Làm sạch bể nuôi Rùa hiệu quả bằng việc thả Ốc nước ngọt

Nuôi rùa trong một thời gian dài rồi, mọi người đều sẽ phát hiện ra rằng bể nuôi rùa dần dần trở nên bẩn hơn. Ngoại trừ nguyên nhân do không thay nước kịp thời dẫn đến chất lượng nước xấu đi, thì còn có nguyên nhân là khi rùa ăn gì đó, chúng không ăn sạch sẽ, đã có một số căn bã thức ăn rơi vào trong nước.

Sau khi rùa ăn uống đầy đủ, chúng sẽ bài tiết trực tiếp vào trong nước, và đến mức mà chất bải biết gây ra ảnh hưởng tới chất lượng nước trong bể nuôi rùa. Lâu dần nếu như không kịp thời dọn dẹp sạch sẽ, bể nuôi rùa sẽ càng ngày càng bẩn, trưởng hợp nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của rùa.

Vậy thì ngoài việc thay nước theo chu kỳ ra, còn có biện pháp nào khác có thể làm sạch bể nuôi rùa không? Hãy cùng tìm hiểu với Bác sĩ thú y nhé.

Dùng thuốc làm sạch

Mặc dù cách này có thể rất sạch sẽ, lại nhanh chóng thuận tiện, nhưng thuốc làm sạch lại ẩn chứa những nguyên liệu hóa học là sự lo lắng an toàn tiềm ẩn đối với sức khỏe của rùa, cũng không có nhiều người chắc chắn yên tâm mà tự tin sử dụng chúng.

Sự dọn dẹp của con người

Nhưng phương pháp làm sạch này lại đi cùng với việc thay nước thường xuyên, sẽ làm cho rùa xuất hiện phản ứng đáp trả mạnh mẽ, và không phải là kế sách lâu dài.

Tuy nhiên, lại vẫn có một biện pháp như vậy, vừa bảo vệ môi trường không độc hại, lại tiết kiệm thời gian tiết kiệm sức lực, đó chính là thả ốc nước ngọt vào trong bể nuôi rùa.

Ưu điểm của Ốc nước ngọt

Ốc nước ngọt không chỉ ăn các chất cặn thức ăn mà rùa ăn còn thừa lại, mà hơn nữa cũng sẽ ăn những chất thải mà những con rùa này bài tiết ra, có thể nói chúng là sự kết hợp hoàn hảo giữa kền kền và bọ hung thì cũng không quá đáng. Vậy thì, xem xét đặc tính ăn uống này của ốc, chúng ra có thể thả chúng vào trong bể nuôi rùa, để chúng đảm nhiệm công việc dọn dẹp bể nuôi rùa.

Tuy nhiên điều cần phải lưu ý chính là, thông thường thì tốt nhất đừng thả trực tiếp. Bởi vì dù gì loại sinh vật ăn thức ăn hỏng như ốc nước ngọt thì trong cơ thể chúng sẽ có một lượng kí sinh trùng lớn. Nếu như một số kí sinh trùng chuyển vật chủ sang cơ thể rùa thì lại là mối nguy hại lớn của rùa.

Vì vậy trước khi thả ốc, ngâm rửa ốc trong dung dịch Povidone Iodine một lúc, để loại bỏ kí sinh trùng bám trên cơ thể chúng.

Một thời gian sau khi bạn thả ốc vào trong bể nuôi, bạn sẽ phát hiện ra độ sạch sẽ của bể nuôi rùa rõ ràng cao hơn so với trước đây. Khi chất cặn bã của thức ăn mà rùa ăn thừa cùng với chất thải mà rùa bài tiết ra không trở thành nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm nước nữa, thì độ trong của nước cũng sẽ theo đó tăng lên, còn tạo nên cảnh quan xinh đẹp của bể nuôi rùa lại chỉ là loài ốc nước ngọt không đáng kể này.

Tuy nhiên cũng có điểm cần chú ý rằng tốc độ sinh trường của ốc nước ngọt rất nhanh, cho nên ạn cảm thấy khi chúng khá lớn rồi thì phải lấy rat hay bằng con nhỏ hơn, nếu không thì chúng sẽ chiếm không gian sống của rùa. Thịt ốc nước ngọt có sẵn protein cũng là một thức ăn phổ biến của rùa.

5/5 - (2 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *