Việc chăm sóc chó mang thai tại nhà cũng không hề đơn giản. Nếu bạn không có kiến thức cũng như sự chuẩn bị kỹ càng thì việc sinh đẻ tự nhiên của chó có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, nếu bạn đang nghi ngờ chó của mình có thai thì đừng bỏ qua những dấu hiệu nhận biết chó mang thai và cách chăm sóc chúng được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Pet Mart nhé.
Dấu hiệu chó mang thai mà bạn cần biết
Trước khi đưa ra cách chăm sóc chó mang thai bạn cần nhận biết chú chó nhà bạn có đang mang thai hay không:
- Sự thay đổi bên ngoài của chó: Dấu hiệu cơ bản nhận biết chó có thai chính là sự thay đổi của núm vú. Núm vú sẽ trở nên hồng hào và căng phình hơn. Dấu hiệu này chỉ rõ rệt khi thụ thai được 2 – 3 tuần.
- Tuần thứ 4 – 5 thì bụng chúng sẽ tròn và căng đầy hơn: Khi bước vào tuần thứ 6 – 9, cơ thể chúng mới có những biến đổi rõ rệt như tuyến vú căng phồng.
- Sau một thời gian chó được thụ tinh, chúng trở nên hiền: Đôi lúc mệt mỏi và có biểu hiện nghén. Lúc này bạn có thể chuẩn đoán được là chó nhà mình có mang thai hay không?
- Thay đổi khẩu vị: Khi chó có thai, tử cung của chúng sẽ phát triển hơn và chiếm nhiều diện tích. Vì vậy, lúc này chó mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn hoặc ăn từng chút một.
- Tìm ổ đẻ: Chó mẹ thường sẽ đi tìm vị trí và ổ đẻ trước khoảng 2 – 3 tuần. Thường vào những tuần cuối của giai đoạn mang thai. Do đó, để chăm sóc chó mang thai bạn cần chuẩn bị một nơi kín, đảm bảo yên tĩnh và thoáng rộng để cho chó mẹ nằm trước.
- Biện pháp chẩn đoán chó có thai: Thông thường sớm nhất cũng phải từ 26 – 35 ngàỵ sau phối giống chó. Tất cả đều dựa vào thăm khám lâm sàng của các bác sĩ thú y.
Bạn không được chụp X-quang khi chó mới mang thai. Chỉ được phép dùng X-quang để xác định số lượng con sau 45 ngày mang thai. Độ chính xác 95% về số lượng thai. Vì vậy, siêu âm cho chó là để xác định số lượng con chứ không có ý nghĩa chuẩn đoán.
Thông tin nên biết khi chó mang thai
Thông thường, kể từ khi thai hình thành và làm tổ ở sừng tử cung tới khi chó con ra đời là khoảng 58 – 68 ngày. Trung bình là 9 tuần. Vì vậy, thời gian mang thai của chó chỉ khoảng trong 2 – 3 tháng. Tuy nhiên, tùy từng giống chó mà thời gian mang thai của chúng sẽ khác nhau. Thường thì, chó càng ít thai như dưới 4 con với các giống chó Poodle, Tod, GSD, Rottweiler, Labrador, Golden… Hoặc dưới 2 con như giống Miniature Bull Terrier, Nhật, Bắc Kinh, Chihuahua … thì thời gian mang thai càng dài.
Thời gian chó rất dễ bị sảy thai là ngày thứ 28 – 45. Chính vì vậy bạn nên bạn phải kỹ lưỡng trong cách chăm sóc chó mang thai. Khi chó có thai, bạn không nên cho chúng nhảy cao, chạy nhanh, đánh nhau hoặc ủ rũ buồn rầu. Bạn nên thường xuyên dắt chúng đi dạo và chơi với chúng các trò chơi nhẹ nhàng.
Các giai đoạn khi chó đang mang thai
Giai đoạn đầu thai kỳ (1 – 30 ngày đầu)
Trong thời gian này, chó cái chưa có các dấu hiệu mang thai. Nhưng bạn vẫn cần cân chỉnh và chăm sóc chó mang thai bằng chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung thêm chất canxi vào khẩu phần ăn cho chó. Khi chó có thai, chúng rất biếng ăn. Thậm chí là bỏ ăn và mệt mỏi. Hiện tượng biếng ăn này thường xảy ra trong 3 – 4 tuần đầu mang thai. Nó sẽ sớm kết thúc sau khoảng 1 tuần. Sau đó, nếu chó vẫn biếng ăn, bỏ ăn dài ngày thì bạn cần đưa chúng đến ngay bác sĩ thú y để thăm khám.
Giai đoạn giữa thai kỳ (từ ngày 35 – 45)
Lúc này, cơ thể của chó mẹ mới bắt đầu có những thay đổi rõ ràng hơn. Thái độ và hành vi của chó cũng biến đổi. Đây cũng là giai đoạn bạn nên tăng cường chăm sóc chó mang thai và chế độ ăn cho chúng. Bạn không nên cho chúng ăn quá no mà chia thành từng bữa nhỏ. Bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết, nhất là chất sắt.
Giai đoạn cuối của thai kỳ (từ ngày 35 – 45)
Đến khoảng sau ngày 45 thai kỳ thì bạn có thể cho chó ăn Mega-cal. Tùy theo thể trọng của cún mẹ. Thỉnh thoảng cho chúng ít sụn xương hầm thật mềm để tăng lượng canxi cần thiết. Có thể nói, cách chăm sóc chó mang thai giai đoạn thai kỳ là một vấn đề khá phức tạp. Bạn không chỉ đầu tư công sức, thời gian, chi phí mà còn phải thật sự yêu thương và quan tâm chúng.
Dinh dưỡng cho chó mang thai
Thuốc cho chó mang thai hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho chó mẹ. Trong giai đoạn mang thai chúng cần rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ từ phía người nuôi. Để có 1 thai kì khoẻ mạnh và suôn sẻ mẹ tròn con vuông thì việc bổ sung thức ăn dinh dưỡng là vô cùng quan trọng.
Đặc biệt, 1 số loài chó cảnh có nguy cơ sảy thai, số lượng thai ít, thai dị tật, đẻ khó, thai nhiễm khuẩn cao như: Rottweiler, Becgie, Chihuahua, Phú quốc, Phốc… thì càng cần phải quan tâm. Thông thường khi chó mang thai, chủ nhân thường xây dựng khẩu phần ăn đặc biệt. Tuy nhiên, lượng thức ăn và khả năng hấp thụ của chó mang thai có nhiều sự thay đổi. Chế độ ăn hàng ngày không thể cung cấp đầy đủ tất cả vitamin, khoáng chất cần thiết cho thai kì khoẻ mạnh.
Trong nhiều trường hợp lại cho ăn quá thừa chất đường bột, béo, canxi gây béo phì cả mẹ lẫn thai cũng gây nên tình trạng đẻ khó. Tuy vậy nhưng vẫn không cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết trong giai đoạn đặc biệt này . Trong khi đó, thiếu chất trong khi mang thai là nguyên nhân chính dẫn đến thai bị dị tật, sảy thai, đẻ khó.
Khi chăm sóc chó mang thai bạn cần cung cấp đủ vitamin, các vi lượng cần cho các giai đoạn. Chính vì vậy bạn cần bổ sung thuốc chứa acid folic, B12, sắt, magie. Đây đều là các thành phần có trong thuốc bổ thời kì mang thai cho chó.
Công dụng của thuốc cho chó mang thai nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc như: Sảy thai, đẻ non, đẻ khó. Giảm sức đề kháng nên dễ nhiễm bệnh do virus: Parvo, carre, Viêm khí quản – phế quản truyền nhiễm. Hoặc các bệnh do vi trùng như sảy thai truyền nhiễm Brucellosis, Lepto, viêm tử cung, lộn tử cung khi phối giống. Bệnh liên quan tới gen di truyền như lai đồng huyết, cận huyết, thai quái dị.
Một số lưu ý khi chăm sóc chó mang thai
Để chó mẹ có thể sinh nở an toàn, chó mẹ cần phải được cách li khỏi những con chó khác trong nhà. Tránh tiếp xúc với những con vật khác ở bên ngoài. Chó mẹ cần có chế độ tập luyện thể dục và vận động hợp lý. Ngoài ra, bạn nên lưu ý trong cách chăm sóc chó mang thai với các vấn đề sau:
- Cung cấp các thức ăn giàu calo, canxi và phốt-pho.
- Có hàm lượng chất béo cao hơn giúp thỏa mãn nhu cầu calo cao hơn.
- Dễ tiêu hoá để tối đa hóa lượng calo tiêu thụ được từ thức ăn.
- Có hàm lượng protein nhiều hơn để chó con phát triển khỏe mạnh.
- DHA hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh của chó con.
- Cung cấp nhiều chất sắt.
- Đưa chó mẹ đi khám bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe và khám thai định kỳ.
Đối với chó Pitbull và các dòng chó lông sát hoặc gần như không có lông, thể hình thấp thì vẫn có thể tắm được cho chúng. Đối với các dòng chó to và cao như GSD (Becgie Đức) và Rott thì không nên cho tắm cho chúng. Vì thói quen lắc người liên tục sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi trong bụng. Bạn nên lấy khăn thấm nước ấm và lau nhanh cho chó là được. Nếu bắt buộc phải tắm, thì nên tắm nhanh và bạn phải giữ chó. Lau hoặc sấy cho lông chúng thật khô. Tắm trong nhà vệ sinh kín gió và nên dùng nước có nhiệt độ thích hợp.
Cân nhắc tẩy giun sán cho chó mẹ
Giun chỉ và các ký sinh trùng đường ruột sẽ ảnh hưởng đến những chú chó mang thai. Do vậy, hãy kiểm tra kĩ tại bệnh viện trước khi phối giống chó. Hãy chắc rằng chó của bạn đã được phòng ngừa cả các loại ký sinh trùng.
Có thể sử dụng Pyrantel pamoate hoặc Fenbedazole để tẩy giun sán ít nhất 2 lần trước khi phối giống chó. Lưu ý: việc tẩy giun cần có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ thú y. Ký sinh trùng đường ruột ở mẹ có thể lây sang cho con thông qua tử cung và qua sữa. Tình trạng này thường gặp ở các trại nuôi chó sinh sản. Chúng cần được tẩy giun sán lúc 6, 7 và 11 tuần tuổi với Pyrantel pamoate. Cần tiếp tục phòng ngừa cho chó mẹ trong quá trình chăm sóc chó mang thai.
Diệt ve rận bọ chét cho chó mẹ
Việc kiểm soát bọ chét là rất cần thiết một khi chó con được sinh ra. Frontline, Advantage và Advantix là những nhãn hiệu được dùng phổ biến nhất hiện nay. Advantage và Advantix cùng thuộc Bayer có tác dụng diệt 98-100% bọ chét trong vòng 12 tiếng. Frontline có tác dụng phòng ngừa bọ chét cho chó trong khoảng 2-3 tháng (hoặc hơn).
Tuy nhiên các hãng này đã có những cảnh báo về việc chỉ nên sử dụng cho động vật mang thai dưới 6 tháng. Trong quá trình chăm sóc chó mang thai, bạn có thể sử dụng thuốc xịt Methoprene để kiểm soát bọ chét. Không dùng những sản phẩm này đối với những chú chó mới sinh. Chỉ dùng nhíp bắt bọ chét và nhúng bọ chét vào chai rượu.
Dinh dưỡng cho chó mẹ đang mang thai
Cuối thai kỳ và cho con bú, chó có nhu cầu cao về dinh dưỡng. Chó cho con bú cần nhiều dinh dưỡng hơn cả chó đang lớn. Sáu tuần đầu mang thai, chó mẹ không nên ăn nhiều hơn lúc trước khi mang thai. Nhưng bắt đầu từ tuần thứ 6, cân nặng và sự thèm ăn của chó bắt đầu tăng. Bắt đầu tăng khoảng 25% lượng thức ăn. Chó mẹ cần được bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong suốt các giai đoạn mang thai.
Bởi vì chó con sẽ gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của chó mẹ nên chó mẹ không thể ăn nhiều trong một phần ăn như trước khi sinh. Do vậy, chia nhỏ bữa ăn thay vì cho ăn một hoặc hai bữa lớn. Đảm bảo luôn có sẵn nước sạch. Bạn cũng không cần các vitamin hay khoáng chất bổ sung.
Cho chó mẹ tập thể dục hàng ngày
Cho chó mẹ luyện tập tăng cường hay cho chó biểu diễn đều không phải là những ý tưởng tốt. Béo phì là nguy cơ tiềm ẩn của chó khi mang thai khi đến thời gian sinh để do đó kiểm soát xu hướng béo phì với việc tập luyện và chú ý điều chỉnh lượng calo cần thiết của chó. Việc thực hiện chế độ ăn uống hạn chế trước khi sinh đối với chó sẽ an toàn hơn việc áp dụng trong quá trình chăm sóc chó mang thai và sau khi mang thai.
Trong suốt 3 tuần cuối của thai kỳ, chó mẹ nên được tách riêng ra khỏi những con chó trong nhà bạn và những con chó khác. Việc cô lập này sẽ giúp bảo vệ chó mẹ tránh được việc tiếp xúc với vi rút Herpes ở chó. Đây là loại vi rút gây lở loét âm đạo và chảy nước mũi, không gây nghiêm trọng đối với chó mẹ nhưng thường khiến chó con tử vong.
Chuẩn bị làm ổ sinh cho chó sinh con
Nơi chó sinh cần phải có nền không thấm nước để có thể dễ dàng làm sạch và chăm sóc chó mang thai. Đồng thời phải là nơi không có gió lùa và yên tĩnh. Chuẩn bị giường có lót khăn hoặc quần áo không còn sử dụng và giúp chó làm quen với việc dùng giường này.
Nếu chó mẹ không nằm trên giường đó, bạn cần khuyên khích bằng cách vuốt ve và thưởng các món ăn nhẹ. Dẫn chó mẹ đến khu vực đã được thiết kế sẵn cho việc sinh. Nếu chó mẹ đẻ con ra ngoài khu vực đã được chỉ định được, hãy chấp nhận quyết định của nó và để chó mẹ sinh nở trong điều kiện tâm lý thoải mái nhất.
Khi chó mẹ đã sinh xong, di chuyển tất cả chúng tới giường chuẩn bị trước. Nhiều con chó có thể sẽ bám lấy bạn khi bắt đầu sinh và muốn bạn luôn ở bên chúng. Chúng cố gắng bám theo bạn cả khi bạn rời phòng. Bạn có thể cần nhiều thời gian với những con chó kiểu này để an ủi nó.
Chú ý chứng mang thai giả ở chó
Đây là hiện tượng rất hiếm xảy ra ở các loài vật khác. Nó lại thường xảy ra với loài chó ở độ tuổi sinh sản. Tình trạng này xảy ra hoàn toàn tự nhiên. Thường bắt gặp ở những chú chó đã từng bị hư thai trước đó.
Sau khi động dục khoảng 60 ngày, chó cái có dấu hiệu của việc mang thai. Dấu hiệu như bụng to dần lên, bầu vú căng hồng và có thể có sữa tiết ra. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối, chó cái đi tìm ổ để đẻ nhưng thực ra lại không có thai. Đây là hiện tượng rối loạn giai đoạn tiền kinh nguyệt. Gọi chung là mang thai giả.
Bạn không nên thấy chó có những dấu hiệu mang thai mà kết luận hoặc chắc chắn là chó có thai. Cách tốt nhất để biết chính xác là bạn nên đưa chó cưng của mình đến các trạm thú y để được khám. Đồng thời kiểm tra nhịp tim, siêu âm để có kết luận chính xác nhé.
Ngoài ra, bạn không nên quá lo lắng khi phát hiện chó mang thai giả. Hiện tượng này có thể tự hết trong vòng một tháng. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên vệ sinh núm vú để ngăn ngừa các vi trùng thừa cơ tấn công. Bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng để lau và vệ sinh cho chú chó của mình. Quan trọng nhất, bạn hãy dành nhiều thời gian hơn cho chúng. Việc cùng chơi đùa và thư giãn để đánh lạc hướng sự mang thai giả. Giảm sự khó chịu cho chó cưng.
Những hiện tượng bất thường khi chó mang thai
Nếu chó bị giảm cân mặc dù được cho ăn nhiều hơn, hãy bổ sung các thức ăn dinh dưỡng chuyên dụng. Khoảng thời gian sau khi sinh là khó chăm sóc về dinh dưỡng nhất: Chó sẽ ăn nhiều dần lên hơn 20-30 ngày sau khi sinh bởi vì đàn chó con đang lớn và cần được nuôi dưỡng nhiều hơn nữa.
Trước khi kết thúc tháng đầu, chó mẹ nên được cho ăn gấp 2 hoặc 4 lần lượng thức ăn bình thường. Cho chó ăn theo nhu cầu của nó. Nếu chó bắt đầu trở nên quá gầy, bạn nên khuyến khích chó ăn bằng cách làm ẩm thức ăn hoặc bổ sung các thức ăn đóng hộp mà chó yêu thích.
Một vài con chó sẽ chán ăn và có hiện tượng nghén ba hoặc bốn tuần đầu mang thai. Sau đó một tuần thì hiện tượng này sẽ hết. Việc chăm sóc chó mang thai, bổ sung canxi vào chế độ ăn của chó thực sự sẽ làm tăng nguy cơ sản giật hoặc sốt sữa khi sinh chó con. Việc thêm vitamin bổ sung cũng không cần thiết và đó có thể không phải là sự lựa chọn sáng suốt.
Nên đến bác sĩ thú y kiểm tra thai sản của chó
Chó mẹ cần có lịch khám bác sĩ thú y khi có thai khoảng 30 ngày nếu như chưa được kiểm tra trước khi mang thai. Bác sĩ sẽ sờ nắn bằng tay hoặc siêu âm hoặc phân tích hooc môn Progesterone (hooc môn giới tính để duy trì thai) để xác nhận sự hiện diện của những chú chó con. Trước khoảng thời gian này, núm vú của chó sẽ bắt đầu sung lên.
Một số bác sĩ sẽ đề nghị chụp X-quang chó mẹ 3 tuần tuổi trước khi sinh để đếm số chó con. Như vậy bạn sẽ biết được khi nào thì chó sinh con xong và tất cả chó con đã ra hết. Tuy nhiên, việc cho chó mẹ tiếp xúc với phóng xạ sẽ không được đảm bảo có thích hợp hay không.
Chăm sóc chó mang thai trong quá trình sinh đẻ
Sau khi sinh một vài chú chó đầu, chó mẹ thường bận rộn với những chú chó con và không còn phụ thuộc vào sự hiện diện của bạn. Một số chó mẹ sẽ cố gắng tránh xa bạn và trốn đi. Cứ để khoảng không gian riêng cho chó của bạn, nhưng hãy kiểm tra và chăm sóc chó mang thai sau sinh thường xuyên. Rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ toàn bộ quá trình sinh con. Một sáng bạn tỉnh dậy đi làm và khi về phát hiện ra bạn đã có một ổ chó mới đang bú sữa mẹ.
Nếu chỗ sinh cho chó không đủ ấm, bạn có thể sưởi ấm bằng cách bọc một miếng nêm nóng trong một chiếc khăn, đặt ở chế độ “thấp”, và đặt dưới ½ giường. Cách này giúp cho chó mẹ và chó con có thể tránh nguồn nhiệt nếu chúng muốn. Quấn băng keo xung quanh lõi miếng đệm nóng bởi vì chó con có xu hướng cắn lõi này.
Chăm sóc chó mẹ sau khi đã sinh xong
Cảm giác thèm ăn sẽ biến mất. Ở tuần thứ 3 hoặc 4, chó con sẽ tự ăn. Hãy khuyến khích chúng tự ăn thức ăn cứng để giảm áp lực cho chó mẹ phải sản sinh sữa. Trước tuần thứ 6 đến 8 tuần, chó con sẽ hoàn toàn cai sữa. Nên lượng thức ăn cho chó mẹ có thể trở lại như bình thường lúc trước khi mang thai.
Khi bạn cai sữa cho chó con, cần giúp cho nguồn sữa của chó mẹ được làm khô bằng cách kiềm chế lượng thức ăn và chỉ cho chó uống ½ lượng nước mà chó thường dùng. Ngày tiếp theo, cho chó uống ¼ lượng nước. Tăng dần lượng thức ăn trong 5 ngày cho đến khi trở về mức trước khi mang thai. Nếu chó giảm cân trong quá trình mang thai, điều chỉnh lượng thức ăn tăng nên để bù vào trọng lượng bị mất.
Tóm lại, chủ chó cần chủ động tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình trước, trong và sau khi chăm sóc chó mang thai, đồng thời cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y đặc biệt là khi sử dụng thuốc cho chó.
⚠️Giải đáp những câu hỏi thường gặp
Hỏi: Chó mang thai nên ăn gì?
Trả lời: Dưới đây là chế độ ăn cho chó trong giai đoạn mang thai:
- Thức ăn chuyên dụng: Nhiều nhãn hiệu thức ăn cho chó có sản phẩm dành riêng cho chó mang thai và chó đang cho con bú. Những sản phẩm này thường giàu dinh dưỡng và phù hợp với nhu cầu của chó trong giai đoạn này. Bạn nên tăng lượng thức ăn cho chó từ 30-60% so với bình thường
- Protein: Cần tăng cường protein trong chế độ ăn để hỗ trợ sự phát triển của chó con. Thịt (như thịt bò, thịt gà) nên là thành phần chính trong bữa ăn, nhưng hãy tránh thịt sống để nguy cơ nhiễm khuẩn. Hàm lượng protein trong khẩu phần ăn chiếm khoảng 29% và dưới 17% chất béo.
- Canxi và Phốt pho: Những khoáng chất này rất quan trọng cho sự phát triển xương của chó con. Tuy nhiên, không nên bổ sung quá mức canxi vào chế độ ăn của chó mẹ trước khi cô sinh con, vì điều này có thể gây ra vấn đề trong quá trình sinh sản.
- Calo: Chó mẹ cần nhiều năng lượng hơn trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là trong những tuần cuối. Tăng lượng thức ăn dần dần trong giai đoạn này, nhưng tránh cho chó ăn quá nhiều để tránh tăng cân quá mức.
- Dầu và Omega-3: Các nguồn dầu như dầu cá có thể giúp hỗ trợ sự phát triển của não bộ chó con.
- Vitamin và khoáng chất: Những vi chất này rất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của chó con. Thường xuyên, thức ăn chuyên dụng cho chó mang thai sẽ chứa đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Nước: Cung cấp đủ nước sạch và tươi mát cho chó mẹ mỗi ngày.
Hỏi: Cách bổ sung canxi cho chó mang thai?
Trả lời: Bổ sung canxi cho chó mang thai là một việc quan trọng nhưng cần tiếp cận một cách cẩn trọng. Quá trình bổ sung không đúng cách có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho chó mẹ và chó con. Dưới đây là một số lưu ý và cách tiếp cận khi bổ sung canxi:
- Thời điểm bổ sung: Trong phần lớn thời gian mang thai, bạn không nên bổ sung canxi quá mức cho chó mẹ. Quá nhiều canxi có thể làm giảm sự hoạt động của hormone parathyroid, điều này khiến cho chó mẹ gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh mức canxi của cô sau khi sinh. Bạn có thể bắt đầu bổ sung canxi sau khi chó mẹ đã sinh. Điều này giúp cô duy trì mức canxi sức khỏe khi cho chó con bú.
- Loại canxi: Bạn có thể sử dụng viên bổ sung canxi dành cho chó hoặc sử dụng canxi từ nguồn tự nhiên như xương nghiền mịn. Tránh sử dụng viên bổ sung canxi dành cho người trừ khi được bác sĩ thú y chỉ định.
- Lượng bổ sung: Đừng bổ sung canxi mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Lượng bổ sung cần phụ thuộc vào kích thước, giống chó, và tình trạng sức khỏe của chó mẹ. Để biết lượng canxi cần thiết, tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.
- Kết hợp với Phốt pho: Khi bổ sung canxi, bạn cần chú ý đến tỷ lệ giữa canxi và phốt pho trong chế độ ăn. Một tỷ lệ cân đối thường nằm trong khoảng 1:1 đến 2:1 (canxi:phốt pho).
- Dấu hiệu cảnh báo: Nếu bạn nhận thấy chó mẹ có các dấu hiệu như run, cơ co giật, thở nhanh, hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác sau khi bổ sung canxi, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Hỏi: Chó có bầu nên uống sữa gì?
Trả lời: Chó có bầu nên uống sữa chuyên dụng dành cho chó, vì loại sữa này có thành phần phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của chó mẹ và chó con. Đây là lựa chọn tốt nhất vì nó được thiết kế đặc biệt để cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho chó. Sữa chuyên dụng cho chó có bầu thường giàu canxi, protein, vitamin và khoáng chất, giúp hỗ trợ sự phát triển của xương, răng, cơ bắp và hệ thần kinh của chó con. Bạn có thể mua sữa cho chó có bầu tại các cửa hàng của Pet Mart hoặc đặt hàng trực tuyến.
Sữa dê thường dễ tiêu hóa hơn và có thể là một lựa chọn tốt cho chó.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chó uống một số loại sữa khác như sữa óc chó, sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành, nhưng nên hạn chế lượng và lựa chọn loại không đường và không bột. Sữa óc chó là một loại sữa giàu omega-3, vitamin E và axit folic, giúp tăng cường trí nhớ cho chó mẹ và phát triển não bộ cho chó con. Sữa hạnh nhân là một loại sữa giàu canxi và protein, giúp tăng cường khung xương và cơ bắp cho chó mẹ và chó con. Sữa đậu nành là một loại sữa giàu protein và isoflavone, giúp giảm nguy cơ ung thư vú cho chó mẹ và ổn định nội tiết tố cho chó con. Tuy nhiên, những loại sữa như sữa hạt điều, sữa hạt hướng dương, hoặc sữa đậu nành thường không phù hợp cho chó và không cung cấp đủ dinh dưỡng mà chó cần.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không phải loại sữa nào cũng tốt cho chó có bầu. Bạn nên tránh cho chó uống sữa bò, vì loại sữa này có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu hoặc đầy hơi. Bạn cũng nên kiểm tra xem chó có bị dị ứng với các loại sữa không, để tránh gây ra các biến chứng như ngứa da, viêm da hoặc viêm ruột. Nếu bạn chọn sữa bò, nên chọn loại không lactose hoặc giảm lactose, vì một số chó không thể tiêu hóa lactose một cách hiệu quả. Sữa bò nguyên chất cũng có thể gây ra tiêu chảy ở một số chó.
Hỏi: Các loại thuốc bổ cho chó mang thai?
Trả lời: Đôi khi, việc bổ sung thuốc hoặc vitamin có thể được khuyến nghị để đảm bảo chó mẹ và chó con sẽ nhận được tất cả những gì chúng cần. Dưới đây là một số loại thuốc bổ và bổ sung dinh dưỡng phổ biến cho chó mang thai:
- Thuốc bổ tổng hợp dinh dưỡng cho chó: giúp kích thích tiêu hóa, loại bỏ chứng đầy hơi và chán ăn ở chó. Sản phẩm có khả năng cân bằng sự trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch. Ngăn ngừa cúm, thúc đẩy vết thương mau lành và giúp làm lông sáng bóng và đẹp hơn. Chó đang mang thai dùng 3 – 7 viên/ngày để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Thuốc bổ sung canxi cho chó: có hiệu quả trong việc thúc đẩy sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn của chó cưng hàng ngày. Tăng cường chức năng của răng và bổ sung canxi đầy đủ cho xương. Hỗ trợ tốt nhất cho chó bị thiếu canxi, chó bị hạ bàn và các vấn đề liên quan đến thiếu hụt canxi ở chó. Ngoài ra, thuốc có khả năng kích hoạt các tế bào trong lông của thú cưng, bổ sung các chất dinh dưỡng tôt nhất cho lông, giúp lông khỏe mạnh ngăn ngừa lông bị khô rụng. Sử dụng 3 – 6 viên/ngày.
Dạ chó nhà em ban ngày thì cứ hổn hển suốt không ngưng, đến khi ngủ thì ngưng nhưng vẫn thở phập phồng. Không biết là do mang thai nên chó mới thế hay bị như thế nào ạ?
Chó của bạn có dấu hiệu thở hổn hển và thở phập phồng, điều này có thể do một số nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số lý do phổ biến, bao gồm cả việc mang thai, và cách xử lý:
Nguyên nhân có thể
– Mang thai: Nếu chó của bạn đang mang thai, thở hổn hển có thể là do áp lực từ thai nhi lên cơ hoành và phổi, khiến chó cảm thấy khó thở hơn. Khi thai phát triển, chó cũng có thể cảm thấy nóng bức và mệt mỏi hơn, dẫn đến thở nhanh và hổn hển.
– Nhiệt độ môi trường: Chó thở hổn hển để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nếu nhiệt độ môi trường quá nóng, chó sẽ thở hổn hển để làm mát cơ thể. Điều này đặc biệt phổ biến ở các giống chó mũi ngắn hoặc chó có lông dày.
– Stress hoặc lo lắng: Chó cũng có thể thở hổn hển khi bị căng thẳng hoặc lo lắng. Điều này có thể xảy ra nếu có sự thay đổi trong môi trường sống hoặc chó cảm thấy không an toàn.
Vấn đề sức khỏe:
– Vấn đề hô hấp: Các vấn đề về hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, hoặc tràn dịch màng phổi có thể khiến chó thở hổn hển và phập phồng.
– Bệnh tim: Các vấn đề về tim, như suy tim, có thể gây ra khó thở, đặc biệt là khi chó đang nằm hoặc ngủ.
– Béo phì: Nếu chó bị thừa cân, việc thở hổn hển có thể do cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì sự thông thoáng của đường thở.
Cách xử lý
– Quan sát thêm triệu chứng: Theo dõi các triệu chứng khác như ho, mất cân nặng, mệt mỏi, hoặc bất kỳ sự thay đổi nào trong hành vi của chó.
– Kiểm tra môi trường: Đảm bảo chó được ở trong môi trường mát mẻ, thông thoáng, và không bị quá nóng. Cung cấp đủ nước cho chó uống, đặc biệt trong thời gian mang thai.
– Tư vấn bác sĩ thú y: Đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra tổng quát, đặc biệt nếu bạn nghi ngờ chó đang mang thai hoặc có các triệu chứng bất thường khác. Bác sĩ thú y có thể kiểm tra và xác định nguyên nhân cụ thể, cũng như đưa ra lời khuyên về cách chăm sóc trong thời gian mang thai hoặc điều trị nếu có vấn đề về sức khỏe.
– Chăm sóc đặc biệt: Nếu chó đang mang thai, hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp để hỗ trợ sức khỏe của cả mẹ và thai.
Kết luận: Thở hổn hển có thể là dấu hiệu của việc mang thai, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra là cách tốt nhất để đảm bảo chó của bạn được chăm sóc đúng cách và kịp thời.
Chó mang thai có hiện tượng thở gấp nhưng đến ngày hôm sau lại bình thường và không đẻ thì phải làm thế nào?
Nếu chó mang thai của bạn có hiện tượng thở gấp nhưng sau đó trở lại bình thường và chưa đẻ, đây có thể là một dấu hiệu quan trọng cần lưu ý. Dưới đây là một số điều cần xem xét:
– Giai Đoạn Cuối Thai Kỳ: Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, chó có thể trải qua một số thay đổi về hành vi và tình trạng sức khỏe. Thở gấp có thể là do sự gia tăng kích thước của tử cung và sự áp lực lên cơ hoành.
– Dấu Hiệu Sắp Đẻ: Thở gấp có thể là một phần của quá trình chuẩn bị sinh nở, nhưng nếu không đi kèm với các dấu hiệu khác của quá trình đẻ (như sự co thắt hoặc xuất hiện ổ đẻ), quá trình đẻ có thể chưa bắt đầu.
– Khả Năng Có Vấn Đề: Nếu thở gấp kèm theo bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác hoặc nếu chó có vẻ đau đớn, căng thẳng, hoặc lo lắng, có thể có vấn đề. Cần phải xem xét khả năng của tình trạng khẩn cấp như tử cung vỡ hoặc mắc kẹt.
– Theo Dõi Chặt Chẽ: Theo dõi chặt chẽ chó của bạn trong quá trình mang thai và gần thời điểm dự sinh. Ghi chép lại bất kỳ thay đổi nào về sức khỏe hoặc hành vi.
– Thăm Bác Sĩ Thú Y: Nếu bạn lo lắng hoặc nếu tình trạng thở gấp tái phát, bạn nên đưa chó đến thăm bác sĩ thú y ngay lập tức. Bác sĩ thú y có thể kiểm tra sức khỏe của chó và đánh giá tình trạng thai kỳ.
– Chuẩn Bị Cho Quá Trình Đẻ: Đảm bảo bạn đã chuẩn bị một khu vực yên tĩnh và thoải mái cho chó đẻ và có những dụng cụ cần thiết sẵn sàng nếu cần giúp đỡ trong quá trình sinh nở.
Sự an toàn và sức khỏe của chó mang thai và chó con sắp sinh ra là quan trọng. Đảm bảo bạn theo dõi sát sao và hành động nhanh chóng nếu có bất kỳ lo ngại nào.
Shop ơi, chó mang thai cần được chăm sóc như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con? Có cần kiểm tra sức khỏe của chó mẹ trong thời gian mang thai không? Cần cung cấp dinh dưỡng đặc biệt cho chó mang thai không?
Chăm sóc cho chó mẹ trong giai đoạn mang thai rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả chó mẹ và chó con. Dưới đây là một số lưu ý và gợi ý khi chăm sóc chó mẹ đang mang thai:
Thăm bác sĩ thú y: Khi bạn nghi ngờ chó của mình đang mang thai, hãy đưa nó đến gặp bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và tư vấn về quá trình thai sản. Có thể sử dụng siêu âm hoặc X-quang vào cuối chu kỳ mang thai để biết chính xác số lượng chó con và dự đoán ngày dự sinh.
Dinh dưỡng: Trong những tuần đầu tiên của chu kỳ mang thai, chó mẹ có thể không cần thêm nhiều calo hơn bình thường. Tuy nhiên, vào nửa sau của quá trình mang thai, nhu cầu calo của chó mẹ sẽ tăng lên, và bạn cần cung cấp cho chó mẹ một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và calo. Nhiều chủ chó chọn thức ăn dành cho chó con vì nó thường giàu calo và dinh dưỡng. Cung cấp nước sạch và tươi cho chó mẹ mỗi ngày.
Vận động: Chó mẹ cần được vận động thường xuyên nhưng không nên quá sức. Các bài tập nhẹ nhàng như dạo chơi hàng ngày là tốt.
Tránh cho chó mẹ tập luyện nặng hoặc nhảy nô đùa mạnh trong thời gian mang thai.
Môi trường yên tĩnh: Chuẩn bị một nơi yên tĩnh và thoáng mát cho chó mẹ khi đến gần ngày sinh. Điều này giúp chó mẹ cảm thấy an toàn và thoải mái.
Vệ sinh: Giữ cho chó mẹ sạch sẽ, đặc biệt là vùng bụng và vùng đuôi. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn khi chó mẹ sinh nở.
Kiểm tra sức khỏe: Bạn nên đưa chó mẹ đến gặp bác sĩ thú y ít nhất một lần trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo mọi thứ đang diễn ra suôn sẻ.
Nhìn chung, quá trình mang thai của chó khá tự nhiên, nhưng việc chăm sóc cẩn thận và tạo điều kiện tốt nhất sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho cả chó mẹ và chó con.
Làm thế nào để xác định chó đang mang thai và bao lâu sau giao phối mới có thể xác định được?
Việc xác định xem một chó cái có mang thai hay không không phải lúc nào cũng đơn giản, đặc biệt trong những tuần đầu tiên sau giao phối. Dưới đây là một số cách để xác định việc mang thai của chó và thời gian tương ứng:
Thay đổi về hành vi và dấu hiệu về thể chất: Vài tuần sau khi giao phối, chó cái có thể có dấu hiệu mệt mỏi, ăn ít hơn, nôn mửa buổi sáng hoặc thay đổi về hành vi. Tuy nhiên, những dấu hiệu này không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Khoảng 3-4 tuần sau giao phối, bảo tử sữa của chó cái có thể to ra và màu hồng.
Xét nghiệm máu: Khoảng 3-4 tuần sau giao phối, có thể thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ của hormone relaxin, chỉ có ở chó cái mang thai.
Siêu âm: Khoảng 3-4 tuần sau giao phối, siêu âm có thể được sử dụng để xác định sự mang thai. Siêu âm cũng có thể giúp xác định số lượng chó con.
X-quang: Khoảng 45 ngày sau giao phối, x-quang có thể được sử dụng để đếm số lượng chó con và kiểm tra vị trí của chúng. Tuy nhiên, việc sử dụng x-quang trước 45 ngày có thể gây hại cho chó con đang phát triển.
Kiểm tra bằng tay: Một số bác sĩ thú y có kinh nghiệm có thể cảm nhận được chó con trong bụng mẹ từ khoảng 28 ngày sau giao phối. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi thực hiện kiểm tra này để tránh gây thương tổn cho chó con.
Tăng cân và bụng to ra: Từ 4-5 tuần sau giao phối, chó cái có thể bắt đầu tăng cân và bụng sẽ trở nên to hơn.
Anh chị ơi, cho em hỏi, chó nhà em mới đẻ được vài ngày, cũng gần được 1 tuần nma em thấy nó cứ ra máu ở hậu môn, có mùi tanh tanh y hệt lúc đẻ ạ. Mấy hôm đầu thì em thấy bé ra dịch màu đậm đậm, 2 hôm nay bé ra máu màu kiểu đỏ tươi, đỏ nhạt và ra nhiều ạ. Vậy là bị sao không ạ? Hiện tượng này là gì vậy ạ? Có cách để giải quyết cũng như khắc phục không ạ? Em cảm ơn anh chị rất nhiều.
Tình trạng mà bạn mô tả về việc chó mẹ của bạn ra máu sau khi đẻ có thể là một dấu hiệu của vấn đề y tế nghiêm trọng và cần được chẩn đoán và điều trị bởi một bác sĩ thú y ngay lập tức. Ra máu sau khi đẻ có thể là một dấu hiệu của các vấn đề sau:
Nhiễm trùng: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của việc chó mẹ ra máu sau khi đẻ là nhiễm trùng tử cung hoặc vùng kín. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của chó mẹ.
Khiếm khuyết trong quá trình đẻ: Có thể xảy ra khiếm khuyết hoặc vấn đề trong quá trình đẻ, dẫn đến tổn thương và ra máu.
Rupture tử cung: Đây là tình trạng nghiêm trọng có thể xảy ra nếu tử cung của chó mẹ bị vỡ trong quá trình đẻ, gây ra mất máu nghiêm trọng.
Vấn đề về sức khỏe khác: Có thể có các vấn đề về sức khỏe khác nhau, như bệnh máu, đột quỵ, hoặc các vấn đề nội tiết gây ra tình trạng ra máu.
Vì vậy, tôi khuyên bạn nên liên hệ ngay với một bác sĩ thú y chuyên nghiệp để kiểm tra và điều trị tình trạng của chó mẹ của bạn. Đừng tự ý tự trị hoặc trì hoãn việc đưa chó đến gặp bác sĩ thú y, vì điều này có thể gây hại cho sức khỏe của chó mẹ. Việc chó mẹ đang ra máu có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, và việc đưa chó đến gặp bác sĩ thú y là điều cực kỳ quan trọng để cứu sống chó và đảm bảo sức khỏe của cô ấy.