Kinh nghiệm nuôi cá cảnh biển và chơi bể cá nước mặn

Có rất nhiều người sau một thời gian chơi cá nước ngọt đã chuyển hướng sang các loại cá cảnh biển. Đây là thú chơi mới được du nhập vào Việt Nam và được nhiều đại gia hưởng ứng. Các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi thu hút người chơi bởi vẻ đẹp độc lạ hiếm có. Trong bài viết dưới đây, Pet Mart sẽ giới thiệu một số thông tin về cách nuôi cá nước mặn này. Mong rằng các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để có được bể cá nước mặn đẹp cho mình.

Cách nuôi cá nước mặn có gì khác với cá nước ngọt

Hiện nay có 2 loại là nước biển tự nhiên và nước biển nhân tạo. Trong nước biển tự nhiên có nhiều vi sinh vật, và khoáng chất mà nước biển nhân tạo không có được.

Đa số các cửa hàng cá cảnh đều bán nước biển nhân tạo do thuận tiện trong việc vận chuyển. Tùy loại nước mà có cách nuôi cá nước mặn khác nhau. Phù hợp với giống cá biển cảnh. Tốt nhất là nên chọn các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi.

Cá cảnh biển là các loại cá nước mặn, đa số đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. Do thay đổi môi trường sống đột ngột, chúng thường có sức sống thấp. Để có bể cá nước mặn đẹp bạn cần hết sức chú ý chăm sóc.

Cách nuôi cá nước mặn đòi hỏi nhiều kĩ năng và tâm huyết. Những người mới chơi hoặc không có sự kiên nhẫn sẽ rất dễ bỏ cuộc khi nuôi các giống cá này.

Hiện nay có các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi được nhân giống nhân tạo để phục vụ mục đích thương mại. Tùy vào từng giống cá khác nhau sẽ có yêu cầu riêng về 1 bể cá nước mặn đẹp.

Điều kiện để nuôi cá cảnh biển

Có 3 yêu cầu đối với người nuôi để sở hữu 1 bể cá nước mặn đẹp. Đầu tiên là tình yêu với cá. Cá cảnh nói chung và cá cảnh biển nói riêng rất nhạy cảm với môi trường sống.

Các cách nuôi cá nước mặn cần đầu tư thời gian, công sức. Nếu chọn các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi mà không quan tâm chăm sóc, có lẽ bạn không phù hợp để nuôi bất kì loại thú cưng nào.

Thứ hai là học tập. Cách nuôi cá cảnh biển nước mặn cần rất nhiều kiến thức khoa học. Hơn nữa phải không ngừng cập nhật kiến thức mới. Tuy là chọn các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi nhưng bạn vẫn phải luon trau dồi kinh nghiệm.

Ngay cả những người chơi cá nước mặn lâu năm cũng không dám chắc mình đã biết hết về các loại cá. Ngoài tập tính sinh học, người chơi cũng cần am hiểu về thành phần nước, ánh sáng, cách phòng bệnh cho cá, dinh dưỡng cho cá…

Thứ ba là cần cù. Các cách nuôi cá nước mặn và cách chăm sóc chúng tuy là hoạt động mang tính giải trí, thư giãn. Nhưng nuôi cá sao cho khỏe mạnh và đẹp mắt không phải là công việc nhàn nhã.

Bạn phải có cách nuôi cá nước mặn đúng cách. Cần thay nước đúng lịch, đong đếm các thông số, cho cá ăn, quan sát và làm vệ sinh giúp bể cá nước mặn đẹp hơn. Một số giống cá cần những điều kiện đặc biệt, vì thế sẽ tốn rất nhiều thời gian.

Thức ăn của cá cảnh biển

Có rất nhiều loài cá cảnh biển khác nhau. Vì thế cách nuôi cá nước mặn cũng rất đa dạng. Người nuôi có thể căn cứ vào tình hình thực thế của mình để lựa chọn loài cá mình muốn nuôi.

Nhưng việc nuôi dưỡng phần lớn các loài cá nước mặt đều có độ khó nhất định. Các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi đôi khi cũng có yêu cầu khá nghiêm ngặt với thức ăn, chủ nuôi tốt nhất vẫn nên chuẩn bị tâm lý nuôi cho tốt. Để chăm sóc 1 bể cá nước mặn đẹp bạn cũng cần quan tâm tới việc cho ăn.

Artemia

Là loại trứng nghĩ, được sử dụng làm thức ăn cho các loài ấu trùng tôm cá nước mặn. Việc chuẩn bị ấp ấu trùng Artemia rất phức tạp, tốn công. Thời gian ấp khoảng 24 – 37 tiếng thì Artemia sẻ nở ra.

BoBo

Bobo là thức ăn phổ biến của các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi. Thường được gọi là trứng nước (Moina). Thường xuất hiện ở vùng ngập nước bẩn.

Chuyên được lấy làm thức ăn cho ấu trùng tôm cá nước ngọt. Nhược điểm cùa Bobo là khi cho vào nước mặn thị nó sẽ chết lắng xuống đáy, làm dơ nước hồ.

Thức ăn viên nổi (pellet feed)

Có rất nhiều trên thị trường cá cảnh, nên sử dụng loại thức ăn này cho các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi. Theo kinh nghiệm nuôi cá nước mặn của nhiều người thì nên cho cá ăn hai ngày một lần là tốt nhất.

Đừng cho nhiều quá dễ làm dơ nước và gây bệnh cho cá. Hơn nữa sẽ khiến bể cá nước mặn đẹp trở lên xấu xí hơn vì thức ăn thừa. Cần tham khảo các cách nuôi cá nước mặn và xây dựng chế độ ăn cho chúng thật hợp lý.

Tép tươi

Các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi cũng rất thích ăn tép. Tép có nhiều kích cỡ phù hợp làm thức ăn cho cá ở nhiều độ tuổi. Ngoài chất dinh dưỡng, vỏ tép có chứa nhiều Carotene giúp cá lên màu. Để giữ tép sống lâu chúng ta cần phải sục khí mạnh.Tép tươi cũng là loại thức ăn ít mầm bệnh.

Cá chép

Là loại thức ăn phổ biến tương đối rẻ tiền so với cá hoang và tép dành cho các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi. Tuy nhiên, cá chép thường mang mầm bệnh và có thể truyền cho cá của bạn. Mầm bệnh mà cá chép thường lây truyền là bệnh đốm trắng hay trùng quả dưa (Itch – Ichthyophthirius multifiliis).

Nên rửa sạch cá mồi trước khi cho các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi ăn. Nếu kỹ lưỡng, chúng ta nên nuôi cá chép mồi trong hồ riêng có bỏ chút muối để sát trùng, theo dõi cá mồi trong vài ngày và chữa bệnh cho chúng nếu thấy cần thiết.

Cách cho cá cảnh biển ăn

Khi mới thả cá cảnh biển có thể chúng sẽ không kiếm ăn vài ngày. Đây là do sự thay đổi môi trường và cá bận rộn tranh giành lãnh thổ mà tạo thành. Bạn hãy chờ sau 1 tuần sau khi nuôi cá nước mặn, khi quen thuộc với môi trường xung quanh cá sẽ dần dần điều tiết lại.

Nguyên tắc cho cá cảnh biển ăn của cá cảnh nước mặn về cơ bản là giống với cá nước ngọt. Cho các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi ăn lượng ít nhưng nhiều bữa. Lượng thức ăn mỗi lần nên ăn xong trong vòng 5 – 10 phút.

Mỗi ngày cho ăn 2 lần. Thức ăn nên đa dạng hóa, để thỏa mãn nhu cầu của các loại cá. Đồng thời để duy trì màu sắc tươi sáng của cá. Có thể xen lẫn cho chúng ăn thức ăn tươi sống.

Các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi

Cá cảnh biển vô cùng đa dạng và phong phú về màu sắc và chủng loại. Chúng được phân loại theo dòng, theo họ, theo đặc tính… Để lựa chọn những loài cá cảnh biển dễ nuôi là điều không khó. Dưới đây là các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi phố biến nhất hiện nay.

  • Cá Xì Bích Vàng ( Cá dù vàng) – Yellow Tang.
  • Cá Sơn Banggai – Kaudern’s Cardinal Fish.
  • Cá Thia – Damselfish.
  • Cá Hề Nemo – Clownfish.
  • Cá Thia Lá Mạ – Blue Green Chromis.
  • Cá Bống cờ lửa – FireFish.
  • Cá Sơn Mắt Trắng.
  • Cá Chim Xanh.
  • Cá Hoàng Sa.
  • Cá Bá Tước.
  • Cá Chim Cờ Đuôi Vàng.

Để có bể cá nước mặn đẹp bạn có thể nuôi kết hợp các loại cá cảnh biển khác nhau. Trang trí bể cá cảnh bằng một số cây thủy sinh, đá, gỗ lũa phù hợp.Lưu ý, cách nuôi cá nước mặn không giống nhau đối vói các giống khác nhau.

Cách chọn các loại cá cảnh nước mặn dễ nuôi

Chọn nuôi cá cảnh biển dễ thuần dưỡng

Hiện nay chưa có cách nuôi cá nước mặn sinh sản nhân tạo. Vì vậy những loài cá nước mặn ở cửa hàng cá cảnh phần lớn đều là cá hoang dã. Chúng được đánh bắt từ vùng nước cạn gần những rặng đá san hô. Đây chính là vấn đề liên quan đến thuần dưỡng.

Vì thế, cách nuôi cá nước mặn tốt nhất là chọn nuôi cá cảnh biển thể nhanh chóng tiếp nhận thức ăn nhân tạo. Cá nước mặn về cơ bản có tính ăn uống khác nhau. Chúng phân thành ăn thịt, ăn ăn thực vật và ăn tạp. Cá có tính ăn tạp là dễ nuôi nhất.

Ngoài ra, còn có cá thù lù, cá bướm mặt gấu mèo, cá chim nàng đào đỏ thuộc loài Cá Bướm. Chúng đều là những  loài cá hay được nuôi hiện nay. Các loài cá biển cảnh ăn chay chủ yếu ăn các loại rong rêu tảo trong nước.

Ví dụ như họ cá đuôi gai thì nhất định cách nuôi cá nước mặn này sẽ khó vì thuần dưỡng không hề dễ. Nhất là các loài cá biển cảnh ăn thức ăn đặc thù. Chúng kiếm ăn trong phạm vi rất hẹp. Chỉ ăn các loại thức ăn cực khó tìm như thịt san hô, polip… Những giống cá này không thích hợp với những người mới nuôi.

Chọn nuôi cá nước mặn khỏe mạnh

Nhìn từ bên ngoài, bề mặt cơ thể cá không có vết thương lở loét. Da sạch sẽ, không có chất dịch bám vào, vây cá không bị rách. Vảy cá đầy đủ không khuyết thiếu. Mắt trong suốt không có hiện tượng vẩn đục.

Bạn nên chọn nuôi cá nước mặn từ dáng bơi, cá bơi lội hoạt bát trong bể, gặp sợ hãi sẽ nhanh chóng tháo chạy hoặc ẩn nấp. Cá háo hức ham ăn chúng tỏ tình trạng sức khỏe của cá rất tốt, khá dễ nuôi thành công. Bởi vì điều này liên quan đến sinh trưởng phát triển của cá.

Khi chọn nếu cá hô hấp dồn dập, phản ứng chậm hoặc là dừng lại bên cạnh đá cảnh bất động đều có khả năng mắc bệnh. Trong đó những con cá quá gầy và thích cọ sát cơ thể vào vật thô ráp còn có khả năng nhiễm kí sinh trùng, cũng không nên chọn.

Chọn nuôi cá cảnh nước mặn con

Các loại cá cảnh dễ nuôi nhưng khi còn nhỏ thể chất yếu ớt và dễ chết. Hơn nữa màu sắc cơ thể chưa đầy đủ rõ ràng, nhìn không rõ liệu có đẹp hay không. Cá trưởng thành thì tuổi thọ đã không còn quá dài, hơn nữa hình dáng cơ thể cá vốn dĩ rất lớn.

Lúc này lại càng lớn hơn, không thích hợp nuôi dưỡng.  Cá con thì sức sống mạnh nhất, màu sắc cơ thể đẹp, có tính thẩm mỹ nhất. Tuổi thọ nuôi dưỡng cũng khá dài

Chọn nuôi cá nước mặn có khả năng thích nghi

Những loài cá khác nhau có tập tính sinh sống khác nhau. Cá nước mặn ăn thịt không thể nuôi ghép với những loài cá kích thước nhỏ. Nếu không cá nhỏ sẽ thành bữa ăn ngon lành cho chúng. Với cá nước mặn có tính chiếm hữu lãnh thổ cao. Chúng đánh nhau rất gay gắt. Hãy cố gắng tránh nuôi ghép chúng với loài cá khác.

Nếu như cùng nuôi cá nước mặn trong một bể thủy sinh cũng phải chú ý đặt nhiều vật trang trí để cung cấp cho chúng chỗ trốn. Cá nước mặn cùng loài chỉ nuôi 2 – 3 con, chúng sẽ đánh nhau không ngừng nghỉ.

Sau khi thả số lượng nhất định ngược lại có thể sống chung bình an vô sự. Những con cá ăn với tốc độ quá nhanh cũng không nên nuôi trong cùng một bể thủy sinh. Để tránh những con cá thời gian dài không tranh giành được thức ăn mà bị thiếu dinh dưỡng rồi mắc bệnh. Cá chỉ ăn một loại thức ăn cũng đừng nuôi ghép với cá khác.

Phát hiện cá bệnh qua việc quan sát phân

Sau khi cho cá ăn cần quan sát cá cảnh đi vệ sinh xem có bình thường hay không. Phân của Cá Hề, cá bắp nẻ Nhật, cá đuôi gai xanh có chất nhầy màu trắng.

Phân của các loài như cá nóc chuột vân bụng, cá chim hoàng đế như mảnh vụn. Phân của cá chình biển có dạng hạt tròn. Dựa theo quan sát để sớm phát hiện bệnh của cá. Đồng thời có thể hiểu được chính xác tình trạng sức khỏe của cá.

Nguồn nước nuôi cá cảnh nước mặn

Rất quan trọng đối với cá biển cũng như con người cần không khí vậy. Nước có hai cách nước biển tự nhiên và nhân tạo. Trong nước biển tự nhiên có nhiều vi sinh vật khoáng chất tự nhiên mà nước biển nhân tạo không có được. Hiên nay tại Sài Gòn, đại đa số các tiệm cá cảnh đều bán nước biển nhân tạo.

Cách nhận biết nước biển nhân tạo là độ mặn nằm trong khoảng 20 phần ngàn. Và khi nuôi được 3 – 4 tháng thì nền đáy hồ cá đóng những lớp đen( dùng tỷ trọng kế để đo độ mặn). Khi nuôi cá cảnh nước mặn nhân tạo thì xuất hiện rêu màu xanh rất nhiều.

Nước biển khi mua về trước tiên bạn phải để lắng những chất dơ có trong nước. Đồng thời phải cắm máy lọc liên tục ít nhất trong 5 ngày để lọc sạch nước. Đồng thời tạo thời gian cho vi sinh phát triển.

Cá cảnh nước mặn hầu như được bắt ở các rạng san hô, những nơi có nhiệt độ nước dưới 24 – 27°C. Nhiệt độ như vậy là tốt nhất để nuôi cá cảnh nước mặn sống và phát triển mạnh khỏe. Nhiệt độ nước cao hơn mức này sẽ kích thích rêu tảo phát triển gây hại cho cá.

Cách xây dựng bể cá nước mặn đẹp

Các thiết bị cho bể cá nước mặn đẹp

  • Hệ thống chiếu sáng: 2 bóng đèn xanh và hồng
  • Máy protein skimmer.
  • Máy làm lạnh nước ( nếu nuôi san hô mềm).
  • Hộp lọc đáy.
  • Máy bơm 2 cái.
  • Máy tạo sóng.

Hệ thống lọc bể cá nước mặn đẹp

Đây là một điều hết sức quan trọng sau nguồn nước nó quyết định tới 90% sự sống của cá biển. Có hai hệ thống lọc thường dùng cho cá biển là lọc tràn và lọc đáy.

Hệ thống lọc tràn

Ưu điểm là gọn đơn giản thích hợp cho những hồ nhỏ. Khuyết điểm là lọc không sạch những chất cặn bã dưới đáy hồ. Mặt khác là có thể đưa ra ngoài hồ một lượng chất thải của cá, rêu. Không tốn thêm 1 máy bơm nữa làm nhiệm vụ bơm nước ra khỏi hồ rồi dẫn vào bể lọc đáy.

Hệ thống lọc đáy

Ưu điểm là lọc sạch cặn bã, thức ăn thừa dưới đáy hồ. Đồng thời không làm mất thẩm mỹ hồ cá vì không thấy hộp lọc. Lọc đáy tuy tốn kém mất nhiều công sức nhưng tỷ lệ cá khỏe mạnh cao, ít bệnh hơn.

Ngoài hai hệ thống lọc trên, ta có thể sử dụng vi sinh vật để phân hủy cặn bẩn dưới đáy hồ. Vi sinh vật có tác dụng làm sạch nước cực mạnh. Đối với cách nuôi cá nước mặn an toàn nhất là không dùng các loại hóa chất để cắt tảo, rêu sẽ gây hại đến san hô, hải quỳ và cá.

Cách đặt bể cá nước mặn đẹp theo phong thủy

Vị trí đặt bể cá nước mặn đẹp tùy thuộc vào mệnh của gia chủ thuộc hành nào. Đặt đúng hướng có hành đó sẽ mang lại lợi ích cho gia chủ. Theo phong thủy, bể cá nước mặn đẹp nên đặt hướng Bắc và Đông Nam.

Hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có. Cá là tài nguyên của nước. Đặt bể cá nước mặn đẹp theo hai hướng này sẽ làm cho tài nguyên sinh sôi, nảy nở.

Nếu đặt bể cá theo hướng Bắc, bạn nên chọn cá có màu ánh kim .Vì hướng Bắc thuộc hành Thủy. Theo ngũ hành thì Kim sinh Thủy.

Nếu đặt bể nuôi cá nước mặn đẹp ở hướng Đông Nam thuộc hành Mộc thì nên thả cá có màu đỏ, hồng, cam… những màu thuộc hành Hỏa. Mộc sinh Hỏa sẽ đem lại thịnh vượng cho gia đình.

Nếu bạn làm kinh doanh, tốt nhất đặt bể nuôi cá nước mặn ở hướng Đông Nam. Nên thả tám con cá màu đỏ và một con màu đen. Vì theo quan niệm của người phương Đông, số 8 tượng trưng cho sự mạnh mẽ. Ngoài ra, nếu áp dụng cách nuôi cá nước mặn này, bạn còn đạt được sự hài hòa âm dương (màu đen là âm, màu đỏ là dương).

5/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi Rùa trong bể cá cảnh

nuôi ghép Rùa là việc khá phổ biến, dù với bể nuôi nho nhỏ hay một hồ lớn đều có ...

Cách làm setup bể cá thủy sinh mini đơn giản mà lại đẹp

Làm thế nào để xây dựng một bể cá thủy sinh mini cực đẹp và ấn tượng. Chắc hẳn ai ...

Cách nuôi Sâu Mealworm sinh sản dinh dưỡng cho cá cảnh

Cách nuôi sâu Mealworm sinh sản có khó không? Sâu Mealworm hay sâu bột, sâu sữa… Là một loại thức ...

Cách chữa các bệnh Cá Rồng thường gặp nhiều nhất

Cách chữa cá Rồng bị chúi đầu là gì? Trong quá trình nuôi dưỡng, những bạn chơi cá có thể ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *