Kinh nghiệm nhìn phân để đoán và chữa các bệnh ở mèo

Có rất nhiều bệnh ở mèo tiềm ẩn bên trong cơ thể chúng mà bạn không thể nhận biết được qua những dấu hiệu bên ngoài. Nhưng với phương pháp quan sát phân mèo để chẩn đoán bệnh, bạn có thể phòng ngừa được rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Phân là chất bã, chất thừa từ trong cơ thể thải ra ngoài. Nên qua phân mèo phần nào đó sẽ phản ánh được tình trạng sức khỏe của mèo cưng. Bài viết hôm nay Pet Mart sẽ giúp bạn nhận biết một số bệnh ở mèo thông qua việc quan sát phân của chúng. Đây là bài viết rất quan trọng, bạn không nên bỏ qua.

Thế nào là một bãi phân đạt chuẩn?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của phân mèo nhưng thường là do chế độ ăn uống. Giữ chế độ ăn uống cân bằng, mèo cưng của bạn sẽ cho ra “thành phẩm” tiêu chuẩn. Thông thường, mèo đi vệ sinh sau mỗi 24 – 36 giờ đồng hồ. Một chú mèo với đường ruột khỏe mạnh, không bị ảnh hưởng bởi các bệnh ở mèo sẽ các đặc điểm sau:

  • Phân màu nâu đậm.
  • Đóng thành khuôn nhưng đủ ẩm để cát vệ sinh hay bụi bẩm bám xung quanh.
  • Có mùi nặng, nhưng không quá mạnh.
  • Mèo đi vệ sinh dễ dàng, không bị táo bón, không tiêu chảy.
  • Phân không lẫn giun sán, lông…
  • Phân không lẫn máu hay dịch.

Tại sao phân mèo nặng mùi?

Mèo cảnh hay mèo hoang đều là động vật ăn thịt. Trong tự nhiên, chế độ ăn của mèo chủ yếu là động vật. Thịt cung cấp Protein hàm lượng cao cho mèo. Tuy nhiên thành phần của Protein có nguyên tố Nitơ và lưu huỳnh. Đây là những thành phần chính gây nên mùi chất thải đặc trưng của mèo.

Ngoài ra, vi khuẩn trong phân mèo cũng góp phần sản sinh ra các hợp chất gây mùi mạnh. Bao gồm Indol, Skatole, Hydro sulfua… Gây mùi nồng nặc khi mèo đi vệ sinh. Đặc biệt Hydro Sulfua là chất khí không màu, có thể gây ngộ độc cho người và động vật. Vì vậy, bệnh ở mèo có thể nhận biết thông qua việc đánh giá phân của chúng.

Nếu vậy có thể thay đổi chế độ ăn để giảm bớt mùi thối không? Câu trả lời là không. Bởi ăn thịt là bản năng của mèo. Cơ thể chúng được cấu tạo để phù hợp với chế độ ăn toàn thịt. Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Do đó bất kể mèo ăn loại thức ăn nào thì vẫn có mùi.

Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng một số loại thức ăn cho mèo hạn chế mùi hôi của phân mèo và giảm bệnh ở mèo như MEC, MOSHM, Royal Canin, ANF… Với các công thức đặc biệt đảm bảo dinh dưỡng cho mèo, làm sạch răng, hôi miệng. Đặc biệt phân mèo không bị nặng mùi như các loại thức ăn khác. Các sản phẩm chính hãng có bán tại tất cả các cửa hàng thú cưng Pet Mart trên toàn quốc.

Mùi phân là dấu hiệu của các bệnh ở mèo

Bình thường mùi phân mèo rất nặng và chua nhưng không có mùi tanh. Trong thường hợp bệnh ở mèo liên quan tới dạ dày hoặc đường ruột như tiêu chảy, viêm đường ruột, mùi phân sẽ đặc biệt thối. Đến mức chủ nhân không thể chịu nổi.

Nguyên nhân là do lúc này, lượng vi khuẩn trong phân của mèo tăng gấp nhiều lần bình thường. Dưới tác động của các phản ứng hóa học, phân sẽ có mùi cực kì khó chịu. Người nuôi cần thận trọng nếu thấy mèo có những biểu hiện như vậy. Mùi phân của mèo cũng là dấu hiệu một số bệnh ở mèo. Một số trường hợp phân sẽ có dạng lỏng hoặc nhão.

Quan sát phân để đoán bệnh ở mèo

Để đoán đúng bệnh ở mèo, bạn cần quan sát kĩ chất thải của chúng. Nếu cần phải xem cận cảnh. Bạn có thể dùng một chiếc túi bóng, bọc phân mèo vào trong và quan sát. Có thể dùng túi dày một chút để đỡ ghê tay.

Đeo găng tay và khẩu trang khi quan sát để tránh lây bệnh nếu có. Mèo có thói quen liếm lông hoặc gặm cắn đồ đạc như thảm, quần áo. Rất nhiều dị vật như thế bị chúng nuốt vào bụng. Đa số dị vật được bài tiết theo phân của chúng ra ngoài.

Nhưng có rất nhiều thứ đọng lại trong ruột và tạo thành búi. Trường hợp nghiêm trọng là tắc ruột và phải đi phẫu thuật để lấy ra. Sợi thảm, lông chỉ là một ví dụ. Ngoài ra còn có giun, sán, dị vật. Tình trạng phân cũng là một yếu tố để xác định tình trạng sức khỏe, bệnh ở mèo. Vì vậy việc quan sát phân mèo là rất quan trọng.

Các bệnh ở mèo có thể nhận biết qua phân

Bệnh táo bón

Phân có kích thước nhỏ, khô, cứng, có kèm nhiều lông. Mèo đi ngoài rất ít, khi đi khó rặn, cảm thấy ê buốt, thậm chí hậu môn còn bị chảy máu. Nguyên nhân gây bệnh ở mèo là do mèo bị thiếu nước nghiêm trọng, bị tắc ruột do nuốt phải nhiều búi lông, trướng đại tràng hay nhiễm trùng đường ruột…

Chú mèo của bạn có thể cần được thụt tháo hoặc gây mê để lấy phân ra ngoài. Mèo càng bị táo bón lâu thì phân càng cứng và càng khó tống ra ngoài. Thủ thuật thụt là cho chất bôi trơn vào trực tràng qua hậu môn để làm mềm khối phân và giúp mèo đẩy phân ra ngoài.

Bệnh tiêu chảy ở mèo

Mèo bị tiêu chảy là một hội chứng thường gặp ở mèo. Bình thường phân mèo hơi nhão, ướt, nếu mèo khỏe mạnh thì không gọi là tiêu chảy. Đi nhiều lần, phân loãng hoặc có nhầy máu, hôi tanh. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh ở mèo như: rối loạn tiêu hóa, ngộ độc, nhiễm giun sán, bệnh dịch…

Cũng có nhiều cách chữa bệnh ở mèo, tuy nhiên không phải cách nào cũng mang lại kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó nên gọi điện trước để tham khảo bác sĩ có cần mang theo mẫu phân của mèo để phân tích mẫu xét nghiệm hay không. Khi cho mèo uống thuốc, bạn ẵm mèo trong phòng kín để tránh tình trạng mèo chạy mất.

Đựng thuốc trong ống tiêm rồi đưa vào miệng mèo. Mỗi lần chỉ nhỏ một ít thuốc. Cẩn thận trong quá trình đưa thuốc trực tiếp vào miệng mèo và không được để rơi vãi ra ngoài. Cuối cùng, bạn nên nhỏ một ít nước ấm và một ít bạc hà vào miệng mèo để trôi bớt vị thuốc còn sót lại.

Bệnh đường ruột ở mèo

Phân thường đen, lỏng hay còn sót lại ở hậu môn. Mùi nặng, có dịch nhớt, mèo đi nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân gây bệnh có thể do mèo bị mắc các bệnh về dạ dày, đường ruột, viêm ruột, ăn các thức ăn linh tinh, ăn quá nhiều chất xơ, ngộ độc thức ăn hoặc bị viêm đại tràng…

Thuốc để điều trị bệnh ở mèo có những loại sau:

  • Thuốc bột Smecta.
  • An Tibio.
  • Thuốc bôi Bepanthen (nếu hậu môn bị phình).

Tùy theo thể trọng và tình trạng bệnh ở mèo, mỗi ngày cho mèo uống thuốc 2 lần. Mèo bị viêm ruột nặng hơn 2kg thì cho uống 1 gói Smecta,1 gói Antibio mỗi lần. Dưới 2kg thì mỗi thứ 1 nửa. Cho uống 5 ngày liên tục. Sau khi thấy mèo không còn tiêu chảy. Tiếp tục cho mèo uống Antibio 10 ngày đến nửa tháng.

Bệnh ở mèo: Viêm đại tràng, viêm hậu môn

Phân mèo có dính máu. Thường xuyên đi vệ sinh nhưng chỉ với một lượng nhỏ phân và căng thẳng kéo dài sau mỗi lần đại tiện. Viêm cũng có thể làm thay đổi độ đặc của phân từ nửa rắn đến dạng lỏng, đến tiêu chảy.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh ở mèo ở viêm đại tràng, viêm hậu môn. Nguồn gốc có thể là từ ký sinh trùng đường ruột hoặc trực tràng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc nhiễm tảo (phụ thuộc vào nước). Bệnh cũng có thể do nuốt phải một vật lạ hoặc vật liệu mài, gây chấn thương ở ruột.

Trong một số trường hợp, bệnh diễn biến nhẹ và có thể tự khỏi. Nếu cơn viêm đại tràng kéo dài hơn hoặc tái đi tái lại, hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y để cố gắng tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm nhất.

Thông qua các triệu chứng bệnh ở mèo và trao đổi với chủ nuôi các thông tin cần thiết về thói quen, chế độ ăn uống… bác sĩ thú y sẽ đưa ra những chẩn đoán thích hợp. Nếu cần thiết, họ cũng có thể lấy mẫu máu, mẫu phân để kiểm tra các nguyên nhân phức tạp hơn có thể dẫn đến viêm đại tràng mạn tính. Kế hoạch điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân gây viêm đại tràng, nhưng bất kể nguyên nhân nào, chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ được khuyến nghị.

Các bệnh ở mèo liên quan tới gan

Phân nhão, màu vàng sáng. Thậm chí mèo bị tiêu chảy. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ở mèo liên quan tới gan như do lây nhiễm, độc tố, môi trường, bệnh viêm đường ruột kéo dài, tổn thương gan do thuốc hoặc độc tố, độc tố từ thực phẩm lâu dài…

Nếu bệnh ở mèo có dấu hiệu xấu đi, nó cần phải nhập viện và được điều trị bằng liệu pháp truyền dịch bổ sung vitamin B, Kali và đường Dextrose. Cần phải hạn chế hoạt động của mèo trong giai đoạn điều trị và phục hồi. Hãy nói chuyện với bác sĩ thú y về việc liệu nghỉ ngơi trong lồng có phải là lựa chọn tốt nhất. Chú mèo cũng cần được giữ ấm.

Thuốc thúc đẩy bài tiết các chất dịch ra khỏi cơ thể sẽ giúp giảm tích tụ dịch ở bụng. Bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc thú y cho mèo để điều trị nhiễm trùng, giảm sưng não, kiểm soát co giật, giảm sản xuất và hấp thụ Ammonia (từ ruột đến những phần còn lại của cơ thể). Enemas có thể được sử dụng để làm sạch ruột kết. Kẽm cũng có thể được bổ sung nếu cần thiết.

Chú mèo của bạn nên được chuyển sang chế độ ăn hạn chế Natri, bổ sung Thiamine và Vitamin. Thay vì hai hoặc ba bữa ăn chính mỗi ngày, bạn cần cho mèo ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày. Nếu chú mèo chán ăn liên tiếp trong vài ngày, bạn cần phải bàn bạc với bác sĩ thú y về việc sử dụng ống truyền tĩnh mạch.

Nhiễm khuẩn gây bệnh Salmonellosis

Mèo bị tiêu chảy, tiêu chảy ra máu. Nhiễm khuẩn Salmonellosis là một bệnh nhiễm khuẩn được tìm thấy ở mèo do vi khuẩn Salmonella gây ra. Cùng với việc gây viêm dạ dày ruột và nhiễm trùng huyết ở mèo, bệnh ở mèo Salmonellosis do vi khuẩn gây bệnh Zoonotic, có nghĩa là nó có thể lây truyền sang người.

Bệnh Panleukopenia giảm bạch cầu ở mèo (GBC)

Bệnh ở mèo GBC hay Care khiến  phân có mùi rất nặng, có bọt, dính chất nhầy có thể kèm máu, đi đại tiện nhiều. Mèo mắc phải bệnh truyền nhiễm này khi chúng tiếp xúc với máu nhiễm virut, phân, nước tiểu hoặc bọ chét của mèo nhiễm bệnh. Virut còn có thể thông qua chúng ta khi chúng ta rửa tay không sạch sau khi tiếp xúc với mèo, đồ vật, chén đựng thức ăn cho mèo hoặc vật dụng của mèo nhiễm bệnh.

Điều trị bệnh ở mèo này có thể bao gồm bù nước cho mèo, giúp nó khắc phục tình trạng sụt cân nặng và mất nước, thay thế chất điện giải bị mất. Trong trường hợp nghiêm trọng của Salmonellosis, huyết tương hoặc truyền máu có thể cần thiết để giúp thay thế chất lỏng và Albumin huyết thanh.

Một số thuốc kháng sinh có sẵn có thể được sử dụng để điều trị bệnh ở mèo như: Glucocorticoid, một dạng hormon thượng thận hay Hormone Steroid cũng có thể giúp ngăn ngừa sốc ở mèo.

Bệnh ở mèo: Pravo

Bệnh ở mèo này là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Do Canine Parvovirus type 2 gây ra (CPV2) gây viêm ruột xuất huyết lẫn dịch nhầy và máu ói mửa nặng, bệnh thường nguy hiểm trên chó con, tỷ lệ chết cao 50 – 100% thể viêm cơ tim xảy ra ở giai đoạn đầu trên chó con (2 – 4 tuần) suy giảm miễn dịch, tỷ lệ tử số cao trên chó còn bú.

Bệnh ở mèo gây nôn mửa và tiêu chảy nặng, phân lúc đầu thối sau đó phân có màu hồng hoặc đỏ tươi tùy vị trí virus tấn công vào ruột. Phân có lẫn niêm mạc ruột, có lẫn keo nhầy và có mùi đặc trưng.

Bệnh viêm phúc mạc ở mèo

Viêm phúc mạc ở mèo – bệnh Fip (Feline Imfectious Peritonitis) là bệnh lý nguy hiểm do virus Coronavirus gây ra. Loại virus này tồn tại ở 2 trạng thái là thể khô và thể ướt. Mèo bị mắc bệnh Fip thường có những triệu chứng sốt, nôn mửa, lờ đờ, mèo bị tiêu chảy, kém ăn.

Tỉ lệ điều trị bệnh ở mèo này rất thấp và đa số những mèo mắc bệnh này thường không qua khỏi. Chủ yếu là điều trị nhằm kéo dài thời gian sống cho mèo là chính. Điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm dòng Corticosteroid. Hút dịch nhằm thoát chất lỏng tích lũy trong xoang cơ thể và truyền máu.

Nghiên cứu đang được tiến hành để tìm ra thuốc ức chế miễn dịch khác có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. Những nỗ lực cũng đang được thực hiện để tìm ra thuốc kháng virus sẽ ngăn chặn hoặc làm chậm sự nhân lên của virus.

Búi lông ở mèo

Nguyên nhân

Đây không được coi là bệnh ở mèo và. Vì búi lông ở mèo là tình trạng không có lợi cho sức khỏe, gắn liền với tập tính sinh hoạt hàng ngày của mèo. Mèo dành 30% thời gian để liếm láp chải chuốt và dùng chiếc lưỡi thô ráp dính lấy lông rụng, lông này sau đó được nuốt xuống bụng. Các giống mèo lông dài hoặc rụng lông nhiều sẽ thường bị búi lông trong ruột. Búi lông hình thành trong bụng mèo.

Thông thường, lượng lông mèo nuốt vào bụng dù không thể tiêu hóa nhưng luôn được đẩy ra ngoài khi mèo đi vệ sinh. Trong trường hợp lông trong bụng quá nhiều hoặc vì lý do nào đó khiến lông không được đẩy ra ngoài toàn bộ, mèo sẽ cố gắng nôn lông ra để giảm khó chịu. Mèo bị táo bón nặng kèm theo kém ăn, ít năng động. Mèo đi vệ sinh phân cứng và nhìn khô như đá. Có thể có trường hợp nhìn thấy hẳn rất nhiều lông trong phân mèo.

Điều trị

  1. Chải lông thường xuyên hạn chế mèo bị búi lông: Việc chải chuốt cho mèo cưng mỗi ngày vừa là cách hiệu quả để giảm số lượng búi lông rối. Vừa giúp tình cảm giữa bạn và thú cưng thêm bền chặt. Nếu mèo cưng không quen được với việc bị chải lông, có thể sử dụng dịch vụ tắm và cắt tỉa lông cho mèo tại Pet Mart để ngăn chặn mèo bị búi lông.
  2. Sử dụng thức ăn cho mèo bị búi lông: Những loại thức ăn cho mèo có chung công thức hàm lượng chất xơ cao giúp bộ lông chắc khỏe, hạn chế rụng lông và kích thích hệ tiêu hóa, mèo bị nôn ra lông và tống búi lông ra ngoài cơ thể. Ngăn chặn tình trạng mèo bị tắc búi lông sau khi sử dụng.
  3. Sử dụng thuốc làm đẹp lông cho mèo: Chăm sóc lông mèo khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng rụng rối bằng gel dinh dưỡng cho mèo, thuốc làm đẹp lông cho mèo. Những sản phẩm này có tác dụng nhanh chóng và an toàn. Được đa số người nuôi mèo sử dụng.
  4. Sử dụng sữa tắm, dầu xả dưỡng lông mèo: Việc tắm cho mèo thường xuyên rất có hiệu quả trong việc loại bỏ lông rối. Tuy nhiên, bạn cần biết loại sữa tắm nào phù hợp với thú cưng của mình. Tuyệt đối không dùng sữa tắm, dầu gội của người cho mèo. Các thương hiệu sữa tắm cho mèo tốt nhất hiện nay phải kể tới như: Joyce & Dolls, TRIXIE, BBN
  5. Sử dụng cỏ – cat nip cho mèo bị búi lông: Cỏ cho mèo giúp mèo ăn ngon miệng hơn, lông bóng mượt và kích thích sự phát triển tự nhiên cho mèo. Xóa tan căng thẳng của mèo cưng. Làm giảm tỷ lệ mèo bị búi lông vô cùng hiệu quả.

Lưu ý khi dọn phân mèo

“Thành phẩm” của mỗi con mèo có thể không giống nhau. Nên dù không thú vị cho lắm nhưng bạn cần chú ý quan sát phân của mèo cưng mỗi lần dọn cát vệ sinh để xác đinh đâu là một bãi phân “bình thường” cho mèo của bạn. Và khi chúng xuất hiện những yếu tố bất thường, cũng tức là mèo cưng đang có vấn đề.

Nếu nhiều hơn 1 chú mèo sử dụng chung chậu cát, cần đặc biệt quan sát hơn nữa, sự khác biệt dù rất nhỏ về “thành phẩm” của chúng có thể nói lên rất nhiều điều. Về căn bản, mèo là loài vật có “thói quen”, nên nếu quan sát đủ “tinh tế” bạn thâm chí còn biết được đâu là “sản phẩm” của từng con.

  • Mỗi con mèo sẽ đi vệ sinh một góc riêng, kể cả trong cùng một thùng vệ sinh.
  • Không phải con mèo nào cũng thích chôn phân (vùi phân xuống dưới lớp cát vệ sinh cho mèo).
  • Phân mèo thường dính lẫn lông (nhất là mèo lông dài), hãy chú ý màu lông của từng đứa.
  • Mèo to thì phân cũng to, vậy nên hãy chú ý “kích thước”.

Chỉ bằng một cách đơn giản, rất nhiều căn bệnh ở mèo đã được phát hiện kịp thời. Chủ nuôi cần chịu khó quan sát để có biện pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn đang nuôi mèo và quan tâm tới các bệnh ở mèo như: bệnh dại ở mèo, bệnh về da ở mèo, bệnh ghẻ, bệnh ecpet mảng tròn, viêm ruột ở mèo… có thể trược tiếp gửi tin nhắn về fanpage petmart để được tư vấn và hỗ trợ.

4.2/5 - (9 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

7 mẹo cách trị rận cho mèo tại nhà cực hiệu quả

Trong cuộc sống hàng ngày của người nuôi mèo, việc áp dụng cách trị rận cho mèo tại nhà là ...

Cách sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo hiệu quả

Việc hiểu rõ về tẩy giun cho mèo, dấu hiệu, cách sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo giúp điều ...

15 loại thuốc nhỏ mắt cho mèo được thú y khuyên dùng

Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc nhỏ mắt cho mèo để lựa chọn dù mắt mèo của bạn ...

Chỉ từng bước cách cắt móng cho mèo dễ dàng

Cắt móng cho mèo không chỉ giúp giữ cho đồ vật trong nhà của bạn khỏi bị trầy xước mà ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *