Dấu hiệu và cách chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay bệnh Felnine Penleukopenia. Là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Lây lan nhanh gây chết nhiều mèo. Thông thường bệnh giảm bạch cầu này khi mắc ở mèo con thì nguy cơ tử vong cao hơn mèo lớn.

Tuy nhiên, một khi dịch bệnh giảm bạch cầu ở mèo bùng phát thì ngay cả những chú mèo to lớn có sức đề kháng cao cũng khó mà thoát được. Hãy cùng Pet Mart đi tìm hiểu nguyên nhân và phương pháo điều trị của căn bệnh này nhé.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì? (Felnine Penleukopenia)

Bệnh Felnine Penleukopenia rất nguy hiểm. Nó do một loại virus thuộc nhóm virus Parvovirus gây ra. Bệnh rất dễ lây lan. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mèo.

Virus này ảnh hưởng đến các tế bào máu. Chủ yếu là các tế bào trong đường ruột, tủy xương. Các tế bào gốc của bào thai đang phát triển và mô bạch huyết dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể mèo bị nhiễm trùng hay bị nhiễm các loại bệnh do virus hoặc các vi khuẩn khác gây ra.

Bệnh Panleukopenia có thể xuất hiện quanh năm ở mèo. Với mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Đối với những chú mèo chưa được tiêm chủng ngừa thì tỷ lệ tử vong rất cao. Đặc biệt là những chú mèo con.

Nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo?

Là một bệnh truyền nhiễm do virus Feline Panleukopenia Virus – FPV, lây lan nhanh gây chết nhiều ở mèo. Virus FPV có khả năng kháng lại các chất sát trùng, chloroform, acid và chịu được độ nóng tới 56°C trong 30 phút. Virus sống trong nhân tế bào của vật chủ, sản sinh nhanh và hủy hoại cơ thể mèo.

Vậy bệnh giảm bạch cầu ở mèo lây qua đường nào? Feline panleukopenia Virus (FPV) lây qua đường miệng. Chỉ trong vòng 24 giờ, virus xuất hiện trong máu, xâm nhập vào các tế bào lympho. Tấn công hàng rào miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt làm suy giảm bạch cầu, phá hủy niêm mạc ruột.

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, bệnh giảm bạch cầu ở mèo là do cơ thể những chú mèo mắc các độc tố, virus bạch cầu. Điều này dẫn đến việc sản sinh ra những khối u ác tính. Tất cả các loài vật thuộc họ Mèo (Felidae) đều mắc bệnh và mang truyền virus làm lây lan. Bùng phát các ổ dịch lớn. Mèo nuôi thả rông, vận chuyển, buôn bán mèo không có miễn dịch tốt là nguy cơ lây lan bệnh cao.

Dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Những chú mèo bị bệnh bạch cầu cơ thể có biểu hiện ngày càng suy nhược. Mất sức đề kháng. Phần bụng sẽ nhìn thấy sự thay đổi rõ ràng nhất. Có 30% số mèo bị bệnh đều thấy biểu hiện này. Virus bạch cầu chủ yếu phá hoại các mô bạch huyết trong đường ruột và thành ruột.

Dần dần sẽ lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Cụ thể như gan, lá lách, thận cũng như các cơ quan lân cận. Nó mang ung thư từ nơi này sang nơi khác. Khi kiểm tra và thăm khám có thể sờ thấy được cả khối u. Triệu chứng dễ thấy nhất là:

  • Bỏ ăn.
  • Mệt ủ rũ yếu ớt.
  • Nôn khan hoặc nôn ra dịch vàng bọt trắng.
  • Viêm tai giữa (tai chảy nước và đầy ra chất bẩn màu đen).
  • Mèo bị tiêu chảy cấp.
  • Không chạy nhảy hoạt bát nữa, chảy dãi thành dòng.
  • Dãi và phân có mùi tanh, mất nước.
  • Các triệu chứng thần kinh đi loạng choạng, mất thăng bằng. Run rẩy lắc lư, thậm chí co giật động kinh.
  • Mắt kèm nhèm, trũng, sụp mí mắt, lờ đờ. Mũi miệng thâm đen.
  • Mèo mẹ mang thai bị sảy thai hoặc đẻ non.

Thời gian ủ bệnh giảm bạch cầu mèo

Thời gian ủ bệnh giảm bạch cầu mèo từ 2 – 3 ngày, có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày. Mèo con có thể bị nhiễm virus ngay từ 2 – 3 tuần tuổi và chết hàng loạt trong vài ngày. Mèo ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh, nhưng tỷ lệ tử vong rất cao: từ 25- 75% mèo chết tại các ổ dịch, gần 100% với mèo con.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có chữa được không?

Đối với mèo tây bao gồm các loại mèo Anh lông ngắn, Anh lông dài, mèo Mỹ… sức đề kháng yếu hơn mèo ta, do điều kiện khí hậu không hợp với thể trạng nên các giai đoạn phát bệnh nhìn nhận rất rõ. Đối với mèo ta sức đề kháng tốt hơn, nên thường khi phát hiện bệnh thì mèo thường ở giai đoạn nặng hoặc nguy kịch rồi.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo nếu phát hiện kịp thời thì vẫn có thể điều trị được. Tuy nhiên, tỷ lệ này không cao. Chỉ những chú mèo có sức đề kháng cao thì mới có khả năng chống lại virus. Với mèo con thì tỉ lệ sống gần như bằng 0.

Chẩn đoán bệnh Felnine Penleukopenia ở mèo

Việc chẩn đoán thường được dựa trên bệnh sử của chú mèo. Những dấu hiệu lâm sàng của bệnh dựa trên các xét nghiệm máu, xét nghiệm hóa sinh và phân tích nước tiểu. Bạn nên cung cấp đầy đủ và chi tiết các thông tin về bệnh sử và những hoạt động gần nhất của mèo.

Những chi tiết nhỏ như mèo thường ra ngoài và có khả năng tiếp xúc với những chú mèo bệnh. Hay mèo chỉ quanh quẩn trong nhà cũng là những điều có thể giúp bác sĩ thú y chẩn đoán đúng hướng.

Mèo mắc bệnh thường sẽ có số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu thấp. Ngoài ra số lượng tiểu cầu (thành phần giúp máu đông) cũng sẽ giảm đáng kể. Virus Penleukopenia cũng có thể được tìm thấy trong phân và nước tiểu của mèo mắc bệnh.

Test các bài kiểm tra CITE thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh Parvo ở chó. Nó cũng có thể được thực hiện để xác định các loại virus trong cơ thể chú mèo. Vì mèo mắc bệnh Panleukopenia rất dễ bị tấn công bởi các virus và các dịch bệnh khác. Các triệu chứng có thể gây nhầm lẫn khi chẩn đoán.

Cách chữa và điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Ngay khi nhận thấy 1 vài trong số các triệu chứng trên cần đưa mèo đến cơ sở thú y để thăm khám bệnh ngay. Kiểm tra càng sớm càng tốt, sẽ tăng khả năng chữa trị bệnh. Bác sĩ thú y có thể dùng que thử để test bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Sau khi phát bệnh 2 – 3 ngày thì gần như không còn khả năng điều trị nữa. Lúc này cơ thể mèo đã quá suy yếu rồi.

Đầu tiên cần cách ly mèo bị bệnh ngay. Sau đó cần chăm sóc mèo chu đáo. Bổ sung nước và cân bằng điện giải, vitamin và điều trị các nhiễm trùng kế phát hoặc các bệnh kế phát. Nếu mèo nôn nhiều, đi ngoài, ủ rũ mêt mỏi mà chưa thể đem đến bệnh viện cần chăm sóc bằng cách bơm oresol liên tục cho mèo, luôn giữ ấm hoặc bật đèn sưởi.

Đối với mèo con cần bơm sữa mèo mẹ hoặc sữa người 4 – 5 lần 1 ngày. Mỗi lần 1 xilanh nhỡ. Cách ly mèo thì cần ngồi chơi với chúng, không nên để mèo con kêu nhiều mất sức. Nếu không có sữa mẹ bạn có thể sử dụng sữa bột cho mèo con. Bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo không lây sang người nhưng cần cẩn thận khi tiếp xúc với mèo bị bệnh.

Chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo cần được phải điều trị và theo dõi lâu dài. Không thể ngày 1 ngày 2 mà có thể khỏi được. Chi phí phụ thuộc vào sức khỏe của mèo điều trị tại nhà hay điều trị nội trú tại bệnh viện. Lượng thuốc thú y cho mèo tiêm và truyền ra sao. Chính vì vậy, không thể đưa ra một con số chính xác cho việc điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo.

Phòng tránh bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Tiêm phòng cho mèo

Hiện nay có vaccine phòng ngừa 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của mèo. Vaccine có hiệu lực miễn dịch tới 2 – 3 năm, nhưng tốt nhất tiêm phòng cho mèo hàng năm. Mèo mới về cần có thời gian nuôi cách ly mèo khác từ 10 – 15 ngày.

Cách ly mèo bị bệnh

Mèo lang thang, mèo hoang thuộc đối tượng tiếp nhận của Trạm cứu hộ đều được cho đi khám trước khi chuyển về nhà. Nhưng do nhiều bệnh có thời gian ủ lâu nên vẫn cần theo dõi cách ly cẩn thận.

Thận trọng với những mèo đã khỏi bệnh vẫn mang virus sau vài tháng. Nguy cơ tiềm tàng gây các ổ dịch bùng phát cho mèo khác. Khi nhà đã có mèo bị giảm bạch cầu cần cách ly không cho mèo lạ tiếp cận khu vực nhà mình. Tẩy trùng nhà sạch sẽ và không nuôi mèo mới trong ít nhất 6 tháng hoặc chỉ đưa mèo đã tiêm phòng đầy đủ về nhà.

Đối với các gia đình nuôi nhiều mèo mà chỉ 1 con phát bệnh cần cách ly ngay những con còn khỏe. Tăng cường chế độ ăn. Tiêm thuốc encozym (tổng hợp các vitamin nhóm B) mỗi ngày 1 ống thuốc để tăng sức đề kháng giúp mèo chống lại bệnh xâm nhập.

Vệ sinh, khử trùng môi trường sống

Làm sạch và khử trùng đúng cách chuồng, bát nước, bát ăn và các vật dụng của mèo bệnh. Virus Panleukopenia có sức sống rất bền bỉ. Nó có thể tồn tại trong thảm, vết nứt và những đồ đạc trong gia đình ở nhiệt độ phòng ổn định hơn nhiều năm. Sử dụng dung dịch thuốc tẩy pha với nước với tỉ lệ 1:32 có thể tiêu diệt được virus Penleukopenia.

Cần lưu ý đến những thành viên trong gia đình bạn về khả năng lây nhiễm của bệnh Penleukopenia qua những đồ vật đã tiếp xúc với mèo bệnh. Ví dụ như găng tay, quần áo, xẻng xúc, thùng vệ sinh, cát vệ sinh cho mèo, bát ăn… Phòng tránh sự lây lan và truyền nhiễm bệnh trên phạm vi rộng.

4.4/5 - (5 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

7 mẹo cách trị rận cho mèo tại nhà cực hiệu quả

Trong cuộc sống hàng ngày của người nuôi mèo, việc áp dụng cách trị rận cho mèo tại nhà là ...

Cách sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo hiệu quả

Việc hiểu rõ về tẩy giun cho mèo, dấu hiệu, cách sử dụng thuốc tẩy giun cho mèo giúp điều ...

15 loại thuốc nhỏ mắt cho mèo được thú y khuyên dùng

Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc nhỏ mắt cho mèo để lựa chọn dù mắt mèo của bạn ...

Chỉ từng bước cách cắt móng cho mèo dễ dàng

Cắt móng cho mèo không chỉ giúp giữ cho đồ vật trong nhà của bạn khỏi bị trầy xước mà ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *