Kỹ thuật nuôi Trùn huyết làm mồi sống cho Rùa cảnh

Rùa thích ăn các loại mồi sống như giun, sâu bột, động vật giáp xác, chúng hợp khẩu bị, dinh dưỡng phong phú, thức ăn cho rùa ăn từ khi rùa non mới nở cho đến rùa giống đều cần đến chúng. Nuôi dưỡng và nhân giống động vật mồi sống nhân tạo, cho rùa một nguồn động vật mồi sống yên tâm, là một phần quan trọng của việc nuôi dưỡng rùa. Hãy xem bài viết của Bác sĩ thú y để hiểu rõ về loài động vật này nhé.

Nuôi mồi sống –  Trùn huyết

Ấu trùng muỗi đỏ thường được gọi là trùn huyết là loại thức ăn mồi thích hợp nhất cho rùa non mới nở tập ăn. Trong trùn huyết khô có chứa các hợp chất protein 60.4%, chất béo 21.8%, đường 1.1.%, bột tro 16.7%, chứa các axit amin thiết yếu cho rùa non mới nở.

Nuôi dưỡng trùn huyết nhân tạo vốn không khó, nhiệt độ nuôi dưỡng khoảng 18-28oC, độ pH 7 – 8.5, bể nuôi dưỡng có độ bão hòa oxy đạt 70-120%, lượng chất hữu cơ tiêu hao oxy đên ở khoảng 20mg/l là hợp lý. Thức ăn chính của sâu đỏ chính là vi khuẩn và các loại tảo rêu đơn bào.

Bể nuôi dưỡng có thể là bể xi măng, cũng có thể là hồ đất, diên tích căn cứ bào tình hình thực tế để quyết định. Độ sâu của bể khoảng 80-100cm, mực nước sâu khoảng 50-60cm, té phân bón lót, mỗi mét khối nước có thể bón 1-2kg phân gia cầm lên men là tốt nhất, hoặc thêm hỗn hợp chất dịch ủ phân, để cho các loại tảo và vi khuẩn sinh sôi, sau đó cấy động vật giáp xác vào trong nước nuôi.

Dùng rây bằng vải, vải xô để chế thành lưới vớt, đến bể nuôi để vớt động vật giáp xác, mỗi mét khối hồ nuôi dưỡng thả 30-50g động vật giáp xác giống. Khi nhiệt độ nước ở mức 18-25oC, khoảng 10 ngày thì có thể nhân giống ra một lượng lớn động vật giáp xác thì có thể vớt lấy.

Thời gian bắt Trùn huyết

Thời gian vớt thông thường là vào sáng sớm (hoặc là chiều muộn cũng được), nhân lúc nồng độ oxy trong nước thấp, phần lớn sâu đỏ lúc này sẽ nổi lên trên mặt nước, dùng lưới vớt vớt ra làm thức ăn cho rùa non mới nở. Mỗi lần vớt một lượng khoảng 20% tổng trọng lượng, vớt mỗi ngày hoặc cách 1 ngày.

Mỗi tuần bón phân bón thúc cho bể nuôi 1 lần, bón thúc căn cứ bào màu nước, chất lượng nước cùng với tình hình thời tiết để quyết định, độ trong của bể nước khoảng 20cm, nước có màu vàng nâu là hợp lý.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *