8 dấu hiệu và cách sơ cứu khi chó bị sốc nhiệt sốt cao

8 dấu hiệu và cách sơ cứu khi chó bị sốc nhiệt sốt cao

Chó bị sốc nhiệt là một hiện tượng chó phải đối mặt khi cơ thể chúng không thể giải phóng nhiệt nhanh chóng, trở thành một vấn đề cấp bách mà mọi chủ nhân cần biết. Bạn có biết, dưới tác động của nhiệt độ cao, cơ thể chó không thể thích nghi như chúng ta và đôi khi các dấu hiệu cảnh báo chỉ xuất hiện khi tình hình đã quá nghiêm trọng? Để không để thú cưng của bạn rơi vào tình trạng nguy hiểm, hãy cùng Pet Mart tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng tránh sốc nhiệt ở chó trong bài viết sau.

Nguyên nhân lý do khiến chó bị sốc nhiệt

Sốc nhiệt ở chó là một trong những tình trạng nguy hiểm mà chó có thể gặp phải. Hiểu rõ nguyên nhân có thể giúp bạn phòng tránh tình trạng này, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho thú cưng của mình.

Trước hết, cần hiểu rằng chó chủ yếu thoát nhiệt qua lưỡi và một phần nhỏ qua các gan bàn chân. Đối với các giống chó có lông dày, lớp lông xung quanh các gan bàn chân có thể cản trở việc thoát nhiệt, đặc biệt trong mùa hè.

Theo các nghiên cứu, khoảng 50% các trường hợp chó bị sốc nhiệt thường không thể sống sót. Vì vậy, việc phòng ngừa và hiểu rõ nguyên nhân là cực kỳ quan trọng. Những yếu tố khiến chó bị sốc nhiệt như:

  1. Do thay đổi nhiệt độ đột ngột: Chó đang nằm trong điều hòa lạnh nhưng cho ra ngoài nắng ngay hoặc chó vừa tắm xong cho ra phơi nắng quá mức là nguy cơ chó bị sốc nhiệt thường gặp nhất.
  2. Vận động quá sức: Chó chạy nhảy quá sức cũng có thể dẫn đến sốc nhiệt. Chó có xu hướng bị sốc nhiệt khi phải vận động quá mức trong điều kiện thời tiết quá nóng bức.
  3. Thừa cân và béo phì: Tình trạng thừa cân cũng làm tăng nguy cơ khiến chó bị sốc nhiệt. Đặc biệt là chó lười vận động, ít đi lại.
  4. Do bệnh lý: Chó mắc các bệnh như bệnh tim, tăng huyết áp cũng có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển sốc nhiệt ở chó. Hoặc chó đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc có sức khỏe yếu cũng có nguy cơ cao hơn.
  5. Khu vực nuôi nhốt: Một nguyên nhân phổ biến là việc để chó trong chuồng kín, phòng kín hoặc khu vực nơi chó ở không có lưu thông không khí hoặc nước.
  6. Chó lai tạo: Các giống chó lai tạo từ giống chó có mõm ngắn như Bulldog, Pug và các giống chó có lông dày từ vùng lạnh như Samoyed, Alaska dễ có nguy cơ cao bị sốc nhiệt hơn các giống chó khác.
  7. Do tuổi tác: Chó già, đặc biệt là các giống chó lớn trên 7 tuổi và các giống chó nhỏ trên 14 tuổi, cũng có nguy cơ rất cao.

Dấu hiệu chó bị sốc nhiệt qua các biểu hiện

Chó bị sốc nhiệt là tình trạng cần được chú ý và xử lý nhanh chóng. Nếu nhận biết chó của bạn có các dấu hiệu này, hãy mang chúng đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức. Những biểu hiện dấu hiệu chính và rõ ràng nhất thường thấy là:

  1. Chó bị mất nước: Chó bị sốc nhiệt sẽ khiến chúng bị mất nước tăng cao. Bên cạnh đó, việc nôn mửa, chó bị tiêu chảy, hoặc mắc phải một số bệnh liên quan đến gan và thận cũng có thể khiến chó mất nước nhanh chóng. Một chú chó mất nước sẽ có những biểu hiện như: Tăng cường cảm giác khát, uống nước nhiều. Lưỡi và nướu miệng trở nên khô và dày. Thể hiện sự thờ ơ và mệt mỏi
  2. Chó lè lưỡi, thở gấp và sốt cao: Trái với con người, chó không có tuyến mồ hôi dưới da. Thay vào đó, chúng thoát nhiệt chủ yếu qua lưỡi. Vì vậy, khi trời nóng hoặc sau khi vận động mạnh, chó thường lè lưỡi và thở gấp để giảm nhiệt. Điều này giúp tăng cường quá trình bốc hơi nước từ lưỡi, làm mát cơ thể.
  3. Nhiệt độ trực tràng cao
  4. Mệt mỏi và yếu ớt
  5. Nôn mửa
  6. Di chuyển mất phương hướng và mất thăng bằng
  7. Lưỡi đỏ và nướu nhợt nhạt
  8. Xuất huyết dưới da và xuất huyết tiêu hóa
  9. Nhiều nước bọt và tăng nhịp tim

Cách sơ cứu chó sốt cao do sốc nhiệt sốt cao

Khi chó bị sốc nhiệt với các dấu hiệu được mô tả ở trên. Trong trường hợp này việc cấp cứu khẩn cấp, kịp thời trở nên vô cùng quan trọng để cứu mạng chúng. Hãy tập trung thực hiện các bước hướng dẫn sau đây:

  1. Bình tĩnh: Trước hết, hãy giữ bình tĩnh. Chó cũng có thể cảm nhận được tình cảm của bạn, nên việc bạn bình tĩnh sẽ giúp chó cũng bình tĩnh hơn.
  2. Di chuyển chó vào nơi mát mẻ: Đưa chó vào nơi có bóng râm, thoáng mát ngay lập tức.
  3. Tháo bỏ phụ kiện trên người: Tháo vòng cổ, dây đeo, quần áo và bất kỳ đồ vật nào có trên cơ thể chó.
  4. Làm mát cho chó: Sử dụng nước mát (không phải nước lạnh) để tưới lên cơ thể chó, đặc biệt là đầu và cổ. Dùng vòi sen hoặc bình xịt nước.
  5. Phủ khăn ướt: Phủ lên chó một tấm khăn ướt nước mát, và thay khăn khi nó nóng lên.
  6. Bật quạt: Sử dụng quạt bật gió to hết cỡ để gió thổi qua lông chó, giúp tăng hiệu quả làm mát.
  7. Cho chó vào bồn tắm: Đưa chó vào một bồn tắm với nước mát. Tuy nhiên, tránh sử dụng đá hoặc nước quá lạnh.
  8. Bật máy lạnh điều hòa: Nếu có thể, đưa chó bị sốc nhiệt vào phòng có điều hòa. Đặt nhiệt độ ở mức thoáng mát và thoải mái cho chó.

Hướng dẫn thao tác đo nhiệt độ cho chó

Đo nhiệt độ của chó là một phần quan trọng trong quá trình sơ cứu chó bị sốc nhiệt. Một sự thay đổi đột ngột trong nhiệt độ cơ thể có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách đo nhiệt độ cho chó:

  1. Chuẩn bị dụng cụ: Nhiệt kế hậu môn dành cho thú y hoặc nhiệt kế điện tử (có thể sử dụng nhiệt kế thủy ngân của người). Gel dưỡng ẩm hoặc vaseline để bôi trơn đầu nhiệt kế. Khăn giấy hoặc bông cồn để vệ sinh nhiệt kế sau khi sử dụng.
  2. Bắt đầu đo: Bình tĩnh và nhẹ nhàng làm dịu chó của bạn. Đối với những chó nhạy cảm, có thể cần một người giữ chó. Lật đuôi chó lên và bôi một lượng nhỏ gel dưỡng ẩm hoặc vaseline lên đầu nhiệt kế. Nhẹ nhàng và cẩn thận đưa đầu nhiệt kế vào hậu môn của chó khoảng 2,5 – 5 cm, tùy thuộc vào kích thước của chó. Đợi cho đến khi nhiệt kế phát ra tín hiệu hoàn tất (đối với nhiệt kế điện tử) hoặc giữ nó trong khoảng 1-2 phút (đối với nhiệt kế thủy ngân). Nhẹ nhàng kéo nhiệt kế ra và xem kết quả.
  3. Đánh giá nhiệt độ: Nhiệt độ cơ thể bình thường của chó thường nằm trong khoảng từ 38,3°C đến 39,2°C (100,9°F – 102,5°F). Nếu nhiệt độ của chó cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường, hãy đưa đến bệnh viện thú y sớm.

Chỉ số nhiệt độ cơ thể

Sau khi biết được chỉ số nhiệt độ cơ thể của chó, việc hiểu biết về các chỉ số nhiệt độ cơ thể và cách phòng tránh chó bị sốc nhiệt là vô cùng quan trọng:

  • Nhiệt độ bình thường: 38.3°C đến 39.2°C
  • Chó có nguy cơ sốc nhiệt: Khi nhiệt độ cơ thể của chó bị sốt cao lên tới 40.5°C
  • Chó bị sốc nhiệt nghiêm trọng: Khi nhiệt độ cơ thể khiến chó bị sốt cao lên đến 44°C hoặc cao hơn

Chỉ số nhiệt ẩm (đo độ ẩm)

Nhiệt ẩm là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá mức độ nhiệt độ từ môi trường, trong phòng, trong nhà hoặc nơi ở của chó. Độ ẩm không khí càng cao, việc thoát nhiệt qua lưu thông không khí càng khó khăn, dễ dàng khiến chó bị sốc nhiệt.

  • Chỉ số nhiệt ẩm 43 – 103: Được tính dựa trên nhiệt độ và độ ẩm không khí. Chỉ số cao cho thấy việc thoát nhiệt cho chó trở nên khó khăn, tăng nguy cơ chó bị sốc nhiệt.
  • Chỉ số nhiệt ẩm và nhiệt độ cơ thể: Ở mức nhiệt độ không khí 32°C và độ ẩm 70%, nhiệt độ cơ thể của chó có thể lên đến 40.5°C.

Để phòng tránh chó bị sốc nhiệt dựa trên chỉ số nhiệt ẩm như sau:

  • Nhiệt độ cao hơn 37.7°C: Nên hạn chế vận động và tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ trên 32°C, đặc biệt với các giống chó dễ bị sốc nhiệt.
  • Chỉ số nhiệt trên 22°C: Bắt đầu áp dụng các biện pháp phòng tránh, như cung cấp nước mát liên tục, tìm chỗ râm mát cho chó.
  • Chỉ số nhiệt trên 23.8°C: Cần áp dụng một cách nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh, như không cho chó vận động mạnh ngoài trời, giữ chó trong môi trường có điều hòa nhiệt độ.

Chủ động phòng tránh tình trạng chó bị sốc nhiệt

Chó bị sốc nhiệt là một tình trạng nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Nhớ rằng, chó cũng giống như con người, chúng cần được chăm sóc và bảo vệ trước những tác động của môi trường Dưới đây là những lời khuyên chuyên nghiệp để giữ cho chó của bạn luôn mát mẻ và an toàn trong mùa hè nắng nóng:

  1. Thay đổi thời gian dắt chó đi dạo: Đi dạo vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát giúp tránh ánh nắng gắt giữa trưa, bảo vệ chó khỏi tác động của nhiệt độ cao. Mang nước khi đi dạo để đảm bảo chó luôn có nước uống để giữ cơ thể mát mẻ và tái tạo lượng nước mất đi. Trong những ngày nắng gắt, hạn chế thời gian chó tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
  2. Chăm sóc lông cho chó:Không cạo hết lông chó bởi ông chó có chức năng bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời và tia tử ngoại có hại, nên chừa lại ít nhất 1 phân khi muốn cạo. Tắm và cắt tỉa lông thường xuyên để giữ cho chó sạch sẽ, giảm bớt lượng lông dư thừa giúp chúng dễ chịu hơn trong mùa hè.
  3. Kiểm soát nhiệt độ và môi trường sống: Đặt nhà cho chó hoặc chuồng cho chó ở những nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao. Đảm bảo chó luôn có nước uống vì nước giúp chó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và phòng chống sốc nhiệt.
  4. Bảo vệ chó khi ra ngoài: Sử dụng kem chống nắng cho chó giúp bảo vệ da chó khỏi tác động của tia UV. Tránh để chó trong xe oto, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ trong xe có thể tăng vọt trong thời gian ngắn.
  5. Chế độ ăn uống hợp lý: Cung cấp thức ăn dễ tiêu, thức ăn nhẹ, giàu nước giúp chó dễ tiêu hóa và cung cấp nước cho cơ thể. Hạn chế cho chó ăn quá no trước khi vận động gây nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa tăng cao khi thời tiết nóng.
  6. Huấn luyện và vận động: Hạn chế chạy bộ hoặc tập luyện dưới trời nắng, tránh những hoạt động vận động mạnh trong thời gian nắng gắt. Tham gia các sự kiện ngoài trời như đi Offline hay đi chơi vào thời điểm mát mẻ như buổi sáng sớm hoặc tối muộn.

Lưu ý bật điều hòa nhiệt độ phòng cho chó

Chó không giống như con người, nên việc sử dụng máy lạnh điều hòa cho thú cưng của bạn cần phải được cân nhắc cẩn thận. Nhớ rằng, việc giữ cho chó mát mẻ và thoáng đãng trong mùa hè không chỉ giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn, mà còn giúp tránh nguy cơ chó bị sốc nhiệt:

  • Nhiệt độ cho chó phù hợp: Nhiệt độ máy lạnh phù hợp cho chó thường rơi vào khoảng từ 24°C đến 26°C. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào giống chó, độ dày của lớp lông, và sức khỏe tổng thể của chúng.
  • Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời: Trước khi bật máy lạnh, hãy kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời. Nếu nhiệt độ ngoài trời chỉ hơi cao hơn nhiệt độ trong nhà một chút, bạn có thể chỉ cần bật quạt hoặc mở cửa sổ. Nếu độ ẩm ngoài trời cao, việc bật máy lạnh có thể giúp giảm độ ẩm trong nhà, tạo ra môi trường thoáng mát và khô ráo hơn cho thú cưng của bạn.
  • Cân nhắc sức khỏe của chó: Nếu chó của bạn già hoặc có vấn đề về sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trước khi điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh.
  • Theo dõi phản ứng của chó: Luôn quan sát chó của bạn sau khi bật máy lạnh. Nếu bạn thấy chó run rẩy, có thể nhiệt độ quá lạnh cho chúng. Ngược lại, nếu chó vẫn thở nhanh và tìm nơi mát mẻ, có thể bạn cần giảm nhiệt độ máy lạnh thêm.

Cách làm điều hòa tự chế cho chó

Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có một chiếc điều hòa tự chế hiệu quả hạn chế rủi ro chó bị sốc nhiệt. Điều này không chỉ giúp chó mèo của bạn tránh khỏi nguy cơ chó bị sốc nhiệt mà còn mang lại một không gian mát mẻ, thoải mái cho cả gia đình trong những ngày nắng nóng. Dưới đây là một hướng dẫn chi tiết về cách tự chế tạo một chiếc điều hòa hạ nhiệt cho chó với nguyên liệu rẻ và chi phí thấp:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: Thùng xốp cỡ vừa. Quạt thông gió (hoặc quạt máy tính cũ). Ống nhựa to và ống nối chữ L. Dao, keo dán, dây buộc. Dây điện và phích cắm. Lưu ý: Các vật dụng này bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng vật tư điện nước.
  • Nguyên lý hoạt động: Cơ chế hoạt động của chiếc điều hòa này khá giống với nguyên lý của quạt thổi đá. Khi quạt hoạt động, không khí lạnh từ đá trong thùng xốp sẽ được thổi ra ngoài, giúp làm mát không gian xung quanh. Lưu ý tránh để chó tiếp xúc trực tiếp với dây điện và luôn giữ cho dây điện khô ráo.
  • Cách thực hiện:
    • Bước 1: Vẽ hai hình tròn trên nắp thùng xốp ở hai bên đối diện nhau. Kích thước của hai hình tròn này phải phù hợp với kích thước của quạt thông gió và ống nhựa.
    • Bước 2: Sử dụng dao một cách cẩn thận để khoét ra hai lỗ tròn theo hình đã vẽ.
    • Bước 3: Lắp đặt quạt thông gió và ống nhựa vào hai lỗ tròn. Đảm bảo chúng vừa vặn và không có hở, để không gian bên trong thùng xốp được cô lập hoàn toàn với không gian bên ngoài.
    • Bước 4: Dùng dây buộc hoặc keo dán để cố định quạt và ống nhựa, đảm bảo chúng không bị rơi ra.
    • Bước 5: Kết nối dây điện với quạt thông gió. Đảm bảo mọi kết nối điện đều an toàn và không có hở, nhất là khi bên trong thùng xốp có đá và nước từ đá tan chảy.
    • Bước 6: Đổ đá vào bên trong thùng xốp, đặt nắp lên và bật quạt.

 

4.7/5 - (4 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

3 cách trị ve chó và diệt bọ chét chó hiệu quả nhất

Bọ chét và ve chó là 2 loại ký sinh trùng thường gặp mang đến rủi ro sức khỏe cho ...

25 bài học huấn luyện chó tại nhà ai cũng làm được

Huấn luyện chó tại nhà không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa chó và chủ, mà còn giúp ...

5 điều cần biết về lịch tẩy giun cho chó đúng cách

Tẩy giun không chỉ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chó, mà còn phản ...

3 giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của chó cái tới tháng sa lơ

Cứ nửa năm một lần là đến chu kỳ kinh nguyệt của chó. 1 năm có 2 lần. Nếu như ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *