Một số đặc điểm cần chú y khi nuôi ghép rùa nước cảnh

Cùng việc mở rộng và phát hiện ra các loài rùa nội địa mới, cùng với việc ngày càng có nhiều loài rùa ngoại lai xâm nhập vào thị trường rùa trong nước, càng ngày càng có nhiều sự lựa chọn các giống rùa nước cảnh, rùa cạn cho mọi người.

Giới hạn ở các yếu tố khác như địa điểm và số lượng… phương pháp nuôi dưỡng và nhân giống này đối với rùa, đặc biệt là rùa nước, đã được nhiều người ưa chuộng. Nhưng là có phải tất cả các rùa nước đều có thể nuôi ghép không?

Đối với rùa nước cảnh khi mới mua về

Đối với các loài rùa nước khác nhau, miễn là phương pháp phù hợp, cũng không phải nói không thể nuôi ghép hoàn toàn, nhưng cũng cần phải liên hệ với tình huống cụ thể. Rốt cuộc, trong cùng một ao nuôi rùa, cho dù là cùng một loài rùa cũng không có cách nào đảm bảo sẽ không dẫn đến mâu thuẫn xung đột, hơn nữa lại còn không cùng một loài? Ở đây, bác sĩ thú y sẽ tổng kết một chút một số chi tiết cần phải chú ý khi nuôi ghép rùa nước.

Trước hết, đối với rùa mới được mua về, thì không thể nuôi ghép ngay được. Cần phải trải qua thời gian cách khi một tháng trở lên mới có thể tiến hành nuôi ghép, điều này là để ngăn chặn vi khuẩn và ký sinh trùng trên rùa mới truyền nhiễm sang rùa sống ban đầu. Sau khi cách ly quan sát một thời gian, thấy rắng không có tình trạng khác thường thì tiếp đó có thể cân nhắc đến vấn đề nuôi ghép.

Sự chênh lệch kích thước của rùa

Đối với những con rùa có sự khác biệt về kích thước cơ thể chênh lệch quá xa thì không thể nuôi ghép cùng với nhau. Dù gì trong thế giới động vật cá lớn nuốt cá bé, nếu như nuôi ghép một con rùa to lớn cùng với một con rùa nhỏ, thì do rùa nhỏ có kích thước cơ thể nhỏ ở tình thế không thuận lợi, bất luận là giành thức ăn, hay là về phương diện chiếm hữu lãnh thổ, đều ở thế yếu hơn, và không có lợi cho sự tồn tại của rùa nhỏ.

Rùa có tính hướng ngoại không nên nuôi ghép với rùa có tính hướng nội. Điều này là bởi vì, rùa có tính cách hướng nội thông thường đều tương đối nhát gan, môi trường sinh sống bình thường đều ở những nơi u tối có chỗ ẩn nấp.

Chúng vô cùng mẫn cảm với sự thay đổi dù chỉ rất nhỏ của môi trường xung quanh, thậm chí ngay đến một chút tiếng động đều sẽ khiến chúng giật mình sợ hãi. Đối với loài rùa này, chúng cúng thích hợp nuôi ghép với những loài rùa hướng nội tương tự, mới không dẫn đến việc mỗi ngày đều sống trong “sóng gió”.

Nuôi ghép dựa trên đặc điểm tính cách của rùa nước cảnh

Những con rùa có tính tấn công đặc biệt mạnh mẽ thì không khuyến khích nuôi ghéo, dù gì trong thế giới của bọn chúng cũng chỉ có mình nó, không thể tha cho kẻ khác xâm nhập vào địa bàn, hy vọng chiếm đoạt một tý thức ăn nào của chúng.

Do những có rùa có tính tấn công mạnh thì tính cách lại càng kịch liệt, hiếu động, sẽ thường xuyên phát hiện tình trạng đánh nhau, khi nuôi dưỡng và nhân giống những loài rùa này, tốt nhất là sử dụng ao nuôi rùa tương đối lớn hoặc là giảm bớt số lượng nuôi dưỡng ở trong một ao nuôi.

Hiện tại, sau một bộ phận nông dân đã tìm hiểu về các đặc tính của từng loài rùa, tiến hành nuôi ghép một số loài rùa nước, đã đạt được những thu hoạch tương đối cao. Ví dụ, sự kết hợp giữa  Rùa Câm và rùa đá có thể làm giảm tình trạng cắn đuôi một cách hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *