuất hiện vết đỏ trên da, mắt mù, nhiễm trùng tai, thậm chí là chết. Bạn có thể sử dụng các loại sữa tắm trị rận, hoặc đưa chúng tới gặp bác sĩ thú y để trị tận gốc. Đồng thời tiêu độc sát trùng toàn bộ lồng và đồ dùng cho nhím.
  • Rụng lông: có rất nhiều nguyên nhân khiến nhím bị rụng lông. Có thể do ve rận, bệnh ngoài da hoặc nhím thay lông. Thông thường nhím bắt đầu thay lông khi được 8 tuần tuổi. Nếu trên da không có vết thương, bạn cũng không cần quá lo lắng.

Trị bệnh đường ruột khi nuôi nhím cảnh

  • Táo bón: chữa trị bằng cách cho nhím ngâm nước ấm, nhiệt độ của nước sẽ giúp chúng thoải mái hơn. Cho nhím cảnh ăn một chút bí đỏ sống hoặc nấu chín. Bí đỏ có tác dụng nhuận tràng rất tốt.
  • Phân nhím màu xanh: do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là do chế độ ăn, nước uống, nơi ở… Đây không phải vấn đề quá nghiêm trọng. Nhưng nếu phân nhão hoặc lỏng, nhím bỏ ăn, tốt nhất bạn nên đưa nó tới ngay các cơ sở thú y.

Chữa bệnh nhím cảnh ở tai mũi họng

  • Tai rách/hoại tử: nguyên nhân chính là do kí sinh trùng, vi khuẩn hoặc nấm. Bạn có thể bôi kem vitamin E, dầu dừa. Nếu các biện pháp này không hiệu quả bạn cần đưa chúng đến bệnh viện. Một số loại thuốc cần có hướng dẫn của bác sĩ thú y mới có hiệu quả tốt nhất.
  • Tai có dịch nhầy: có thể do nhiễm trùng, viêm tai hoặc kí sinh trùng. Không nên tự chữa ở nhà nếu bạn không có kinh nghiệm. Hãy đưa thú cưng tới gặp bác sĩ thú y để được điều trị đúng cách.
  • Mắt có gỉ, dính bết, chảy nước: là triệu chứng nhím cảnh bị nhiễm trùng mắt hoặc bị thương. Bạn có thể tìm mua thuốc nhỏ mắt cho thú cảnh nhỏ tại các cửa hàng thú cưng. Đồng thời vệ sinh toàn bộ chuồng nuôi và đồ dùng cho nhím.

Cách chữa bệnh nhím kiểng bị tiêu chảy do viêm đường ruột

Nhận biết bệnh viêm ruột ở nhím cảnh

Nguyên nhân của bệnh là do thức ăn cho nhím bị ôi thiu, mốc hỏng khi để ngoài trời quá lâu. Bảo quản sai cách cũng có thể khiến thức ăn bị biến chất. Khi nhím ăn phải thức ăn này, chúng rất dễ mắc bệnh.

Ngoài ra thực phẩm dư thừa quá lâu có thể phát sinh một số vi khuẩn và nấm. Các loại vi khuẩn và nấm khi đi vào đường ruột sẽ làm rối loạn hệ vi sinh. Gây chứng chướng bụng, giãn dạ dày, sốt cao và viêm ruột non.

Biểu hiện của bệnh là nhím ăn ít dần, phân có kèm dịch nhầy màu trong suốt. Khi bệnh nặng hơn, chúng sẽ bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới bỏ ăn. Khi đi ngoài phân rất tanh và nát vụn. Nhím bị mất nước, sút cân, ít hoạt động và sẽ chết sau vài ngày.

Cách trị bệnh viêm ruột ở nhím cảnh

Đầu tiên là chuyển nhím sang một chiếc lồng khác. Sau đó tiến hành khử trùng toàn bộ đồ dùng, lồng nuôi nhím. Đặc biệt phải thay mới lót chuồng, cát vệ sinh và cát tắm để tránh mầm bệnh còn sót lại. Các loại thuốc có thể sử dụng để trị bệnh hiện nay gồm Oxytetracyclin, Gentamicin.

Liều dùng = 1/8 liều cho trẻ em. Cách dùng: ngâm thức ăn hạt khô vào nước, nghiền nhỏ thuốc và trộn với thức ăn. Mỗi ngày cho ăn cho nhím ăn 4 bữa, điều chỉnh tùy theo sức ăn của nhím. Nếu bệnh quá nặng, nhím không thể tự ăn cơm. Bạn có thể tiêm thuốc cho chúng. Nên đưa chúng tới gặp bác sĩ thú y nếu bạn không có chuyên môn.

Cách phòng bệnh viêm ruột khi nuôi nhím cảnh

Để phòng bệnh đường ruột, bạn cần giữ chuồng nuôi và các đồ dùng của chúng luôn sạch sẽ. Nếu bạn đã nuôi nhím cảnh và muốn mua thêm một con nữa, hãy đảm bảo con mới mua không mang theo mầm bệnh.

Đồ ăn cho nhím kiểng phải luôn sạch sẽ, không lẫn tạp chất, thuốc trừ sâu, chất độc. Đối với côn trùng và động vật nhỏ, bạn nên mua côn trùng đóng gói sẵn. Không nên bắt sâu, giun sống cho nhím ăn. Chúng rất dễ mang theo những vi khuẩn có hại cho thú cưng của bạn.

Một số các bệnh của nhím kiểng khác

  • Lắc lư khi di chuyển: khi sờ lên người thấy lạnh, không có phản ứng khi bị động chạm. Đây là biểu hiện nhím bị hạ thân nhiệt. Bạn có thể bọc nó trong một chiếc khăn khô và ấm, hoặc ôm nó trong người. Hiện tượng này thường xảy ra vào mùa đông.
  • Béo phì: nếu thấy dưới nách có vết ố vàng, nghĩa là con nhím của bạn đang thừa cân. Khi mỡ tích tụ quá nhiều ở gan sẽ gây viêm gan, máu nhiễm mỡ. Để phòng bệnh này, bạn nên giảm bớt thức ăn nhiều chất béo, cho nhím vận động thường xuyên bằng các loại đồ chơi.
  • Chân chảy máu: đầu tiên hãy kiểm tra chân nhím có bị gãy móng hoặc vết rách hay không. Nhím có thể bị thương do gai đâm. Lúc này bạn cần băng bó và tiêu độc cho chúng. Có thể dùng bột cầm máu chuyên dụng cho thú cưng nếu máu chảy quá nhiều.

Trên đây là những biểu hiện các bệnh của nhím kiểng và cách chữa bệnh nhím đơn giản tại nhà. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn. Chúc cho chú nhím của bạn luôn khỏe mạnh và phòng tránh được các bệnh của nhím kiểng nêu trên.

5/5 - (5 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

9 điều cần biết khi nuôi Nhím lùn châu Phi Hedgehogs

Nhím lùn châu Phi hay nhím gai lùn châu Phi, nhím Hedgehogs. Chúng tên tiếng Anh là Four Toed Hedgehog, ...

Cách chữa Nhím kiểng bị tiêu chảy do viêm đường ruột

Nhím kiểng bị tiêu chảy là căn bệnh rất nguy hiểm. Có thể dẫn tới cái chết rất nhanh. Hiện ...

Cẩm nang nuôi Nhím mang thai và Nhím con mới đẻ

Nuôi nhím mang thai đã khó, nuôi nhím con mới đẻ còn khó hơn. Trong nhiều trường hợp ngoài ý ...

Cách tắm cho Nhím kiểng phòng ngừa ve rận, ký sinh trùng

Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên về việc tắm cho nhím kiểng đúng không? Với những chiếc gai to ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *