Nguyên nhân vá cách điều trị Rùa bị bệnh nôn mửa

Vấn đề nôn mửa của Rùa có thể ở mức nhẹ hoặc nghiêm trọng, nhẹ tự khỏi và nặng có thể gây tử vong. Vì vậy trong quá trình chăm sóc hàng ngày, phòng tránh để Rùa bị nôn cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Bài viết sau đây căn cứ vào một số loại hình Rùa khác nhau để Bác sĩ thú y chia sẻ với mọi người cách giải quyết khi Rùa cưng bị nôn, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân và cách điều trị nôn mửa ở Rùa cạn

Nếu Rùa cạn nôn mửa, nguyên nhân thường do thời gian ngâm tắm quá lâu. Khi chủ nuôi tranh thủ làm việc khác và quên rằng mình vẫn đang cho Rùa ngâm tắm, khiến Rùa bị ngâm trong nước lạnh quá lâu. Đến khi bạn phát hiện ra thì Rùa đã xuất hiện hiện tượng nôn mửa rồi. Nếu tình huống này xảy ra, đừng hoảng sợ.

Trước tiên, hãy đưa Rùa ra khỏi nước lạnh và đặt Rùa trong môi trường có nhiệt độ duy trì ở mức khoảng 27°C, hãy cho Rùa thời gian tự điều chỉnh. Nếu điều kiện cho phép, tốt nhất nên đặt Rùa ở nơi có ánh sáng mặt trời để thúc đẩy chu kỳ trao đổi chất của nó. Sau đó chú ý quan sát trạng thái của Rùa để ngăn Rùa bị cảm lạnh khi nhiệt độ thay đổi quá lớn trong khoảng thời gian ngắn.

Trong trường hợp thông thường, về cơ bản Rùa sẽ từ từ điều chỉnh và hồi phục, nhưng nếu tình hình nghiêm trọng, nôn ra quá nhiều và trạng thái tinh thần của Rùa trở nên xấu đi, đầu gục hẳn xuống, mắt luôn khép lại, tình trạng này xảy ra nghĩa là Rùa đã bị đuối nước, cần tiến hành trị liệu theo phương pháp đuối nước.

Nguyên nhân và cách điều trị cho Rùa nước và Rùa bán cạn

Thông thường nguyên nhân gây nôn mửa ở Rùa nước và Rùa bán thủy sinh có thể chia làm các yếu tố sau đây. Đầu tiên có thể do Rùa ăn phải thức ăn lạnh, các loại thức ăn chưa được rã đông hoàn toàn chẳng hạn như các loại thịt, cá và tôm.

Sau khi ăn vào Rùa sẽ không thể tiêu hóa và khiến chúng nôn mửa. Trong trường hợp này, trước tiên chủ nuôi hãy kiểm tra xem thức ăn lạnh bị Rùa nuốt phải đã bị nôn sạch ra hay chưa. Nếu chưa nôn hết ra ngoài, chúng ta phải thực hiện các biện pháp thích hợp để điều trị cho Rùa. Sử dụng Morphin để thúc đẩy sự vận động của đường tiêu hóa của Rùa để đẩy sạch thức ăn còn tồn đọng lại ra ngoài càng sớm càng tốt.

Sau đó đặt Rùa trong môi trường nhiệt độ duy trì khoảng 27°C để chúng tự điều chỉnh, chủ nuôi cần im lặng quan sát thật cẩn thận, đừng liên tục nhấc chúng lên để kiểm tra, ít đánh động đến Rùa, hãy để chúng nghỉ ngơi.

Nếu do ăn phải thức ăn bị hỏng gây nôn mửa, ngoài các biện pháp trên, hãy bổ sung một chút Glucose cho Rùa để chúng lấy sức điều chỉnh cơ thể.

Trên đây là những thông tin liên quan đến biện pháp ứng phó khi Rùa bị nôn mửa. Hi vọng bài viết hôm nay sẽ giúp ích đến cho mọi người!

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *