Có nên nuôi cá mập nước ngọt trong bể thủy sinh không?

Cá mập nước ngọt hay cá mập cảnh. Là một trong những giống cá cảnh được nhiều người chơi yêu thích tại Việt Nam. Bài viết hôm nay, petmart.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc tất cả những thông tin xung quanh loài cá này. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn khi nuôi loại cá này.

Thức ăn của cá mập nước ngọt cảnh

Cá mập nước ngọt là một loài cá ăn tạp. Cá con ăn những sinh vật phù du, thực vật thủy sinh hoặc thức ăn nhân tạo. Cá trưởng thành ăn thực vật thủy sinh và thức ăn nhân tạo. Cá rất háu ăn, vì vậy chúng lớn rất nhanh. Đây là loài có kích thước lớn. Có khả năng thích nghi tốt với môi trường và có thể nuôi trong sông hoặc ao.

Thức ăn của cá mập nước ngọt cảnh

Lượng protein cần trong thức ăn là 28% – 32%. Cá mập nước ngọt ăn tạp, cần lượng thức ăn lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh. Khi cá con 3 – 4 cm được nuôi trong 4 tháng, trọng lượng cơ thể có thể đạt 0,6 kg trở lên. Song tính dục của chúng phát triển muộn, chúng được nhân giống từ 3 đến 4 năm và nặng hơn 3 kg. Mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 9, sinh sản 1 lần/năm.

Điều kiện sống của cá

Cá mập cảnh có thể tăng 1kg trong 8 tháng. Với tính tình nhút nhát nên bơi rất nhanh. Khi bị quấy rầy thì quẫy không ngừng dưới nước. Cá có sức đề kháng kém với nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích hợp là 20 – 30°C. Và nhiệt độ tăng trưởng tối ưu là 24 – 28°C. Khi nhiệt độ nước giảm xuống 18°C, lượng thức ăn và hoạt động giảm đáng kể.

Điều kiện sống của cá

Cá bắt đầu chết khi nhiệt độ liên tục giảm dưới 12°C . Độ pH phù hợp từ 6 – 7,2. Phù hợp với độ thích ứng và chế độ ăn uống của chúng. Cá mập nước ngọt có thể sống trong môi trường thiếu oxy và khả năng thích nghi rộng. Tuy nhiên, chúng không chịu được nhiệt độ thấp.

Chiều ngang cá dài, phần lưng nhô cao, đầu phẳng và có hình nón, miệng ngắn. Phần môi dưới trễ xuống, phần mang không nối với má và có chức năng hô hấp. Các mô sụn cá có chứa thành phần Chondroitin Sulfate. Cá không chỉ có giá trị về thực phẩm và làm cảnh mà còn còn có giá trị trong dược liệu.

Một số lưu ý khi nuôi cá mập cảnh

Bác sĩ thú y khuyên bạn không nên nuôi cá trong bể cây thủy sinh. Vì cá có kích thước lớn, chúng khá thô lỗ và không giỏi trong việc “bắt” các sinh vật trong bể thủy sinh.  Nếu tập luyện tốt thì có thể dùng thức ăn nhân tạo. Nên cho chúng “khai vị” bằng giun hoặc trùng nhỏ trước. Vấn đề cần chú ý khi nuôi cá mập kiểng cụ thể như sau:

Một số lưu ý khi nuôi cá mập cảnh

  • Nhất định không được dùng bể thủy sinh. Bể thủy sinh khiến cá dễ sợ hãi, có thể tháo chạy bởi 1 động tĩnh nhỏ nhất.
  • Có thể dùng nước trung tính.
  • Tốt nhất nên dùng giun đất hoặc giun đỏ. Nếu trong bể trang trí thêm đèn xanh, đỏ… chúng sẽ “nhiệt tình” ăn uống hơn.
  • Chúng sẽ phát triển với kích thước lớn. Thậm chí so với loại cá tự nhiên còn dài hơn, khoảng 1m. Nhưng đừng quá lo lắng, chúng sẽ thích nghi được môi trường. Bể cá dài 70cm sẽ là hợp lý nhất.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các giống cá cảnh khác có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại petmart.vn

4/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi Rùa trong bể cá cảnh

nuôi ghép Rùa là việc khá phổ biến, dù với bể nuôi nho nhỏ hay một hồ lớn đều có ...

Cách làm setup bể cá thủy sinh mini đơn giản mà lại đẹp

Làm thế nào để xây dựng một bể cá thủy sinh mini cực đẹp và ấn tượng. Chắc hẳn ai ...

Cách nuôi Sâu Mealworm sinh sản dinh dưỡng cho cá cảnh

Cách nuôi sâu Mealworm sinh sản có khó không? Sâu Mealworm hay sâu bột, sâu sữa… Là một loại thức ...

Cách chữa các bệnh Cá Rồng thường gặp nhiều nhất

Cách chữa cá Rồng bị chúi đầu là gì? Trong quá trình nuôi dưỡng, những bạn chơi cá có thể ...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *