Cách chữa Nhím kiểng bị tiêu chảy do viêm đường ruột

Nhím kiểng bị tiêu chảy là căn bệnh rất nguy hiểm. Có thể dẫn tới cái chết rất nhanh. Hiện nay, có rất nhiều người nuôi nhím cảnh chủ quan cho rằng nuôi nhím cảnh rất đơn giản vì có sức đề kháng tốt và rất ít bị bệnh.

Nhím kiểng bị tiêu chảy do viêm đường ruột có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của chúng. Bệnh viêm đường ruột có nhiều dạng, cách chữa vì thế cũng khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời nhím có thể chết trong thời gian ngắn.

Do đó, phòng tránh bệnh là cách tốt nhất để giúp nhím cảnh có được sức khỏe tốt. Để nhận biết và phòng tránh 1 trong các bệnh của nhím kiểng này, mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin mà Pet Mart trình bày ngay dưới đây.

Nhận biết nhím kiểng bị tiêu chảy do bệnh viêm ruột

Nguyên nhân của bệnh là do thức ăn của nhím bị ôi thiu, mốc hỏng khi để ngoài trời quá lâu. Bảo quản sai cách cũng có thể khiến thức ăn bị biến chất. Khi nhím ăn phải thức ăn này, chúng rất dễ mắc bệnh.

Ngoài ra thực phẩm dư thừa quá lâu có thể phát sinh một số vi khuẩn và nấm. Các loại vi khuẩn và nấm khi đi vào đường ruột sẽ làm rối loạn hệ vi sinh. Gây chứng chướng bụng, giãn dạ dày, sốt cao và viêm ruột non.

Biểu hiện của bệnh là nhím ăn ít dần, phân có kèm dịch nhầy màu trong suốt, nhím kiểng bị tiêu chảy dài ngày. Khi bệnh nặng hơn, chúng sẽ bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới bỏ ăn. Khi đi ngoài phân rất tanh và nát vụn. Nhím bị mất nước, sút cân, ít hoạt động và sẽ chết sau vài ngày.

Điều trị cho nhím kiểng bị tiêu chảy

Khi thấy nhím kiểng bị tiêu chảy, cần chuyển nhím sang một chiếc lồng khác. Sau đó tiến hành khử trùng toàn bộ đồ dùng, lồng nuôi nhím. Đặc biệt phải thay mới lót chuồng, cát vệ sinh và cát tắm để tránh mầm bệnh còn sót lại.

Các loại thuốc có thể sử dụng để trị bệnh hiện nay gồm Oxytetracyclin, Gentamicin. Liều dùng cho nhím kiểng bị tiêu chảy bằng 1/8 liều cho trẻ em. Cách dùng đơn giản nhất là ngâm thức ăn hạt khô vào nước, nghiền nhỏ thuốc và trộn với thức ăn.

Mỗi ngày cho ăn cho nhím ăn 4 bữa, điều chỉnh tùy theo sức ăn của nhím. Nếu nhím kiểng bị tiêu chảy quá nặng, nhím không thể tự ăn cơm. Bạn có thể tiêm thuốc cho chúng. Nên đưa chúng tới gặp bác sĩ thú y nếu bạn không có chuyên môn.

Cách phòng bệnh viêm ruột khi nuôi nhím cảnh

Chuồng nuôi nhím

Không gian nuôi nhím cảnh cần phải được giữ sách bằng cách rửa chuồng bằng nước muối nhạt. Với tỉ lệ 500g muối/100 lít nước sau đó phun dung dịch Anolit tỉ lệ 1/10. Để chuồng thật khô mới cho nhím vào.

Nhím đã được tắm Anolit với tỉ lệ 1/5, cần phun Anolit vào mũi và vào mồm với tỉ lệ trên. Lần tắm đầu tiên cần phải phun nước đậm để trôi hết các con bọ bám trên da nhím nhất là ở chân lông nhím.

Trong chuồng đã được làm vệ sinh có bát nhựa sạch đựng Anolit tỉ lệ 1/10 để nhím uống thường xuyên. Tất cả các thức ăn của nhím đều được ngâm qua trong dung dịch Anolit ít nhất là 5 phút. Với các quả bầu, bí ngô bị bám đất phải rửa sạch rồi mới đem ngâm Anolit.

Tận dụng ánh nắng mặt trời và gió để làm sạch chuồng trại. Ánh nắng trực tiếp có thể rọi vào chuồng càng lâu càng tốt còn rọi lên nhím mỗi lần không quá 15 phút. Lớp mùn cưa lót dưới chuồng nhím kiểng nên được vệ sinh sạch sẽ theo định kỳ có thể vài tháng một lần.

Khi trời lạnh nên giữ ấm nhín, nhất là ban đêm không nên để chuồng nuôi ở vị trí có gió nhiều. Các bạn có thể lâu lâu tắm cho nhím cũng được nhưng nhớ tắm vào buổi trưa ấm áp. Đừng tắm lúc trời lạnh vì nhím sẽ rất dễ bệnh.

Tuyệt đối không để nhím kiểng bị tiêu chảy dính nước mưa. Để phòng bệnh đường ruột, ngoài giữ chuồng nuôi còn phải giữ các đồ dùng của chúng luôn sạch sẽ. Nếu bạn đã nuôi nhím cảnh và muốn mua thêm một con nữa, hãy đảm bảo con mới mua không mang theo mầm bệnh.

Thức ăn cho nhím

Để phòng nhím kiểng bị tiêu chảy nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ. Không nên cho nhím ăn các loại thức ăn bẩn thỉu, ẩm mốc, hôi thối…. Cần bổ sung men tiêu hoá cho nhím khi thấy nhím có biểu hiện bệnh đường tiêu hoá hoặc sau khi điều trị bằng kháng sinh.

Có thể sử dụng Vime – 6 – way: 1 gam pha 2 lít nước uống hoặc 1 gam trộn 0,5 kg thức ăn cho nhím ăn. Khẩu phần thức ăn cơ bản hàng ngày cho mỗi con nhím theo từng giai đoạn như sau:

  • Nhím từ 1 – 3 tháng tuổi: Cho ăn mỗi con/ngày 0,3kg rau, củ, quả các loại, 0,01kg cám viên hỗn hợp, 0,01kg lúa, bắp, đậu các loại.
  • Nhím từ 4 – 6 tháng tuổi: 0,6kg rau quả củ, 0,02kg cám viên hỗn hợp, 0,02kg lúa bắp đậu, 0,01kg khô dầu dừa, lạc.
  • Nhím từ 7 – 9 tháng tuổi: 1,2kg rau quả củ, 0,04kg cám viên hỗn hợp, 0,04kg lúa bắp đậu, 0,02kg khô dầu dừa, lạc.
  • Nhím từ 10 – 12 tháng tuổi: 2kg rau quả củ, 0,08kg cám viên hỗn hợp, 0,08kg lúa bắp đậu, 0,04kg khô dầu dừa, lạc.

Thức ăn để nuôi nhím cảnh phải luôn sạch sẽ, không lẫn tạp chất, thuốc trừ sâu, chất độc. Đối với côn trùng và động vật nhỏ, bạn nên mua côn trùng đóng gói sẵn. Không nên bắt sâu, giun sống cho nhím ăn. Chúng rất dễ mang theo những vi khuẩn có hại cho thú cưng của bạn.

Nếu phòng tránh tốt, bạn sẽ không phải lo nhím kiểng bị tiêu chảy nữa. Vấn đề cốt lõi ở đây là thức ăn và môi trường sống. Dù bạn có chăm sóc và nuôi dưỡng nhím bằng cách nào đi nữa cũng cần đặt 2 yếu tố này lên hàng đầu.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

9 điều cần biết khi nuôi Nhím lùn châu Phi Hedgehogs

Nhím lùn châu Phi hay nhím gai lùn châu Phi, nhím Hedgehogs. Chúng tên tiếng Anh là Four Toed Hedgehog, ...

Cẩm nang nuôi Nhím mang thai và Nhím con mới đẻ

Nuôi nhím mang thai đã khó, nuôi nhím con mới đẻ còn khó hơn. Trong nhiều trường hợp ngoài ý ...

Cách tắm cho Nhím kiểng phòng ngừa ve rận, ký sinh trùng

Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên về việc tắm cho nhím kiểng đúng không? Với những chiếc gai to ...

Cách lựa chọn thức ăn cho Nhím kiểng dinh dưỡng nhất

Việc chuẩn bị thức ăn cho nhím kiểng là việc đầu tiên khi bạn đưa chúng về nhà. Mặc dù ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *