Chữa bệnh chó bị viêm miệng, u nhú, nổi mụn cóc

Chó bị viêm miệng, sưng miệng, u nhú hay nổi mụn cóc là các bệnh rất thường hay gặp. Những căn bệnh này tuy không tới mức nghiêm trọng như Care, Pravo, Lepto… nhưng nó lại khiến cún con cảm thấy đau đớn, khó chịu. Nếu không kịp thời điều trị có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm. Bài viết hôm nay, Pet Mart sẽ trình bày rõ nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng tránh các chứng bệnh này của chó. Hãy cùng theo dõi nhé.

Nguyên nhân chó bị bệnh viêm miệng

Bệnh viêm miệng (hay viêm mô mềm ở mồm) ở chó là do nấm men Candida Albican gây ra. Được đánh giá là căn bệnh rất nguy hiểm, cần phải được chữa kịp thời ngay khi phát hiện ra bệnh. Bởi bệnh có liên quan chặt chẽ đến các bệnh về răng miệng khác ở chó.

Bệnh viêm miệng thường xảy ra ở chó con hoặc ở những con lớn tuổi. Nhiều chó bị bệnh do dùng kháng sinh kéo dài, cơ thể suy giảm miễn dịch, suy nhược. Hệ vi khuẩn trong khoang miệng biến đổi. Đây là những điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và sinh bệnh.

Những chú chó bị hóc xương rất dễ bị viêm miệng. Xương gây ra thương tổn trong miệng chó và tạo điều kiện để nấm, vi khuẩn tấn công. Hoặc chó bị viêm miệng do đồ dùng ăn uống và nơi ở không sạch sẽ. Bát ăn, bát uống, chuồng cho chó không được vệ sinh.

Triệu chứng chó bị viêm mồm miệng

Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi những vảy trắng hay màng giả trên niêm mạc miệng hay lưỡi, đôi khi lan cả đến môi. Niêm mạc miệng có vết sung huyết và lở loét. Các dấu vết có thể lan đến hầu hoặc thực quản. Gây sốt và đau đớn cho chó cưng

Chó bị viêm miệng thường giảm ăn hoặc bỏ ăn, mệt mỏi, sút cân nghiêm trọng. Nhiều con có những thay đổi về tính cách. Hoặc cũng có thể chảy nhiều nước bọt lẫn cả máu. Miệng có mùi rất nặng ngay cả sau khi đã đánh răng cho chó. Triệu chứng bệnh viêm miệng có thể nhầm lẫn với những bệnh gây viêm loét khác. Do đó cần có chỉ dẫn của bác sĩ thú y để điều trị hiệu quả hơn.

Điều trị cho chó bị bệnh viêm mô mềm ở miệng

Chó bị viêm miệng cần dùng kháng sinh để điều trị. Kèm theo đó là cung cấp thêm một số loại Vitamin. Các thuốc thú y cho chó có thể dùng là:

  • Ketoconazole 10 mg/kg, cho uống ngày 2 lần cho đến khi bệnh khỏi.
  • Bôi Potassium Permanganate 1/3000 trong nước ngày một lần.
  • Bôi dung dịch Nystatin ngày 4 lần.
  • Cho chó ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Đồng thời bổ sung các vitamine A, B, C trong khẩu phần thức ăn cho chó.

Phòng tránh chó bị viêm miệng

Để phòng bệnh viêm miệng cho chó, cần:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên.
  • Sử dụng loại kem đánh răng dành riêng cho chó.
  • Không cho ăn thức ăn mất vệ sinh, ôi thiu, mốc hỏng.
  • Vệ sinh bát ăn, uống và đồ dùng cho chó thường xuyên.
  • Hạn chế cho ăn thịt cá sống, vì có thể mang nhiều vi khuẩn, giun sán, kí sinh trùng gây bệnh.
  • Không cho ăn xương to hoặc quá cứng. Tốt nhất là sử dụng các loại xương gặm cho chó. (Mua tại đây).

Nguyên nhân khiến chó bị nổi mụn cóc, u nhú

Ngoài bệnh chó bị viêm miệng thì chó cũng rất dễ bị nổi mụn cóc ở miệng hay bệnh u nhú. Bệnh u nhú thường không gây nguy hiểm đến tính mạng của chó. Nhưng gây khá nhiều bất tiện cho chó và làm mất tính thẩm mỹ. Bệnh u nhú ở chó thường không được nhiều người chú ý tới.

Chó bị nổi mụn cóc ở mồm do nhiễm một loại virus có tên gọi Canine Papilloma. Mặc dù có cùng tên gọi, nhưng virus này khác với virus HPV gây bệnh sùi mào gà ở người. Papilloma virus gây ảnh hưởng đến các tế bào da ở chó tạo ra các dạng khối u tròn. Canine Papilloma virus không nguy hiểm tính mạng cho chó.

Loại virus này được xem là khá to có kích thước 30 – 60nm. Cấu tạo của loại virus này có bộ vòng AND, không có vỏ với 20 mặt đối xứng, khá phổ biến trong tự nhiên. Chó cưng nhà bạn có thể dễ dàng bị mắc bệnh khi lây nhiễm với các con vật nhiễm bệnh khác.

Ngoài ra căn bệnh còn có thể dễ bị mắc phải do côn trùng, qua vết thương hở. Tỉ lệ cao nhất đó chính là lây lan qua đường ăn uống. Canine Papilloma chỉ lây truyền trên chó và không lây sang người hay các động vật khác. Chó bị mắc bệnh thường có một hệ miễn dịch kém. Đó là lý do tại sao bệnh thường gặp ở và ở chó sơ sinh và chó chưa trưởng thành.

Triệu chứng bệnh u nhú ở chó

Chó bị u nhú, mụn cóc do Canine Papilloma  thường có một vài dạng phát triển. Phổ biến là hình dạng chân ngỗng cao hoặc hình súp lơ, thường có màu xám. Bệnh không gây đau nhưng khá rắc rối nếu u mọc quá dày. Chó bị nổi mụn cóc thường là chó nhỏ và u nhú thường phát triển ở trong niêm mạc miệng. Hoặc vòng quanh miệng, thỉnh thoảng vòng quanh mắt. Ở những chó già, u nhú thường phát triển ở mặt, chúng có dạng phát triển khác và là chủng khác.

Điều trị cho chó bị nổi mụn

Như trên đã nói, các u nhú sẽ mất dần khi chó khi lớn lên và có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên quá trình này có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm. Vì thế nhiều người nuôi chó thường muốn điều trị dứt điểm từ sớm. Cần đưa chó tới các phòng khám thú y uy tín để tránh các biến chứng nguy hiểm. Không tự chữa tại nhà nếu bạn không có kinh nghiệm về thú y.

Trong một số ít trường hợp, mụn cóc không tự khỏi có thể biến thành khối u ung thư. Nếu mụn cóc tồn tại trong hơn 3 – 5 tháng nên được điều trị ngay. Có thể phẫu thuật hoặc đốt. Hoặc có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc thú y cho chó có tác dụng chữa trị bệnh u nhú đã được các bác sĩ thú y thử nghiệm sau:

  • Interferon: một loại thuốc uống hoặc tiêm kích thích hệ thống miễn dịch.
  • Imiquimod: một loại thuốc bôi, thuốc chống vi rút và thuốc chống ung thư.
  • Cimetidine: một loại thuốc uống có thể có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
  • Điều trị bằng Azithromycin: với điều trị bằng kháng sinh này có hiệu quả trong một nghiên cứu.
  • Tiêm vắc-xin tự sinh: nghiền nát một vài mụn cóc để giải phóng các hạt virus hoặc tiêm vắc-xin làm từ mụn cóc của chó có thể kích thích hệ thống miễn dịch phản ứng với virus

Phòng tránh bệnh mụn cóc ở chó

Để bảo vệ chú chó của bạn tránh cho cún tiếp xúc với chó bị mụn cóc, u nhú. Khi chó bị tổn thương vùng da, có dấu hiệu phát ban… không nên đưa chó tới những nơi có xu hướng tụ tập. Ví dụ như công viên, khu vui chơi của chó…

Để phòng căn bệnh u nhú, bạn cần chuyển giao AND là một Plasmid mã hóa vị trí niêm mạc miệng và da. Nhưng cũng có thể dùng protein đột biến. Điều này sẽ giúp cho chó có thể miễn dịch được căn bệnh u nhú. Bởi vì hiện nay loại vaccine phòng ngừa căn bệnh nhu ú ở chó vẫn chưa có.

Vì vậy, đối với những chú chó con, chó già sử dụng thức ăn cho chó đầy đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và hễ miễn dịch. Đối với những chú chó mới nuôi, cần để chó cưng có thời gian làm quen với môi trường sống. Tiến hành tiêm phòng và khám sức khỏe cho thú cưng định kì.

Sau khi phẫu thuật bệnh truyền nhiễm u nhú ở chó vẫn có thể tái phát trở lại. Nếu bạn không chăm sóc và vệ sinh thường xuyên, cún cưng cũng có thể bị nhiễm trùng tại vết mổ. Nguy cơ lây nhiễm các bệnh khác nguy hiểm hơn. Hãy chú ý chăm sóc chúng cẩn thận, không nên chủ quan.

Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết cách nhận biết chó bị viêm miệng và bệnh u nhú kịp thời. Từ đó, có phương pháp điều trị và ngăn ngừa hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

3.2/5 - (4 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

3 cách trị ve chó và diệt bọ chét chó hiệu quả nhất

Bọ chét và ve chó là 2 loại ký sinh trùng thường gặp mang đến rủi ro sức khỏe cho ...

25 bài học huấn luyện chó tại nhà ai cũng làm được

Huấn luyện chó tại nhà không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa chó và chủ, mà còn giúp ...

5 điều cần biết về lịch tẩy giun cho chó đúng cách

Tẩy giun không chỉ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chó, mà còn phản ...

3 giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của chó cái tới tháng sa lơ

Cứ nửa năm một lần là đến chu kỳ kinh nguyệt của chó. 1 năm có 2 lần. Nếu như ...

2 bình luận “Chữa bệnh chó bị viêm miệng, u nhú, nổi mụn cóc

  1. Nhà em có con chó khoảng 10 kg nhưng dạo gần đây em phát hiện ở ngực của nó có một cái u to bằng nắm đấm. Anh chị cho em hỏi cách chữa trị như thế nào ạ?

    • Phát hiện một khối u lớn trên cơ thể của chó là một vấn đề nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Dưới đây là một số bước bạn nên thực hiện:

      1. Thăm Bác Sĩ Thú Y
      – Khám Lâm Sàng: Đầu tiên, đưa chó đến bác sĩ thú y để thực hiện một khám lâm sàng tổng quát. Bác sĩ sẽ kiểm tra khối u và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của chó.

      – Chụp X-quang và Siêu Âm: Có thể cần chụp X-quang hoặc siêu âm để xem xét kích thước, vị trí và ảnh hưởng của khối u đối với các cơ quan nội tạng xung quanh.

      – Sinh Thiết: Bác sĩ thú y có thể đề xuất làm sinh thiết để xác định tính chất của khối u, liệu nó có ác tính (ung thư) hay lành tính.

      2. Điều Trị và Quản Lý
      – Phẫu Thuật: Nếu khối u lành tính hoặc có thể loại bỏ được, phẫu thuật có thể là lựa chọn điều trị. Đối với các khối u ác tính, phẫu thuật cũng có thể kết hợp với liệu pháp khác.

      – Liệu Pháp Bổ Trợ: Điều trị hỗ trợ như hóa trị, xạ trị, hoặc liệu pháp miễn dịch có thể được cân nhắc, tùy thuộc vào loại và giai đoạn của bệnh.

      – Chăm Sóc Hỗ Trợ: Chăm sóc dinh dưỡng tốt và tạo môi trường sống thoải mái, yên tĩnh cho chó trong quá trình điều trị.

      3. Theo Dõi và Chăm Sóc Tại Nhà
      – Theo Dõi Sức Khỏe: Theo dõi sức khỏe và hành vi của chó, bao gồm ăn uống, uống nước, và hoạt động hàng ngày.

      – Chăm Sóc Sau Phẫu Thuật: Nếu chó trải qua phẫu thuật, hãy theo dõi vết mổ, giữ cho nó sạch sẽ và ngăn chó liếm hoặc cắn vết thương.

      Lời Khuyên Quan Trọng
      – Không Tự Ý Điều Trị Tại Nhà: Tránh tự ý điều trị khối u mà không có sự chỉ định của bác sĩ thú y, vì việc này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chó.

      – Chuẩn Bị Tâm Lý: Đối diện với việc chó của bạn có thể mắc bệnh nghiêm trọng như ung thư là khó khăn, nhưng việc chuẩn bị tâm lý và có kế hoạch chăm sóc tốt nhất cho chó là quan trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *