Cách phòng bệnh đường tiêu hóa ở Rùa câm

Rùa Câm hay còn gọi là rùa đẹp (tên khoa học Mauremys mutica), là một loài rùa cảnh được nuôi nhiều hiện nay. Ngoài mục đích nuôi làm cảnh, loài rùa này cũng được nuôi sinh sản, nuôi thương phẩm…

Khi nuôi rùa, việc phòng bệnh cho rùa là rất quan trọng. Trong đó bệnh đường tiêu hóa có tỉ lệ mắc cao nhất. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa ở rùa? Hãy cùng petmart.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Triệu chứng bệnh đường tiêu hóa

Ở rùa câm, bệnh đường tiêu hóa phổ biến nhất là viêm dạ dày và viêm ruột. Bệnh thường gặp ở mùa xuân, hè và thu. Nhưng mùa đông cũng không được bỏ qua việc phòng ngừa.

Rùa bị bệnh ở giai đoạn đầu có các triệu chứng: tinh thần sa sút, hoạt động chậm chạp. Rùa kém ăn, bỏ ăn, chỉ uống nước. Phân mềm hoặc lỏng, không vón cục, có màu nâu vàng, nâu sẫm. Mùi rất nặng và độ pH mạnh.

Rùa bị bệnh nặng có biểu hiện tròng mắt sâu, da khô, mất khả năng đàn hồi. Da xỉn màu, mất độ săn chắc. Rùa bỏ ăn uống, cuối cùng là chết. Khám nghiệm cho thấy đường tiêu hóa bị tắc nghẽn và viêm nghiêm trọng.

Triệu chứng bệnh đường tiêu hóa

Bệnh đường ruột ở rùa điều trị tương đối phức tạp. Chăm sóc sức khỏe cần dựa trên việc phòng bệnh là chính. Phòng ngừa sớm là chìa khóa để đẩy lùi dịch bệnh.

Phòng bệnh đường ruột ở rùa Câm

Giữ nhiệt độ môi trường nuôi và nhiệt độ nước ao nuôi rùa. Duy trì chất lượng nước ổn định, sạch sẽ. Nước ao nuôi tránh sử dụng nước bị ô nhiễm. Nên thay nước định kỳ để giữ chất lượng nước luôn trong tình trạng tốt.

Khử trùng chuồng nuôi rùa câm thường xuyên bằng thuốc sát trùng. Ví dụ như Povidine (Povidone-iodine) dạng bột hoặc dung dịch. Với dạng dung dịch chỉ pha 1g cho 1m³ nước.

Povidine có tác dụng diệt khuẩn mạnh, khá an toàn và hiệu quả. Dùng để khử trùng ao nuôi trong 15-30 phút. Có tác dụng tốt ngay cả với môi trường đang có dịch bệnh như viêm ruột truyền nhiễm, viêm gan, viêm phổi.

So với vôi sống và thuốc tím (kali permanganat) thông thường, Povidine ít gây kích ứng và an toàn hơn khi sử dụng. Có lợi cho việc phục hồi và điều trị bệnh cho rùa.

Phòng bệnh đường ruột ở rùa Câm

Ngoài ra, thức ăn cho rùa phải cố định thời gian, địa điểm, chất lượng và khối lượng thức ăn. Nên đa dạng các loại thức ăn cho rùa. Không cho ăn thức ăn ôi thịu hoặc bị nhiễm bẩn. Cần dọn sạch thức ăn thừa để tránh gây ô nhiễm nước. Khử trùng các loại mồi tươi như gián và sâu.

Điều trị bệnh đường ruột ở rùa

Theo các bác sĩ thú y, có thể điều trị cho rùa câm bị bệnh bằng phương pháp dân gian. Phương pháp này có ưu điểm là giá rẻ, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên hiệu quả chậm và chưa được kiểm chứng.

Phương pháp điều trị: rau sam rửa sạch, đun lấy nước. Sau khi để nguội cho rùa vào ngâm trong 12 giờ. Sau đó chuyển sang nơi khô ráo, để khô trong 12 giờ. Chữa trị trong 6 ngày liên tiếp, giữ nhiệt độ phòng khoảng 28°C.

Trên đây là các triệu chứng và cách phòng bệnh cho rùa. Nếu bạn đang quan tâm: giá bán rùa câm giống, cách nuôi rùa câm. Hãy gửi câu hỏi về fanpage petmart.vn để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.

Đánh giá post

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *