Cách trồng và chăm sóc Cây Lan Nước thủy sinh

Bạn có muốn biết cách trồng cây Lan Nước thủy sinh sao cho đẹp mắt nhất không? Cây Lan Nước hồ thủy sinh hay Lưỡi Mác, Lan Muỗng. Là một loại cây thủy sinh lâu năm. Được xem như nhập môn dành cho những người mới chơi bể thủy sinh. Theo thống kê Pet Mart, trên thế giới có hơn 100 giống cây Lan Nước thủy sinh. Tất cả đều được sử dụng phổ biến trong ngành chơi cá cảnh.

Vậy cách trồng cây Lan Nước thủy sinh như thế nào? Cần lưu ý điều gì khi trồng loại cây này. Trong bài viết dưới đây, Pet Mart sẽ tổng hợp những điểm chính trong việc chăm sóc loại cây này. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Đặc điểm của cây Lan nước hồ thủy sinh

Cây Lan Nước là loại cây bụi lâu năm, có tuổi thọ cao. Cây có thể phát triển tới kích thước lớn, chiều cao tới 50cm. Lá và thân tương đối cứng. Thuộc loại cây thủy sinh trung cảnh và hậu cảnh. Có thể trồng trên cạn.

Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 20 – 28℃. Độ cứng nước 2 – 12 dH, độ pH 6,5 – 7,5. Cách trồng cây Lan Nước thủy sinh rất dễ chăm sóc. Thậm chí bể không được sục oxy, không có nền, cây vẫn phát triển rất tốt. Nhất là với bể cá cảnh ngoài trời.

Có thể nhân giống cây Lan Nước hồ thủy sinh bằng cách tách cây con từ cây mẹ. Cây trồng trên cạn khi mới chuyển xuống nước thường có hiện tượng héo rũ. Nhưng chỉ sau vài ngày sẽ mọc lá mới và phát triển tốt.

Cách trồng cây Lan Nước thủy sinh

Lan Nước có hình dạng thân rễ chùm, với nhiều lá có hình lưỡi mác. Lá màu xanh lục đậm với nhiều gân lá mảnh, thân lá ngắn. Có thể trồng Lan Nước trong các bể thủy sinh bán cạn hoặc ngập nước toàn phần.

Cây có thể phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng hơi yếu, nơi râm mát không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu bể ở trong nhà, không có ánh sáng tự nhiên cần phải lắp đèn chiếu. Không cần sáng mạnh, chỉ cần vừa đủ là được.

Nếu bổ sung khí CO2, cây sẽ cho ra nhiều lá xanh và phát triển mạnh hơn. Bón phân vi chất sẽ giúp thúc đẩy cây lớn hơn, tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên hạn chế bón phân nitrat vì có thể làm lá cây chuyển đen hoặc nâu, đặc biệt là dưới ánh sáng mạnh.

Cắt tỉa cho cây Lan Nước hồ thủy sinh

Trong cách trồng cây Lan Nước hồ thủy sinh cần chú ý, nếu phát hiên những chiếc là có dấu hiệu bị vàng, khô, sắp rụng hãy cắt bỏ.

Nếu bạn biết cách trồng Lan Nước thủy sinh nó có thể vươn cao lên trên mặt nước. Tuy nhiên vẫn cần đảm báo ánh sáng và đồ ẩm cho chúng. Loại bỏ những chiếc là không cần thiết giúp cây nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Cách trồng cây Lan Nước hồ thủy sinh cần đảm bảo thời gian chiếu sáng từ 8 đến 10 giờ trở lên.

Nên thường xuyên cắt tỉa những chiếc lá già và lớn hơn ở gốc cây. Các chồi nách có thể được loại bỏ để làm cho sự tăng trưởng lan rộng hơn và đỉnh của nhánh cuối cùng để giảm kích thước hoặc chiều cao.

Cách trồng Lan Nước thủy sinh không bị bệnh

Hiện nay, cách trồng Lan Nước thủy sinh thường để phát triển lên cao trên mặt nước. Phần thân trên mặt nước nếu không chú ý sẽ rất dễ bị tấn công bới côn trùng. Chúng có thể giết chết cây cho dù cách trồng Lan Nước thủy sinh của bạn có cẩn thận đến mấy đi chăng nữa.

Những con nhện, rệp có thể làm biến dạng các chồi non của cây Lan Nước thủy sinh. Khi bạn quan sát thấy chúng, hãy sử dụng thuốc xịt côn trùng và tiêu diệt chúng. Chú ý sử dụng những loại thuốc không gây độc hại.

Ấu trùng muỗi đỏ, xuất hiện trong các thùng chứa nước và chất hữu cơ, là loài ăn lá lớn. Chúng có thể được sử dụng làm thức ăn cho cá của chúng ta hoặc áp dụng thuốc trừ sâu cho chim uống nước đã xử lý.

Nếu cây Lan Nước hồ thủy sinh phát triển các đốm nhỏ màu nâu hoặc lá vàng có thể bị nhiễm hàm lượng Nitrat cao. Điều này cho thấy cách trồng Lan Nước thủy sinh của bạn sai cách. Hoặc việc vệ sinh bể cá không thường xuyên khiến chất thải hữu cơ, phân cá đọng lại nhiều.

Ánh sáng không đủ cũng có thể gây bệnh cho cây. Cách trồng cây Lan Nước thủy sinh thiếu ánh sáng (có thể là ánh sáng mặt trời tự nhiên hoặc đèn) có thể có thân tốt, lá nhạt hoặc vàng và giảm sự phát triển. Nên tiếp xúc với cây dưới ánh nắng mặt trời để giúp chúng khắc phục tình trạng này.

Các loại cây thủy sinh dễ trồng không cần oxy khác

  • Rêu Java.
  • Lan Nước.
  • Ráy Lá Nhỏ.
  • Dương Xỉ Java.
  • Bèo Nhật.
  • Tiêu Thảo Nâu.
  • Rong Đuôi Chó.
  • Rong La Hán Xanh.

Các loại rong tảo và cây thủy sinh giúp làm đẹp cho bể cá. Tạo sự sinh động cho không gian ngôi nhà. Đồng thời cũng là nơi trú ẩn cho các loài cá và hệ sinh thái bể cá thủy sinh. Cây cung cấp khí oxy giúp cá phát triển tốt hơn. Các bạn có thể lựa chọn loại cây tùy theo nhu cầu và ý đồ thiết kế bể cá.

4.6/5 - (5 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi Rùa trong bể cá cảnh

nuôi ghép Rùa là việc khá phổ biến, dù với bể nuôi nho nhỏ hay một hồ lớn đều có ...

Cách làm setup bể cá thủy sinh mini đơn giản mà lại đẹp

Làm thế nào để xây dựng một bể cá thủy sinh mini cực đẹp và ấn tượng. Chắc hẳn ai ...

Cách nuôi Sâu Mealworm sinh sản dinh dưỡng cho cá cảnh

Cách nuôi sâu Mealworm sinh sản có khó không? Sâu Mealworm hay sâu bột, sâu sữa… Là một loại thức ...

Cách chữa các bệnh Cá Rồng thường gặp nhiều nhất

Cách chữa cá Rồng bị chúi đầu là gì? Trong quá trình nuôi dưỡng, những bạn chơi cá có thể ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *