19 điều cần biết khi dắt chó đi dạo và tập thể dục

19 điều cần biết khi dắt chó đi dạo và tập thể dục

Công việc dắt chó đi dạo hàng ngày giống như một bài thể dục nâng cao của mỗi chủ chó. Bạn đừng chỉ lo chăm cho chú cún ăn thật nhiều. Mua thật nhiều thức ăn, thuốc và các thực phẩm chức năng bổ sung canxi cho chó mà không để ý tới việc vận động của chúng.

Việc thiếu vận động tự nhiên dưới ánh sáng mặt trời sẽ khiến cún yêu bị nhiều bệnh tật. Nhưng cũng không hẳn chỉ cần một sợi cái dây mà bạn có thể dắt chú cún cưng ra khỏi nhà an toàn. Hãy cùng tìm hiểu cách dắt chú chó nhà bạn đi dạo sao cho đúng cách nhé.

Tại sao nên dắt chó đi dạo?

Mỗi chú chó đều nên có khoảng không gian an toàn để chơi đùa và nghỉ ngơi. Mặc dù khoảng sân rào chắn cũng cho chó yêu không gian để luyện tập và chạy nhảy. Tuy nhiên, chủ nuôi nên dắt chó đi dạo khoảng 1 – 2 lần 1 ngày vì chạy quanh sân nhà. Hay lên xuống cầu thang thôi thật sự chưa đủ để chó cưng rèn luyện sức khỏe. Nếu bạn chưa bao giờ dắt chó yêu đi dạo, bạn sẽ không bao gờ tận hưởng trọn vẹn được niềm hạnh phúc khi ở bên chó cưng.

Dắt chó đi dạo ở đâu?

Nếu như chú chó của bạn chỉ ở trong sân nhà quen thuộc thì rất dễ bị chán. Hãy cùng chó cưng đến công viên, phố đi bộ, khu vui chơi, con hẻm nhỏ hay một bãi đất trống gần nhà mà bạn chưa có cơ hội khám phá. Nếu như bạn yêu sự mới mẻ và những hành trình khám phá đầy thú vị, chó yêu cũng thế. Ngoài ra, khi đi dạo cùng nhau bạn và thú cưng sẽ hiểu nhau hơn. Đấy, bạn đang thắt chăt sợi dây tình cảm và sự giao tiếp chung không lời với chó cưng qua việc đi dạo đó bạn à.

Trong khi đi dạo, chó cưng sẽ học cách giao tiếp với những con chó khác trong khu vực. Điều này rất tốt cho chó con. Chúng có thể học hỏi cách thức giao tiếp của loài chó khi tương tác với nhau.  Điều này cũng giúp chú chó của bạn không còn rụt rè khi gặp gỡ những chú chó khác. Cả hai sẽ rèn luyện sức khỏe và sức chịu đựng, đốt cháy calori thừa, tận hưởng bầu không khí trong lành.

Khi nào thì có thể tập thể dục cho chó cưng?

Cún cưng tập luyện trong suốt cuộc đời là điều rất quan trọng. Nhưng bạn sẽ cần lưu ý đến độ tuổi và tình trạng thể chất của cún trước khi bắt đầu chế độ luyện thể dục. Hãy bắt đầu lịch trình luyện tập với cún con. Từ việc mỗi tối dắt chó đi dạo trên phố đến trò chơi nhặt đồ. Kết hợp với chế độ ăn hợp lí và đủ chất sẽ giúp cún luôn hạnh phúc và khỏe mạnh lâu dài.

Chú chó của bạn phải đến một độ tuổi nhất định, thường là 4 – 5 tháng. Sau khi tiêm phòng cho chó vacxin đầy đủ 5 hoặc 7 mũi. Đồng thời phải đảm bảo sức khỏe, chế độ ăn uống, hành vi của chó đều bình thường mới có thể ra ngoài. Chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo cho chó có sức đề kháng và miễn dịch tốt. Tránh được sự xâm hại của những vi sinh vật bệnh từ bên ngoài.

Ví dụ: những chú cún con dưới 3 tháng tuổi nên được dắt đi trên bề mặt mềm. Có thể là trên cỏ hoặc tấm thảm. Nên hạn chế leo cầu thang. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu trước kia đã nhắc đến việc cún con leo cầu thang ở độ tuổi này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này. Có thể là chứng loạn sản khuỷu ở một vài loài chó nhất định.

Bác sĩ thú y cũng khuyên nên ngăn cún chạy nhảy nhiều. Đến khi cún cưng của bạn lớn hơn một chút tầm 10 đến 12 tháng tuổi có thể vận động cao hơn để đảm bảo xương phát triển hoàn thiện.

Dắt chó đi dạo thúc đẩy tiêu hóa

Đi bộ bên ngoài có thể hít thở không khí tươi mới, khiến tâm trạng thoải mái. Rất có lợi cho sức khỏe cơ thể của chó con. Có thể hỗ trợ và thúc đẩy tiêu hóa nhanh hơn. Dắt chó đi dạo có thể giúp  chú chó của bạn tiếp nhận những sự vật của thế giới bên ngoài. Tránh sinh ra cảm giác sợ hãi khi chịu những kích thích từ bên ngoài một cách bất ngờ.

Đi dạo bên ngoài dưới ánh nắng mặt trời, lư ý không phải khi ánh nắng gay gắt cún cưng sẽ được tia cực tím chiếu vào. Điều này có thể thúc đẩy cơ thể sản sinh ra vitamin D cần thiết. Lượng vitamin D có thể thúc đẩy ruột non hấp thụ canxi, Photpho có lợi cho xương khớp và các cơ quan đang phát triển.

Dắt chó đi bộ giúp duy trì sức khỏe

Chạy bộ có thể nâng cao sức chịu đựng, thể lực, độ đàn hồi của cơ bắp. Còn có tác dụng duy trì thể trọng lý tưởng cho chó. Hơn nữa cún cưng còn có thể được tắm nắng. Không chỉ tốt với con người, ánh nắng mặt trời cũng rất cần thiết cho chú cún cưng nhà bạn. Đối với chúng, ánh nắng mặt trời là người bạn tốt giúp chúng có cuộc sống vui vẻ hơn.

Khi thời tiết ấm áp, những tia nắng trải sắc vàng trên khắp các ngõ ngách nơi bạn sống. Đừng ngần ngại gì nữa, hãy thức dậy dắt chó yêu ra ngoài vận động nhé. Ánh nắng vào buổi sớm mai hoặc buổi xế chiều giúp chú chó của bạn tăng cường thể chất. Nâng cao khả năng miễn dịch của chúng với các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài.

Khi được tiếp xúc và vui chơi dưới ánh nắng nhẹ nhàng. Cún yêu nhà bạn chắc hẳn sẽ nhảy lên vui sướng. Ánh nắng không chỉ khiến chúng nhận được sự ấm áp, tia cực tím trong ánh nắng còn có thể diệt khuẩn trong lông. Người bạn tốt này có lợi cho việc hấp thụ canxi, đặc biệt có lợi cho chó nhỏ trong thời kỳ sinh trưởng. Giúp chúng không bị bệnh loãng xương.

Bên cạnh ngăn chặn những vấn đề trên, tập thể dục cho chó thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe. Việc tiếp xúc với môi trường giúp đề kháng và phản xạ của chúng cao hơn. Nhanh nhẹn và lanh lợi hơn so với những chú cún ít vận động.

Nâng cao chất lượng cuộc sống khi dắt chó đi dạo

Đối với những chú chó rất thích hoạt động. Mỗi khi được ra ngoài chúng đều rất vui vẻ. Nhờ đó giải tỏa được những áp lức về tâm lý đối với chó. Khi vui vẻ chúng sẽ hoạt động nhanh nhẹn hơn, ăn uống nhiều hơn. Từ đó có một cuộc sống tinh thần thoải mái.

Vận động giúp kéo dài tuổi thọ

Cũng như con người, khi vận động, các cơ quan trong cơ thể chó được rèn luyện. Nhờ đó duy trì chức năng hoạt động. Việc vận động khiến chúng dẻo dai hơn, các cơ, xương khớp linh hoạt hơn. Đồng thời việc vận động cũng khiến chúng ít bị bệnh hơn. Từ đó giúp kéo dài tuổi thọ và sức khỏe của chó.

Dắt chó đi dạo giúp giảm các thói quen xấu

Những chú chó không hay luyện tập có khả năng mắc một loạt các vấn đề về hành vi. Có thể bao gồm các biểu hiện tiêu cực. Cụ thể như là sủa, đào bới, cắn xé. Hoặc chúng có thể bị trầm cảm, stress, hung dữ, nhát gan, có thói quen cắn phá đồ đạc.

Dắt chó đi dạo là cách rất tốt để giải phóng năng lượng. Giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở chó. Đốt cháy năng lượng dư thừa sẽ giúp giải tỏa căng thẳng và định hướng hành vi tốt hơn. Mỗi ngày cho chó ra ngoài trời vận động sẽ giúp bồi dưỡng tình cảm giữa chó và chủ. Tuy nhiên cần chú ý các biện pháp an toàn và thói quen của chó. Tránh gây nguy hiểm hay phiền hà cho người xung quanh.

Những chú chó tập thể dục định kỳ thường có tính cách điềm tĩnh hơn. Chúng cũng tránh gặp phải các vấn đề về hành vi. Việc tập thể dục của chúng nên được chủ nhân giám sát. Không nên để chúng đi lại lung tung. Ban ngày cũng không nên nhốt chó bên ngoài cửa để chúng hoạt động tự do.

Dắt cho đi bộ rất có lợi cho con người

  1. Rèn luyện trí não: não bộ con người khi vận động có thể sản sinh một loại protein. Có chức năng kích thích tế bào thần kinh sinh trưởng. Với người lớn tuổi, mỗi tuần chạy chậm ít nhất 2 lần, mỗi lần 40 phút, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tới 60%.
  2. Trị bệnh cao huyết áp: khi chạy bộ, nhịp tim tăng nhanh hơn. Đẩy một lượng máu giàu oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Nhờ đó, trái tim có thể chịu áp lực lớn hơn. Ngay cả khi không vận động, cơ thể cũng được cung cấp đầy đủ năng lượng.
  3. Gia tăng dưỡng khí: trong quá trình vận động, cơ thể con người học được cách hấp thu nhiều dưỡng khí hơn bình thường. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi ngày chạy 30 phút có thể khiến dung tích phổi tăng thêm 1/3. Việc dắt chó chó đi dạo cũng có tác dụng tương tự.
  4. Đào thải độc tố: vận động quá ít là nguyên nhân chủ yếu gây ra táo bón. Nếu mỗi ngày tập luyện ít nhất 30 phút sẽ giúp kích thích đường ruột hoạt động tốt hơn. Giảm nguy cơ táo bón và các bệnh về tiêu hóa.
  5. Thư giãn tinh thần: mỗi ngày khi đi làm, con người luôn gặp những áp lực về tâm lý. Nhưng sau mỗi buổi đi tập chạy, dắt chó di dạo não bộ sẽ sản sinh ra một loại hóa chất có tác dụng xoa dịu tinh thần. Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm stress.

Khởi động trước khi dắt chó đi dạo

Trước khi dắt chó đi dạo, nhớ khởi động đúng cách để tránh chấn thương:

  1. Xoay đầu gối: khuỵu gối, hai tay chống vào đầu gối. Xoay đầu gối theo chiều kim đồng hồ 10 lần. Sau đó xoay ngược chiều kim đồng hồ 10 lần.
  2. Ngồi căng cơ: một chân bước lên trước, hạ xuống một góc 90°. Đùi song song với mặt đất. Chân còn lại quỳ xuống. Giữ lưng thẳng. Làm 10 lần rồi đổi chân.
  3. Nghiêng người: hai chân đứng thăng bằng. Nghiêng thân trên sang phải 10 lần. Sau đó nghiêng sang trái 10 lần.
  4. Xoay cổ chân: một chân đứng thẳng, chân kia mũi chân chấm đất. Xoay cổ chân 10 lần theo chiều kim đồng hồ rồi đổi chiều. Đổi chân tiếp tục lặp lại động tác.
  5. Nâng cao đùi: hai tay chống nạnh. Lần lượt nâng cao đùi vuông góc với cơ thể. Mỗi chân làm 20 lần.
  6. Đối với chó: hãy chuẩn bị những phụ kiện cho chó cần thiết như vòng cổ, dây dắt chó, rọ mõm (nếu cần), nước. Những vật dụng này sẽ giữ chó luôn bên bạn, giảm những tai nạn có thể xảy ra.

Một số loại dây dắt chó đi dạo

  1. Dây dắt cho chó cường lực: là sản phẩm dành cho tất cả giống chó. Có độ đàn hồi cao được xử lý qua quá trình thiết kế tạo ra sản phẩm mang tính thẩm mỹ và độ bền cao. Dây dắt cường lực sẽ giúp cho bạn dắt vật nuôi một cách nhẹ nhàng hơn.
  2. Dây xích kỷ luật cho chó: phù hợp với thú cưng quá nghịch ngợm, thích chạy nhảy khi đi ra ngoài hay những chú chó lớn hung hăng, chó mèo đang trong quá trình huấn luyện.
  3. Dây dắt cho chó tự động: cùng với nút bấm giúp kéo dài hoặc thu gọn dây dắt dễ dàng. Đầu dây có móc nối vào vòng cổ khi dắt cho đi dạo mà không hề gây hại cho da và lông của thú cưng. Tự điều chỉnh chiều dài của dây khi chó di chuyển mà không cần dùng quá nhiều lực.
  4. Dây dắt chó kèm xích đeo cổ: với thiết kế mang phong cách truyền thống và cổ điển từ xích đeo cổ đến dây dắt. Tay nắm dây dắt và xích đeo cổ chó có lớp cao su tổng hợp làm cho chú chó cảm thấy thoải mái, không bị khó chịu.

Bạn có thể tìm mua các sản phẩm dây dắt chó đi dạo này tại tất cả các cửa hàng của Pet Mart. Có đủ mẫu, size và màu sắc đa dạng cho bạn lựa chọn. Với những chiếc dây dắt bạn có thể kiểm soát thú cưng trong vùng an toàn gần với bạn nhất.

Phương pháp chạy bộ

Chạy bộ không có tiêu chuẩn về thời gian cũng như quãng đường. Chủ yếu quyết định bởi thể lực của mỗi người. Đối với người mới tập chạy hoặc người ít vận động, ban đầu nên chạy trong khoảng 15 phút. Sau đó từ từ kéo dài thời gian. Trong lúc chạy nếu thấy xuống sức có thể giảm tốc độ, điều tiết thể lực.

Chạy bộ có tác dụng rất tốt, nhưng bắt buộc phải tập trong thời gian dài. Mỗi tuần chạy bộ ít nhất 3 lần, mỗi lần 30 phút. Với vận động viên chuyên nghiệp, quá trình tập luyện phải mất tới vài năm mới đủ tiêu chuẩn để thi đấu.

Đối với chó, việc chạy bộ là cách tốt nhất để duy trì thể trọng lý tưởng. Khi vận động, năng lượng được đốt cháy. Giúp giảm cân đối với chó béo phì, giúp cơ bắp săn chắc. Với con người, chạy bộ vừa giúp giảm cân ở người béo, vừa giúp tăng cân với người gầy. Việc chạy bộ trông rất đơn giản cũng rất phổ biến, nhưng có nhiều điều cần lưu ý khi cùng chó chạy bộ. Ví dụ như tư thế khi chạy, thời gian chạy…

Xây dựng các bài tập thể dục cho chó

Áp dụng các cách tập thể dục cho chó phù hợp sẽ giúp cún thay đổi rất nhiều. Chúng phụ thuộc vào độ tuổi, dòng dõi, điều kiện thể chất. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y đưa ra chế độ tập luyện an toàn nhất cho cún của mình. Động tác khi đi dạo bao gồm: chạy chậm, đi bộ, trò chơi với bóng, đĩa bay sẽ giúp thể chất chó cún yêu mạnh mẽ, khỏe mạnh hơn. Phản xạ tự nhiên cũng thế mà nhanh nhẹn hơn. Tiêu hao năng lượng cần thiết chống béo phì.

Đặc biệt là với những con chó trưởng thành, những chú chó bị béo phì, thừa cân, hoặc giống chó Brachycephalic (như chó Bulldog Anh). Hay những loài chó không chịu được nhiệt độ cao, đặc biệt khi trời ấm. Tuy nhiên, một trong những loại bài tập thể dục cho chó yêu có lợi cho cả bạn và cún cưng là đi dạo ngoài trời mỗi ngày. Trừ trường hợp bác sĩ thú y khuyến cáo chuyện đi dạo.

Chủ nhân không nên coi thường tác dụng của việc dắt chó đi dạo bộ. Hoặc có thể kết hợp với thiết bị máy tập thể dục cho chó sử dụng khi thời tiết quá xấu không thể ra ngoài. Hoặc bạn quá bận không thể phải đi ra ngoài. Các hình thức hoạt động hằng ngày có thể mang lại sự phát triển hoàn hảo. Bao gồm bơi lội, nhặt đồ, luyện tập trí não. Tham gia giải đố thưởng đồ ăn hoặc huấn luyện cún làm theo các mệnh lệnh đơn giản.

Cách dắt chó đi dạo vào mùa xuân

Sự thay đổi khí hậu vào mùa xuân rất rõ rệt. Cần đặc biệt quan tâm tới những chú chó nhỏ. Trước khi ra ngoài nên mặc thêm quần áo ấm. Tránh vì sự thay đổi nhiệt độ trong phòng với bên ngoài làm chú cún bị sốc nhiệt. Có thể chó bị cảm lạnh, ho và sốt. Tình huống thông thường, nhiệt độ trong phòng đến buổi đêm sẽ rất thấp. Cần chuẩn bị sẵn nhiệt kế để có thể đo nhiệt độ bất cứ lúc nào.

Những chú chó thường bị căng cơ vào mùa đông. Hãy để chúng được thả lỏng. Nếu có thời gian nên mát xa cơ thể cho cún. Có thể tham khảo cách tập luyện cho chó để hoạt động cơ. Tuy nhiên, nên áp dụng những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với giống loài. Hoặc dắt nó ra ngoài đi dạo. Những hoạt động tập luyện nhẹ nhàng là rất cần thiết. Đi dạo bộ giúp lưu thông máu tốt. Đồng thời các cơ hoạt động vừa phải sẽ co dãn dần đều.

Mùa xuân là mùa thay lông của chó, mỗi ngày chải lông một lần, đồng thời làm tăng tình cảm, lại giảm bớt rắc rối lông bay trong không khí. Bạn nên dọn dẹp trong nhà. Có thể mở rèm cửa, để nắng chiếu sáng và thông gió nhiều lần. Vệ sinh sạch sx xung quanh. Tránh bụi và khí độc. Như vậy, có thể hưởng thụ sự tươi đẹp của những ngày mùa xuân một cách trong lành nhất.

Hoạt động tập luyện cho chó vào mùa hè

Mùa hè nhiệt độ tăng cao, thời tiết tương đối nóng. Loài chó không giống con người là hạ nhiệt thông qua tuyến mồ hôi. Chúng thường làm mát bằng miệng hoặc đệm chân để tản nhiệt, chỉ 0.8% lượng nhiệt thoát ra trên bề mặt cơ thể. Hơn nữa chó hay áp sát cơ thể xuống mặt đất. Do đó nếu không thể tản nhiệt khỏi cơ thể kịp thời, chó dễ bị sốc nhiệt và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Tình huống cảm nắng thường xảy ra vào mùa hè: dưới ánh nắng gay gắt, trong ô tô kín hơi, thông gió kém, phòng thiếu nước, nhiệt độ cao… Những chú chó có thể chất không tốt dễ bị cảm nắng. Phản ứng khi cảm nắng: ăn ít, tiếng kêu nhỏ, hen suyễn, khó thở, chảy nước dãi, tim đập nhanh. Xuất hiện triệu chứng mất nước, nhiệt độ cơ thể quá cao. Thường vượt qua 40 độ. Đi vệ sinh ra máu, thiếu oxy thậm chí run rẩy, hôn mê, bị choáng, ngừng hô hấp. Tình trạng này nguy hiểm.

Vận động vào mùa hè phải kiểm soát thời gian và cường độ. Tránh cho chó bị sốc nhiệt, cảm nắng, đặc biệt phải tránh ra ngoài trước và sau buổi trưa. Thời điểm này nhiệt độ rất cao với ánh nắng gay gắt. Rất nguy hiểm khi tiếp xúc với ánh nắng lúc này.

Nên để cún yêu ra ngoài vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn khi ánh nắng đã dịu hẳn. Sau khi vận động, để cún cưng nghỉ ngơi ở nơi râm mát, uống lượng nước phù hợp. Trong phòng phải đảm bảo duy trì không khí lưu thông. Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Có thể sử dụng đệm làm mát, đệm lạnh, điều chỉnh chế độ ăn uống.


Hướng dẫn dắt chó đi dạo vào mùa thu

Việc vận động phù hợp có thể giúp tăng cường thể chất. Nâng cao các phản xạ với môi trường. Cần chú ý bảo vệ và làm sạch lông cho chó yêu. Thường xuyên chải lông chăm sóc lông chó không để bị rối và vón cục. Chăm sóc vệ sinh tai, mắt, răng miệng. Tạo khả năng miễn dịch cho chú chó nhà bạn. Chuẩn bị cho mùa đông lạnh giá.

Mùa thu là mùa các chú chó đi tìm bạn tình. Là thời điểm tốt để giao phối và sinh nở. Cho dù là chó đực hay chó cái ra ngoài, đều phải dùng dây xích. Vì với sự thay đổi này, có thể tính khí chúng cũng trở nên hung dữ hơn. Điều này có thể tránh xảy ra việc ngoài ý muốn. Mùa thu cũng là mùa nhảy nhót, vui chơi của tụi nhỏ.

Phải chú ý trông chừng và bảo vệ chúng trong tầm kiểm soát. Việc luyện tập cho chó rất quan trọng với các hoạt động vui chơi cần thiết. Giao lưu trao đổi với môi trường giúp thể chất cún cưng phát triển cân bằng. Đồng thời thân thiện hơn với thế giới bên ngoài.

Chế độ tập luyện cho chó vào mùa đông

Đây là mùa có rất nhiều điểm cần lưu ý. Thời tiết lạnh khiến cơ thể chúng dễ bị đông cứng nếu không có chế độ tập luyện phù hợp. Việc nằm một chỗ ủ ấm là sai hoàn toàn. Hãy dắt chó đi dạo khi tuyết tan. Hoặc khi thời tiết ấm dần lên. Phơi nắng khi cần thiết. Nếu có thể nên cho nó đi giày.

Mỗi lần đi dạo tốt nhất chuẩn bị hai đôi. Khi chạy chơi bị rơi ra, cũng có thể thay đổi kịp thời. Kích cỡ giày cho chó vào mùa đông nên phù hợp. Đế giày có chống trượt, đi vào thuận tiện, chất liệu bền. Ngoài ra, kết hợp các mẫu quần áo cho chó vào mùa đông. Đặc biệt cần thiết đối với chó con, chó mẹ trước và sau sinh. Chó đang trong thời kỳ hồi phục sức khỏe, chó có sức khỏe không tốt, chó nhiều tuổi…

Sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng  và bên ngoài vào mùa đông rất lớn. Khi ra ngoài phải chú ý giữ ấm. Chức năng điều tiết nhiệt độ của chó rất thấp. Dễ bị cảm và các bệnh về đường hô hấp. Những vận động phù hợp có lợi để nâng cao sức miễn dịch, nhưng phải chú ý thời gian ở bên ngoài không nên quá lâu.

Thời tiết mùa xuân và mùa đông có đôi nét tương đồng. Những hoạt động cũng tương đối giống nhau. Nên duy trì hoạt động thường xuyên để cún cưng có thể tự làm ấm cơ thể. Có nhiều cách tập luyện cơ bắp cho chó vào mùa này. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để tránh tình trạng cơ cứng hay xảy ra.

Cách dắt chó đi dạo khi trời mưa

Chú ý đến an toàn của bản thân

Hãy chuẩn bị cho mình một đôi giày tốt, vừa vặn chống trơn trượt. Mặc quần áo ấm, đeo vòng cổ hoặc dây xích cho cún cưng. Không dắt chó đi chơi vào những nới chứa nhiều nước. Không đi vào những nơi có vũng nước, nơi bùn đất trơn, cũng không để chúng chạy nhanh. Không nên để người già dắt chó đi dạo. Như thế sẽ rất nguy hiểm. Người già sức khỏe yếu, không đứng vững. Hơn nữa khả năng thăng bằng kém, dễ bị ngã. Rất dễ xảy ra việc ngoài ý muốn.

Mưa xuống sẽ làm mọi thứ trở nên ướt át, bùn đất sẽ nhão ra và dễ bắn lên người. Trên đường sẽ đầy rẫy nguy hiểm. Trước khi dắt chó đi dạo hãy cho chúng đi những chiếc ủng nhỏ, mặc áo mưa để có thể thoải mái bước đi dưới thời tiết này.

Còn nếu không có, bình thường bạn có thể mặc mỗi áo mưa cho chúng cũng được. Khi được ra ngoài chúng sẽ vô cùng phấn khích, lăn sả vào những nơi có bùn đất, làm bẩn chân, đuôi, quần áo mà thôi. Nên hãy mặc áo mưa cho cún cưng sẽ tránh để tình trạng này xảy ra nhé. Bạn có thể mua những phụ kiện cho chó này tại các cửa hàng thú cưng Pet Mart.

Giữ ấm khi dắt chó đi chơi

Sau khi đã trang bị tốt cho bản thân, hãy chú ý đến sức khỏe và an toàn cho cún cưng nhà bạn. Những chú chó sợ lạnh như Chihuahua, Pug, Poodle… khi đi ra ngoài nên cho chúng mặc ấm. Trời mưa, nhiệt độ sẽ giảm xuống, sẽ lạnh hơn so với bình thường.

Sau khi mưa, cảnh vật xung quanh đều dính nước mưa. Bạn sẽ khó phát hiện những miếng thủy tinh vỡ, các miếng kim loại nhỏ hay các cành cây khô dễ gây tổn thương cho chân thú cưng. Cho nên khi dắt chó đi dạo vào trời mưa, bạn nên đi những khung đường quen thuộc. Không để chúng lại gần những nơi như thùng rác, bụi rậm hay những bãi phế liệu. Tốt nhất là bạn nên đi trước rồi dắt chúng đi theo sau.

Kiểm tra, tắm và sây lông khô cho chó

Khi dắt chó đi dạo dưới trời mưa, chúng sẽ trở về nhà với cơ thể và bàn chân lấm bẩn. Bạn chỉ cần lau khô cho chúng là được. Nếu chúng không trèo lên giường thì bạn cũng không cần phải tắm gội lại. Với những chú chó lông dài, bạn nhất định phải làm sạch các vết bùn bắn bám trên lông. Cần gột sạch và sấy khô kỹ lưỡng.

Những mảng bám này trên lông sẽ tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho kí sinh trùng phát triển. Tạo điều gây nên các bệnh về lông và da. Bạn chỉ cần một chiếc khăn khô, tỉ mỉ làm sạch lông cho chúng để tránh những vấn đề trên là được. Nếu cho bị bẩn bạn cần tắm cho chúng sạch sẽ một cách nhanh chóng. Hoặc sử dụng dịch vụ spa tắm cho chó tại cửa hàng thú cưng.

Bạn hãy xem thời tiết trước khi bạn bắt đầu hành trình khám phá thế giới xung quanh với chó cưng. Sức chịu đựng nhiệt độ của chó tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể, loại lông và giống loài. Bạn nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về nhu cầu rèn luyện sức khỏe cũng như giới hạn chịu đựng nhiệt độ của chúng.

Những lưu ý khi dắt chó đi dạo

Chạy bộ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của chó. Nhưng không phải chú chó nào cũng thích hợp với việc chạy bộ. Những chú chó bị bệnh tim, khó thở, thừa cân hoặc không chịu được nóng bức có thể không thích hợp với việc chạy bộ hàng ngày.

Ngay cả những chú chó có sức khỏe hoàn hảo thì cũng có thể gặp phải vài vấn đề vật lí. Như loạn sản khuỷu hoặc xương hông có thể trầm trọng hơn khi bài tập thể dục quá nặng như chạy. Nếu bạn có một chú chó con, hãy chắc chắn rằng thói quen chạy bộ sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển xương của chú nhóc.

Bắt đầu cho chó chạy

Bài tập luyện căn bản với dây xích rất quan trọng. Để có những trải nghiệm chạy bộ an toàn và vui vẻ. Hãy chắc chắn chó của bạn sẽ rẽ đúng hướng và dừng lại khi bạn muốn. Và có thể đi bộ, chạy bên cạnh bạn mà không cần phải kéo về phía trước. Việc kéo dây xích có thể làm bị thương vùng cổ và cơ vai của chó. Cũng có thể nguy hiểm với cả bạn. Những huấn luyện cơ bản sẽ giúp bạn và chú chó của mình an toàn khi đi dạo, chạy bộ.

Tập luyện với tốc độ tối đa và dần dần biến nó thành thói quen của bạn. Nếu chó của bạn không quen với việc chạy bộ. Bạn sẽ phải bắt đầu bằng cách kết hợp đi bộ và chạy bộ. Giữ tốc độ và khoảng cách ngắn. Cho đến khi cả bạn và chú chó của mình đều cảm thấy thoải mái. Dần dần gia tăng khoảng cách trong thời gian ngắn khi cả hai đã sẵn sàng.

Trong quá trình chạy bộ

Nên dắt chó đi dạo, chạy bộ trên những bề mặt mềm mại. Đất, cỏ, cát và thậm chí đường nhựa sẽ tốt hơn. Bê tông có thể khiến chó bị đau chân, gây ảnh hưởng đến xương và khớp. Hãy thử chạy vào buổi sáng, buổi tối hoặc trong thời tiết lạnh. Thời tiết nắng nóng đồng nghĩa với vỉa hè nóng có thể làm bỏng bàn chân của chó. Hoặc có thể dẫn đến say nắng và mất nước.

Bạn cần biết rõ mình đã chạy bao xa và đến thời điểm nào sẽ quay trở về. Nghỉ ngơi khi cần thiết. Nếu bạn có ý định chạy lâu hơn, thỉnh thoảng dừng lại để kiểm tra chân và cơ thể của chó cưng có bị thương không. Đây cũng là lúc thích hợp để uống nước. Khen ngợi chú chó của bạn trong suốt hành trình và ngay sau đó.

Phòng tránh chấn thương

Ngay cả khi bạn dùng tất cả mọi biện pháp để bảo vệ chó của bạn an toàn, thì tai nạn và chấn thương vẫn có thể xảy ra khi dắt chó đi dạo. Bàn chân chó dễ bị trầy, bỏng hoặc bị thương nhẹ và chó cưng có thể bị căng cơ. Hãy kiểm tra xem chó của bạn có gặp khó khăn hay khập khiển khi di chuyển trong và sau khi chạy không.

Khi phát hiện chó của bạn bị thương hãy đến gặp bác sĩ thú y và ngừng tập luyện cho đến khi vết thương được chữa lành. Nếu bạn hoặc chó của bạn gặp khó khăn với việc chạy bộ, hoặc chạy bộ không thích hợp với bạn thì hãy thử những bài tập và hoạt động thú vị khác mà bạn và chó cưng có thể tham gia cùng nhau.

Nếu cún cưng chưa lớn hẳn, bạn không nên bắt chó tập thể dục quá nhiều. Hoặc bắt chúng tập các bài tập quá nặng. Vì trong quá trình hình thành phát triển, xương của chúng chưa đủ chắc khỏe. Trước khi chú chó hoàn toàn trưởng thành chỉ nên cho chúng hoạt động vừa phải. Nhớ rằng, các giống chó cỡ lớn trưởng thành muộn hơn chó cỡ nhỏ. Bạn có thể tìm hiểu và nghe tư vấn từ bác sĩ thú y và chuyên viên huấn luyện.

4.6/5 - (22 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

3 cách trị ve chó và diệt bọ chét chó hiệu quả nhất

Bọ chét và ve chó là 2 loại ký sinh trùng thường gặp mang đến rủi ro sức khỏe cho ...

25 bài học huấn luyện chó tại nhà ai cũng làm được

Huấn luyện chó tại nhà không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa chó và chủ, mà còn giúp ...

5 điều cần biết về lịch tẩy giun cho chó đúng cách

Tẩy giun không chỉ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chó, mà còn phản ...

3 giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của chó cái tới tháng sa lơ

Cứ nửa năm một lần là đến chu kỳ kinh nguyệt của chó. 1 năm có 2 lần. Nếu như ...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *