Cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà khỏi hoàn toàn

Cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà khỏi hoàn toàn

Mèo bị tiêu chảy nặng kéo dài có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của thú cưng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới mèo bị tiêu chảy. Mỗi nguyên nhân sẽ biểu hiện nhiều mức độ khác nhau. Bệnh tiêu chảy ở mèo thường hay bắt gặp nhất là ở những chú mèo con. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời rất có thể dẫn tới tử vong.

Những ai nuôi mèo chắc chắn sẽ gặp một số vấn đề với việc các chú mèo bị đi ngoài, nhưng làm thế nào để đối phó khi chúng thực sự bị đi ngoài? Nếu thỉnh thoảng mèo bị đi ngoài thì đó là chuyện bình thường, và chúng bị đi ngoài do nhiều lý do, chẳng hạn như ăn nhầm thức ăn. Do đó, với cương vị là chủ nhân của các chú mèo, bạn phải chú ý nhiều hơn đến mèo yêu của mình. Nhưng phải làm gì khi có tình huống tương tự xảy ra? Hãy cùng Pet Mart đi tìm nguyên nhân và phương pháp chữa trị nhé!

Mèo bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn và giun sán

Một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây viêm ruột cấp tính như: Salmonella, Camphylobacter, E.Coli… Cầu trùng Coccidia, Toxoplasma, Giardia… Đặc biệt mèo con sơ sinh dưới 2 tháng tuổi khả năng nhiễm rất cao. Triệu trứng thường là gây nôn, tiêu chảy, to bụng, tỷ lệ tử vong tới 40% đến 60% nếu không tẩy giun kịp thời.

Nhiều khi mèo bị tiêu chảy nhưng vẫn ăn uống bình thường. Chính vì vậy, hãy giữ vệ sinh chỗ ở của mèo cưng luôn sạch sẽ, tránh bị vi khuẩn xâm nhập. Tẩy giun thường xuyên và theo định kỳ cho mèo con theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Mèo con tẩy giun làm nhiều lần và giảm dần cho tới khi chúng trưởng thành. Đối với mèo trưởng thành cần tẩy giun định kỳ ít nhất một năm một lần. Nắm rõ lịch định kỳ để tẩy giun có hiệu quả và an toàn nhất.

Mèo bị tiêu chảy vẫn ăn uống bình thường do rối loạn tiêu hóa

Do sử dụng thức ăn không đúng

Đột nhiên mèo bị tiêu chảy, phân (cứt) lỏng có thể là do hệ tiêu hóa có vấn đề. Mèo vẫn ăn, không mệt mỏi ủ rũ, đầy bụng, không kịp đi đúng vào khay cát vệ sinh. Trong trường hợp này bạn cần kiểm tra lại thức ăn cho mèo. Hãy đảm bảo nó không bị nấm mốc, ôi thiu hay hết hạn sử dụng hay không?

Mèo con mới rời xa mẹ, hệ thống tiêu hóa còn chưa được hoàn thiện. Nếu khẩu phần ăn chứa quá nhiều chất béo nên chúng không tiêu hóa được. Cho ăn nhiều thức ăn giàu protein như gan, tim, thịt đỏ… cũng có thể gây nên bệnh tiêu chảy ở mèo.

Do thức ăn không đúng, cho mèo con ăn thức ăn của mèo trưởng thành khiến ruột non của chúng không tiêu hóa được. Các bạn nên lưu ý, mua đúng các loại thức ăn cho mèo con. Đúng với độ tuổi phát triển của chúng. Hoặc do bát đựng thức ăn, nước uống dùng chung với con vật mắc bệnh và không được rửa sạch. Hoặc được nuôi ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, sẽ làm cho mèo đi phân lỏng lẫn dịch nhày. Các bạn có thể tham khảo một số nhãn hiệu các loại thức ăn tốt cho mèo bên dưới:

Thức ăn cho mèo con, mèo mẹ đang mang thai và cho con bú

4.80 trên 5 dựa trên 5 đánh giá
(5)
585.000
3.60 trên 5 dựa trên 5 đánh giá
(5)
305.000
4.20 trên 5 dựa trên 5 đánh giá
(5)
125.000

Thức ăn cho mèo lớn, mèo trưởng thành, mèo già

4.20 trên 5 dựa trên 5 đánh giá
(5)
545.000
Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
340.000
4.20 trên 5 dựa trên 5 đánh giá
(5)
120.000
3.60 trên 5 dựa trên 5 đánh giá
(5)
110.000
4.60 trên 5 dựa trên 5 đánh giá
(5)
580.000
4.20 trên 5 dựa trên 5 đánh giá
(5)
280.000

Do mèo ăn linh tinh

Mèo có thể ăn xác động vật chết thối rữa: chuột, chim, thạch sùng… Thức ăn có thể làm cho hệ tiêu hóa của chúng rối loạn. Gây ra tình trạng đau bụng, ỉa chảy. Hoặc do ăn phải hóa chất độc. Ví dụ như : xăng dầu, than, chất tẩy rửa gia dụng, xà phòng, thuốc diệt côn trùng, ve rận… Kèm theo đó là nôn liên tục để thải trừ chất độc, phân ướt, có máu.

Nếu co giật nhiều là rất trầm trọng, cần cấp cứu ngay. Tốt nhất nên cho mèo nhịn ăn 2 bữa, uống 1/2 viên Chlorocid 250mg với mèo < 1kg. Uống cả viên đối với mèo trên 1kg. Khi ăn kiêng tanh, mỡ và cho ăn ít một. Lưu ý là không cho mèo uống sữa bò sẽ rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa của mèo. Bạn có thể tham khảo một số loại sữa dành riêng cho mèo tại đây:

Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
90.000
Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
90.000
Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
320.000

Mèo bị stress, trầm cảm

Mèo cũng giống như con người, tất cả trạng thái căng thẳng, lo lắng, phấn khích đều có thể dẫn đến rối loạn GI (đặc biệt là kích thích ruột hoặc viêm đại tràng). Biểu hiện điển hình có thể xuất hiện đó là tiêu chảy. Vì vậy khi nuôi mèo, một số đồ dùng nhất định bạn phải mua cho mèo như: nhà cây cào móng, đồ chơi, catnip, cỏ mèo… Những sản phẩm này sẽ giúp cải thiện đáng kể tâm lý của các bạn mèo khi ở một mình. Bạn có thể tìm hiểu thêm nguyên nhân khiến mèo bị trầm cảm ở các bài viết trên Petmart đã đăng tải.

-9%
Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
Original price was: 2.750.000₫.Current price is: 2.500.000₫.
-7%
Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
Original price was: 2.700.000₫.Current price is: 2.500.000₫.
-9%
Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
Original price was: 1.100.000₫.Current price is: 1.000.000₫.
Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
400.000
Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
700.000
Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
350.000

Mèo bị búi lông trong ruột

Búi lông của mèo nhìn chung không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng nó tích quá nhiều có thể do hệ tiêu hóa của bé mèo đang có vấn đề đó ạ. Dấu hiệu nhận biết là mèo có biểu hiện nôn quá nhiều (vài lần một tuần trên một tháng). Việc này có thể do búi lông hoặc có thể do triệu chứng của một số bệnh khác. Khi búi lông phát triển to lên, chúng có thể gây tắc nghẽn dạ dày và đường ruột của mèo. Do đó xuất hiện một số triệu chứng khác đó là mèo bị sụt cân, chán ăn, tiêu chảy và ho khạc nhiều. Lúc đó, mèo cần được phẫu thuật để lấy búi lông ra. Tại Petmart có bán một số dòng thức ăn giúp tiêu búi lông trong ruột cho mèo, các bạn tham khảo nhé!

Mèo bị tiêu chảy ra máu, nôn, bỏ ăn do dịch bệnh

Với mèo bị bệnh không được tiêm phòng dịch hoặc hết thời hạn miễn dịch, có thể mắc các bệnh do virus:

  • Bệnh Feline Panleukopenia: Gây viêm ruột truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh Care (Feline Distemper). Với triệu trứng tiêu chảy xuất huyết. Đặc biệt mèo con chết nhanh và tỷ lệ tử vong cao tới 90%
  • Bệnh viêm màng bụng truyền nhiễm FIP (Feline Infectious Peritonitis): Do một chủng Coronavirus gây ra. Nó làm rối loạn tuần hoàn không cấp đủ dịch nuôi mô bào, mất nước, thiếu máu và tiêu chảy. Cuối cùng là suy gan, thận và nguy cơ tử vong cao
  • Bệnh phức hợp virus Leukemia ở mèo: Feline Leukemia Virus Disease Complex (FeLV) gây sốt. Mèo con bỏ ăn gầy yếu, nôn và tiêu chảy
  • Bệnh suy giảm miễn dịch (FIV) Feline Immuodeficiency Infection: Với triệu trứng viêm hạc lâm ba, viêm loét da do thiếu máu cục bộ, tiêu chảy do liếm các dịch viêm.

Vì vậy, khi chủ nuôi mới bắt mèo về nuôi, nếu mèo chưa được tiêm vắc-xin hoặc tiêm rồi nhưng chưa đủ 3 mũi  thì trước hết chủ nuôi cần giới hạn khu vực nuôi mèo trong 10 – 14 ngày. Nếu mèo vẫn khỏe mạnh mới đưa mèo hoặc thú cưng đi tiêm phòng vắc-xin. Giới hạn khu vực nuôi cũng như khu vực chơi để mèo hoặc thú cưng có thể thích nghi với môi trường mới.

Mèo bị tiêu chảy dẫn đến mất nước

Khi sự duy trì thành phần nước và điện giải (khoáng chất) mất cân hằng. Mèo sẽ ở tình trạng mất nước và có thể giống trường hợp của người. Dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Nước là thứ không thể thiếu đối với mèo. Dựa vào lượng nước mỗi ngày, giúp duy trì sức khỏe. Bổ sung vào lượng nước mất đã mất khi mèo bị tiêu chảy, đại tiện và hô hấp. Cơ thể mèo con có 80% là nước, hơn nữa là sự cần thiết để thực hiện quá trình sinh học. Bao gồm tuần hoàn, tiêu hóa và loại bỏ chất thải.

Khi chất lỏng giảm xuống đến dưới mức bình thường, đó là tình trạng mất nước. Điều này chủ yếu là do lượng nước hấp thụ quá ít. Mà thành phần nước mất đi quá nhiều tạo nên. Thời tiết nắng nóng, lượng hoạt động tăng lên, hoặc nôn mửa, hoặc mèo bị tiêu chảy tiêu chảy đều dẫn đến sự mất chất lỏng trong cơ thể. Rất nhiều chủ nhân không thấy mèo uống nước, cho rằng mèo đã uống đủ. Thực ra chúng không nhạy cảm với nước trừ khi cơ thể thiếu 80% nước. Điều này là lý do vì sao luôn phải chuẩn bị đầy đủ nước sạch cho mèo.

Triệu chứng khi mèo mất nước

Mèo có hiện tượng mất nước là vấn đề nghiêm trọng. Nếu bạn nghi ngờ mèo nhà mình mất nước. Nên lập tức đưa nó đến bệnh viện thú y. Bạn có thể đo tại nhà, nhẹ nhàng ấn vào phần sau cổ mèo, hoặc vị trí bả vai. Sau đó thả tay, da bị ấn sẽ lập tức đàn hồi lại như cũ, trừ phi mèo nhà bạn quá béo hoặc quá gầy.

Nếu thiếu nước, sau khi buông tay, da sẽ không trở lại bình thường ngay. Thông thường, hiện tượng mất nước không quá rõ ràng, chỉ có bệnh viện thú y mới có thể chẩn đoán ra và điều trị. Một số dấu hiệu bạn có thể quan sát được như:

  • Mắt trũng
  • Buồn ngủ
  • Rối loại cảm giác thèm ăn
  • Khô miệng
  • Phiền muộn
  • Nhịp tim tăng
  • Độ đàn hồi của da giảm
  • Thở gấp

Mèo bị tiêu chảy cần bao nhiêu nước?

Khi mèo tiêu thụ nhiều calo hơn và trao đổi chất thải nhiều hơn. Nó cần nhiều nước hơn để duy trì nhiệt độ cơ thể. Nếu như mèo bị tiêu chảy quá nhiều dẫn đến mất nước thì cần bổ sung nước cho mèo ngay. Dưới tình huống thông thường, lượng nước một ngày của một bé mèo trưởng thành nên tương đương với lượng calo ăn mỗi ngày (đơn vị kcal). Khẩu phần thức ăn ẩm có chứa 7% – 12% thành phần nước. Nếu mèo chỉ ăn thức ăn khô, nên cho nó uống nước sạch để bổ sung.

Cách chữa mèo bị tiêu chảy lâu ngày tại nhà

Cũng có nhiều cách chữa bệnh tiêu chảy ở mèo con, tuy nhiên không phải cách nào cũng mang lại kết quả như mong muốn. Chủ nhân cần theo dõi tình trạng bệnh của mèo. Khi mèo bị tiêu chảy trong nhiều ngày hoặc ỉa chảy có nhiễm máu, phân màu vàng thì đó chính là thời điểm bạn cần đem thú cưng của mình đi gặp bác sĩ thú y.

Bên cạnh đó nên gọi điện trước để tham khảo bác sĩ có cần mang theo mẫu phân của mèo để phân tích mẫu xét nghiệm hay không. Khi cho mèo uống thuốc, bạn ẵm mèo trong phòng kín để tránh tình trạng mèo chạy mất. Giữ chặt mèo bằng tay thuận và quấn mèo trong khăn như cái kén.

Đựng thuốc trong ống tiêm rồi đưa vào miệng mèo. Mỗi lần chỉ nhỏ một ít thuốc. Cẩn thận trong quá trình đưa thuốc trực tiếp vào miệng mèo và không được để rơi vãi ra ngoài. Cuối cùng, bạn nên nhỏ một ít nước ấm và một ít bạc hà vào miệng mèo để trôi bớt vị thuốc còn sót lại.

Mèo bị tiêu chảy nên ăn gì?

Khi mèo bị tiêu chảy lâu ngày, hệ tiêu hóa rất yếu. Bạn cần lựa những loại thức ăn cho mèo đạt chất lượng cao và được chế biến dành riêng cho mèo. Nếu có dấu hiệu dị ứng cần đổi loại thức ăn ngay. Có thể thêm men vi sinh vào thức ăn cho mèo. Men vi sinh chứa nhiều khuẩn lợi có ích cho đường ruột.

Ngoài ra, có thể cho mèo ăn một chút pate ướt hoặc súp thưởng cho mèo. Trong thành phần của một số sản phẩm súp thưởng cho mèo có chứa các vi sinh giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Cải thiện đường ruột và hạn chế tối đa tiêu chảy ở mèo. Có thể cho mèo ăn thay bữa chính nếu mèo đang đau bụng, khó tiêu, biếng bỏ ăn. Hoặc có thể sử dụng như một món ăn vặt hàng ngày.

-14%
Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
25.000
Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
40.000

Nó giúp cân bằng lại hệ thống gây bệnh tiêu chảy lâu ngày và kéo dài. Tình trạng mất nước có thể trở nên nghiêm trọng đi kèm với tiêu chảy. Mèo yêu của bạn có thể bị thiếu hụt nước. Vì vậy, đừng quên cho mèo uống nước. Đối với mèo bị tiêu chảy, bác sĩ thú ý đã đưa ra pháp đồ điều trị để kiểm soát việc nhiễm khuẩn, nhiễm virus… hệ tiêu hóa. Sau khoảng 1 tuần điều trị đều đặn, chú mèo sẽ khỏe mạnh, vui vẻ, ăn uống được. Không có biểu hiện đi phân lỏng.

Cách phòng chống bệnh tiêu chảy ở mèo

Tiêm phòng và tẩy giun cho mèo

Để phòng tránh mèo bị tiêu chảy, bạn cần giữ mèo tránh xa các tác nhân gây hại. Ví dụ như thức ăn ôi thiu, các loại thuốc sâu, bả chuột… Luôn giữ cho mèo một chế độ ăn khoa học với loại thức ăn dành riêng cho mèo. Phân bổ các bữa ăn hợp lý nhất, tránh thay đổi lượng thức ăn hoặc loại thức ăn đột ngột.

Tiêm phòng bệnh cho mèo đầy đủ để giảm thiểu nguyên nhân mắc bệnh từ virus, vi khuẩn. Tiến hành tiêm phòng cho mèo ngay từ nhỏ để mang lại hiệu quả cao nhất. Chú ý dọn dẹp sạch sẽ nơi ở và khu vực vui chơi của mèo. Nếu bạn nuôi trong căn hộ thì cần thoáng mát và khô ráo.

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bạn hãy lập tức đưa chúng tới bác sỹ thú y để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời tẩy giun cho mèo để diệt trừ giun sán cho mèo. Luôn luôn để sẵn bát thức ăn hạt và nước uống cho mèo để mèo ăn liên tục.

Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
150.000
Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
165.000
Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
155.000

Theo dõi sức khỏe hàng ngày

Theo dõi sức khỏe của mèo thường xuyên. Hàng ngày chấm điểm cho phân mèo. Theo dõi phân và đánh giá tình trạng sức khỏe từng ngày. Ngoài ra bổ sung thuốc để mèo thuốc tăng cường hệ miễn dịch để hệ miễn dịch của mèo làm việc được tốt hơn.

Chủ nuôi phải vệ sinh khử trùng nơi mèo ở. Có thể dùng nước tẩy quẩn áo Javel làm vệ sinh nền nhà, cọ rửa chuồng, giặt khăn, tránh để lại mầm bệnh ở mèo. Sau khi vệ sinh xong, chờ khoảng 2 – 3 ngày mới có thể cho mèo đến ở. Ngoài ra, chủ nuôi cần nắm rõ về lộ trình tiêm phòng cho mèo con.

Phải làm gì khi phân của mèo mới chỉ hơi lỏng, nhầy và nát?

Trước hết, chúng ta cần cải thiện dạ dày của chúng từ chế độ ăn uống. Ví dụ, khi mèo có phân mềm không định hình, bạn có thể tạm thời cho chúng nhịn ăn trong 8-12 giờ để cho dạ dày nghỉ ngơi.

Mặt khác, có thể cho mèo ăn một lượng vừa men vi sinh để giúp chúng điều chỉnh dạ dày. Không cho mèo ăn quá nhiều, thường cho ăn 8 phần no là được. Còn về nhân tố thời tiết, hãy chú ý và chăm sóc bé mèo của bạn nhiều hơn. Sau khi tắm cho chúng, hãy nhớ lau khô và sấy kịp thời. Khi bạn làm tốt những việc này, việc mèo bị đi ngoài không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa.

Các chú mèo không phải là một đứa trẻ, cứ quan sát là biết được tình hình sức khoẻ của chúng. Nhưng điều này cũng không phải là không thể đối với những người yêu mèo. Những người yêu mèo có thể đánh giá tình trạng thể chất của mèo bằng cách quan sát hình dạng, nhiệt độ và màu sắc chất bài tiết của chúng. Nếu chất bài tiết của mèo có dạng lỏng, có thể liên quan đến các nguyên nhân sau:

Đầu tiên, thức ăn của mèo bị biến chất? Vì sức khỏe của mèo, tốt nhất nên mua thức ăn dành riêng cho chúng, vì cá và cháo (theo quan nhiệm truyền thống) không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mèo. Ngoài ra, mèo không nên ăn thức ăn mặn, cũng không thể ăn thức ăn hỏng. Điều này có thể gây ra các vấn đề về dạ dày, và dẫn đến việc chất bài tiết của chứng phân lỏng.

Các loại men kích thích tiêu hóa, men vi sinh cho mèo

Vì sức khỏe của mèo, bạn cũng có thể tham khảo việc mua một số loại men vi sinh. Men vi sinh có thể điều chỉnh hiệu quả hệ vi khuẩn đường ruột của mèo. Mỗi lần 1 gói, mỗi ngày một lần, sử dụng lâu dài để giảm việc chúng bị đi ngoài. Nhưng hãy nhớ rằng việc điều hòa đường tiêu hóa của loài mèo cũng giống như điều hòa đường tiêu hóa của con người. Kết quả không thể đạt được chỉ sau một đêm mà cần quan sát và chăm sóc chúng trong một thời gian dài. Bạn có thể tham khảo một số loại men tiêu hóa của người dùng được cho mèo như: Enterogermina, Antibio, Merika, Biosubtyl, Probio, Lactomin, Biolac, Biovital… có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Thứ hai, hầu hết các nguyên nhân gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như khó tiêu, viêm dạ dày cấp tính và mãn tính là do mèo có chế độ ăn uống không đúng cách trong thời gian dài. Ví dụ, chứng khó tiêu và viêm dạ dày thường có thể khiến chất bài tiết của mèo không thành khối. Trong một số trường hợp, bạn nên thay thế thành thức ăn khô, thức ăn dễ tiêu hóa, cháo, kem dinh dưỡng và thức ăn dạng ướt cho chúng.

Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
30.000
3.60 trên 5 dựa trên 5 đánh giá
(5)
250.000
4.40 trên 5 dựa trên 5 đánh giá
(5)
525.000
Được xếp hạng 0 5 sao
(0)
45.000
-14%

Ngoài ra, cần lưu ý rằng việc chăm sóc các cần phải cẩn thận và tỉ mỉ. Khi thời tiết thay đổi, hãy chú ý xem mèo có đủ ấm không, không để chúng bị lạnh, dễ gây rối loạn chức năng đường tiêu hóa và rối loạn tiêu hóa.

Tất nhiên, trong quá trình điều trị đi ngoài ở mèo, cần phân tích và tuân thủ nguyên tắc cụ thể. Đối với những chú mèo khỏe mạnh bị mắc bệnh nhẹ, có thể thêm một số loại men vi sinh vào thức ăn và một số loại chất bổ chống cảm lạnh, để mèo dần dần hồi phục. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp chú mèo nhà bạn luôn khỏe mạnh!

4.5/5 - (11 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

7 mẹo cách trị rận cho mèo tại nhà cực hiệu quả

Trong cuộc sống hàng ngày của người nuôi mèo, việc áp dụng cách trị rận cho mèo tại nhà là ...

Cách sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo hiệu quả

Việc hiểu rõ về tẩy giun cho mèo, dấu hiệu, cách sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo giúp điều ...

15 loại thuốc nhỏ mắt cho mèo được thú y khuyên dùng

Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc nhỏ mắt cho mèo để lựa chọn dù mắt mèo của bạn ...

Chỉ từng bước cách cắt móng cho mèo dễ dàng

Cắt móng cho mèo không chỉ giúp giữ cho đồ vật trong nhà của bạn khỏi bị trầy xước mà ...

12 bình luận “Cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà khỏi hoàn toàn

  1. Mèo nhà em đi phân lỏng trong thời gian dài. Phải đến 2 tháng rồi ạ. Lúc đầu do chủ nuôi trước bảo là nó vẫn bình thường chắc do thay đổi môi trường sống mới nên stress tiêu chảy. Vậy nên em thường xuyên cho uống men tiêu hóa và chăm sóc bé. Nhưng hiện tại tình trạng này đã diễn ra 2 tháng rồi ạ và còn kèm theo 1 ít máu trong phân nữa ạ. Bé hay ăn hạt ạ, đổi thức ăn cũng vẫn lỏng, sệt ạ. Vui lòng tư vấn hướng điều trị.

    • Tình trạng mèo nhà bạn bị đi phân lỏng kéo dài trong hai tháng và có kèm theo máu trong phân là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được chú ý. Đây là một số bước cần thực hiện và hướng điều trị có thể:

      – Thăm Bác Sĩ Thú Y Ngay Lập Tức: Đưa mèo của bạn đến bác sĩ thú y để được khám và chẩn đoán. Phân lỏng kéo dài và máu trong phân có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng như nhiễm trùng, bệnh viêm đường ruột, hoặc thậm chí các vấn đề nghiêm trọng hơn.

      – Xét Nghiệm Cần Thiết: Bác sĩ thú y có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như phân tích mẫu phân, xét nghiệm máu, và có thể là X-quang hoặc siêu âm để tìm hiểu nguyên nhân.

      – Chăm Sóc Đặc Biệt về Chế Độ Ăn: Bác sĩ thú y có thể khuyến nghị thay đổi chế độ ăn uống của mèo, bao gồm thức ăn dễ tiêu hóa hoặc chế độ ăn đặc biệt dành cho mèo có vấn đề về tiêu hóa.

      – Quản Lý Stress: Stress có thể góp phần vào vấn đề tiêu hóa. Tạo một môi trường yên tĩnh và an toàn cho mèo của bạn.

      – Theo Dõi Chặt Chẽ: Ghi chép và theo dõi bất kỳ thay đổi nào trong hành vi, tình trạng sức khỏe, hoặc hành vi ăn uống của mèo. Điều này có thể giúp bác sĩ thú y trong việc chẩn đoán và điều trị.

      – Không Tự Ý Điều Trị: Tránh tự ý cho mèo uống bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ thú y.

      Điều quan trọng là phải nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp để xác định chính xác nguyên nhân và bắt đầu điều trị thích hợp. Sức khỏe của mèo cần được đặt lên hàng đầu, và việc chẩn đoán chính xác là chìa khóa để cải thiện tình trạng sức khỏe của chúng.

  2. Bé chó nhà em hôm qua chơi bình thường, hôm nay tự nhiên mệt mỏi nôn 4 lần và đi ngoài bé vẫn uống nước nhưng bỏ ăn ạ. Giờ em phải làm gì ạ?

    • Chó của bạn có các triệu chứng như mệt mỏi, nôn và tiêu chảy, nhưng vẫn uống nước và bỏ ăn, có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe cần được chú ý. Đây là những bước bạn nên thực hiện:

      – Đánh Giá Tình Hình: Nếu chó của bạn chỉ nôn một hoặc hai lần và không có triệu chứng khác nghiêm trọng, bạn có thể theo dõi trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, do nó nôn nhiều lần và có dấu hiệu bỏ ăn, cần phải hành động nhanh chóng.

      – Cung Cấp Nước: Mặc dù chó của bạn vẫn uống nước, hãy đảm bảo nó có quyền truy cập vào nước sạch và tươi liên tục để tránh mất nước, đặc biệt nếu nó tiếp tục nôn hoặc tiêu chảy.

      – Thức Ăn Nhẹ: Tránh cho chó ăn thức ăn thông thường nếu nó bắt đầu quan tâm đến thức ăn. Thay vào đó, cung cấp thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa như gạo luộc và thịt gà luộc không gia vị.

      – Quan Sát Các Triệu Chứng Khác: Theo dõi xem có bất kỳ triệu chứng khác như letargy, đau, sưng, hoặc thay đổi trong hành vi.

      – Thăm Bác Sĩ Thú Y: Với các triệu chứng mà chó của bạn đang trải qua, rất quan trọng là phải đưa nó đến thăm bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Nôn và tiêu chảy có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, từ nhiễm trùng đến ngộ độc thức ăn hoặc các vấn đề tiêu hóa.

      – Không Tự Ý Dùng Thuốc: Tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ thú y, vì điều này có thể gây hại hơn là lợi cho tình trạng của chó.

      Vì chó rất dễ bị mất nước và suy nhược nhanh chóng, việc nhanh chóng xử lý các triệu chứng này là rất quan trọng. Đảm bảo bạn cung cấp cho chó mọi sự chăm sóc cần thiết và tìm kiếm sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp khi cần.

  3. Mèo con mất mẹ nên em cho ăn sữa của mèo, 1 trong 3 bé mèo bị tiêu chảy thì có dùng được men tiêu hóa không ạ, bé mới bị tiêu chảy 1 ngày hôm nay, 2 bé khác không sao, bé chưa được 1 tháng tuổi ạ!

    • Không nên sử dụng men tiêu hóa cho mèo con chưa đủ 1 tháng tuổi, bởi vì chúng còn rất nhỏ và yếu, hệ tiêu hóa của chúng cũng chưa hoàn thiện. Việc sử dụng men tiêu hóa có thể gây ra tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của mèo con. Thay vào đó, bạn nên cho mèo con đi khám bác sĩ thú y để được tư vấn cụ thể về dinh dưỡng và điều trị tiêu chảy. Bác sĩ thú y có thể sẽ kê đơn thuốc hoặc chỉ định một loại thức ăn dễ tiêu hóa cho mèo con của bạn. Bạn cũng nên giữ mèo con trong môi trường sạch sẽ và khô ráo để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và bệnh lý đường ruột nha!

  4. Như Phương

    Mèo của mình 7 tháng tuổi đi phân lỏng được 1 tháng nay không hết có cho uống men, và đưa đi tới thú y theo dõi khám và tiêm thuốc uống men nhưng vẫn không hết bé đi ngoài rất nhiều, thậm trí có vài lần không kiểm soát được, bé vẫn khoẻ và không bỏ ăn, liên tục cho uống men theo bác sĩ thú y nhưng vẫn không có kết quả ạ. Xin hỏi có cách nào giúp mình với ạ?

    • Rất tiếc về tình trạng của mèo của bạn. Việc đi phân lỏng trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân, từ nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy cấp tính đến các vấn đề sức khỏe khác như viêm tụy hoặc dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng hơn như viêm ruột, ung thư hoặc bệnh gan.

      Để chẩn đoán và điều trị tình trạng của mèo của bạn, tôi khuyên bạn nên đưa mèo của bạn đến bác sĩ thú y để kiểm tra và xác định nguyên nhân gốc rễ của tình trạng phân lỏng. Bác sĩ thú y có thể tiến hành các xét nghiệm để đánh giá sức khỏe tổng thể của mèo và chỉ định một liệu trình điều trị phù hợp.

      Ngoài ra, bạn cũng nên cung cấp cho mèo của bạn một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và chất dinh dưỡng để giúp cải thiện tình trạng phân lỏng và hỗ trợ sức khỏe tổng thể của mèo. Đồng thời, bạn cũng nên đảm bảo rằng mèo của bạn được cung cấp nước sạch đầy đủ để tránh tình trạng mất nước và tái phát tình trạng phân lỏng. Hy vọng những thông tin này có ích cho bạn và mèo của bạn.

    • Để giúp mèo của bạn, tôi khuyên bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay để kiểm tra và xác định nguyên nhân gốc rễ của tình trạng nôn, tiêu chảy và chán ăn. Bác sĩ thú y có thể tiến hành các xét nghiệm để đánh giá sức khỏe tổng thể của mèo và chỉ định một liệu trình điều trị phù hợp.

  5. Nguyễn Quốc

    Mèo nhà tôi có hiện tượng đi ngoài thời gian cũng được 1 tuần rồi, hàng ngày cho ăn 3 bữa bằng cơm trộn với ruốc thịt ức gà (không có muối mặn) và có cho ăn kèm men tiêu hóa của bác sỹ thú y kê đơn nhưng không thấy đỡ. Xin hỏi có dùng men tiêu hóa của người hay dùng thuốc babarin cho mèo được không. Xin cảm ơn!

    • Chào bạn, đối với chó mèo việc sử dụng men tiêu hóa hoàn toàn bình thường và được khuyến khích. Bạn có thể tham khảo 2 loại men tiêu hóa có tên là Probio, Antibio dạng gói hoặc men tiêu hóa dạng ống Enterogermina (dùng tiện hơn). Nên cho uống 1 ngày 1 đến 2 gói/hoặc ống. Uống trước khi ăn để cải thiện vấn đề đi ngoài. Có thể cân nhắc sử dụng thuốc chống tiêu chảy Berberin theo liều lượng dành cho trẻ em. Ngoài ra, mình cũng cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng hoặc khẩu phần ăn có lý do nào dẫn đến việc mèo bị tiêu chảy không? Vì tiêu chảy là 1 dạng bệnh lý, cần phải tìm hiểu nguyên nhân để có phác đồ điều trị phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *