Cách nuôi tôm Crayfish – tôm hùm cảnh toàn tập

Tôm Crayfish hay còn có các tên gọi khác nhau tôm kiểng Crayfish Cherax, Cherax Destructor, Destructor, tôm hùm Yabby, tôm hùm nước ngọt, tôm hùm cảnh, tôm hùm đất… Trong những năm gần đây loại tôm này trên thị trường đã nhận được nhiều sự yêu thích của mọi người. Vì vậy, thị thường mua bán tôm kiểng Crayfish diễn ra ngày càng sôi động.

Nhưng cách nuôi chúng thế nào thì không hẳn ai cũng biết hoặc có những người nuôi sai cách. Với thân hình khỏe khoắn, mạnh mẽ và khoảng cách giữa hai càng lớn của chúng, khiến cho tôm cảnh Crayfish càng ngày càng chiếm được vị trí quan trọng trên trong các loài tôm cảnh. Hãy cũng Pet Mart cũng tìm hiểu xem nên cho tôm Crayfish ăn gì để khỏe mạnh? Địa chỉ bán tôm kiểng Crayfish uy tín ở đâu nhé.

Nguồn gốc của tôm cảnh Crayfish

Tôm Crayfish sống ở đâu? Loài tôm này có nguồn gốc từ nước Mỹ. Chúng có thân hình thô bạo, đôi càng ngắn nhỏ lại chắc nịch. Loài gốc mới đầu thì màu xanh biển phổ biến nhất.

Sau đó vì biến đổi môi trường và con người nuôi dưỡng xuất hiện thêm màu xanh lá và màu vàng cam. Chúng sở hữu hai mắt hung dữ có thần, phần đuôi có 5 mảnh cánh quạt. So với các loài tôm kiểng khác thì râu thô hơn và có đốt.

Đặc điểm của tôm Crayfish

Tôm Crayfish chỉ thích hợp nuôi ghép khi còn nhỏ. Chúng bẩm sinh thích tranh đấu, thần kinh nhạy cảm.  Sau khi mới vào bể nuôi đã bắt đầu gây hấn đánh nhau. Ngoại trừ giai đoạn sinh sản thì hầu như không thể nuôi ghép cùng loại.

Vì vậy những người thích nuôi tôm cảnh Crayfish chỉ nuôi chúng một mình. Việc nuôi ghép những xon cùng loại chưa từng thành công. Nhưng có thể nuôi ghép với những loài cá, ốc khác. Nếu như nuôi ghép một khi thành công, thì tôm Crayfish sẽ có nhiều bạn trong bể hơn.

Nó rất có lợi cho thời kì phát triển sau này thậm chí là sinh sản. Tuổi thọ của chúng có thể lên đến 15 – 20 năm. Kích thước con người nuôi dưỡng có thể đạt đến 13cm. Ở thị trường Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản tôm màu lam và màu lục được rất nhiều người săn lùng.

Điều kiện sống của tôm Crayfish

Tôm cảnh Crayfish thường trú ẩn nhiều ở nơi sông suối, ao hồ. Xét về độ khó khi nuôi dưỡng là bình thường. Chất nước duy trì ở 22°C là tốt nhất. Độ pH từ 6.7 – 7.8, độ cứng của nước GH5 – 24dGH.  Chúng thích không gian rộng lớn, khi nuôi tốt nhất là nuôi trong bể chiều dài từ 0.7m trở lên.

Bạn nên bố trí đá cảnh, cung cấp các đường ống nước để chúng có chỗ trú ẩn. Đồng thời phải chú ý đảm bảo chất nước. Tôm cảnh Crayfish thích sinh sống trong môi trường nước sạch sẽ. Đồng thời lượng dưỡng khí cao, thích những hòn đá ở chỗ nước chảy, làm ổ cho mình.

Tôm Crayfish ăn gì?

Tôm Crayfish ăn gì? Thức ăn của chúng có giống như thức ăn cho cá cảnh hay không? Nhìn chung đây là loài có tính ăn tạp. Có thể cho tôm Crayfish ăn gì cũng được. Đặc biệt là thực vật thủy sinh, giun đỏ, côn trùng sống trong nước và những loài động vật thủy sinh.

Thức ăn cho tôm Crayfish thông dụng nhất là tép luộc, loại tép đồng là tốt nhất. Tại sao phải luộc? Vì khi luộc tép chín thì sẽ phòng tránh được bệnh hay sán trong tép lây qua cho tôm. Đồng thời cũng có thể trữ đông lâu hơn tép sống.

Loại thức ăn thứ 2 là ấu trùng Artemia. Loại này có loại đông lạnh. Cho tôm ăn cung cấp khá nhiều đạm nên giúp tôm mau lột nhưng không phải nhiều là tốt. Bạn nên cho ăn kèm với tép để tôm đủ Canxi lột vỏ, khi cho ăn Artemia xuyên suốt có thể làm tôm dễ kẹt vỏ.

Ngoài những thức ăn trên thì tôm Crafish ăn gì được nữa không? Chúng có thể ăn được cả thức ăn khô. Những loại thức ăn này rẻ, vừa túi tiền. Cũng như Artemia, không nên lạm dụng quá, cho ăn kèm chung với tép hoặc Artemia.

Tôm hùm cảnh được cho ăn một lượng nhỏ thức ăn mỗi ngày hoặc lâu hơn. Bất kỳ khi nào tôm Crayfish ăn gì mà còn thừa cũng đều cần được loại bỏ ngay lập tức. Không nên để thức ăn thừa quá lâu trong bể thủy sinh.

Phương pháp nuôi ghép tôm Crayfish

Việc nuôi ghép cũng đòi hỏi phải nghiên cứu phương pháp kĩ càng. Nếu như cứ trực tiếp nuôi với các loài khác khi bạn chưa hiểu gì về chúng thì có thể sẽ dẫn đến hai bên cùng bị thương.

Do tính cách của hai loài sinh vật không hợp nhau, làm cho chúng hoảng sợ. Đồng thời cũng có ảnh hưởng cực kỳ lớn tới giai đoạn sau sinh sản và tôm lột xác. Vì vậy đầu tiên phải xác định loài nuôi ghép. Sau đó là thiết bị lọc ưu hóa, kịp thời xử lý trường hợp nuôi ghép thất bại.

Nếu như muốn nuôi ghép với loài tôm khác, có thể cân nhắc tép Anh Đào và tép Super Red. Yêu cầu chất nước và môi trường sinh trưởng của chúng tương tự nhau. Hơn nữa 2 loài tép này tính cách tương đối hiền lành. Đồng thời có khả năng phòng ngự nhất định sẵn có. Chúng sẽ không chủ động tấn công những loài cá, tôm khác. Vì thế rất nhiều người chơi đều nuôi ghép 2 loài tép này với tôm cảnh Crayfish.

Muốn nuôi ghép tôm cảnh Cryfish với ốc, có thể ưu tiên lựa chọn ốc Táo  Vàng. Chỉ cần có sinh vật sống trong bể, chúng sẽ có thể sống được. Kể cả chất nước trong bể cao hay thấp thì vỏ ngoài cứng cáp của chúng cũng sẽ dần dần thích ứng.

Quan sát bể cá sau khi nuôi ghép thành công

Sau khi nuôi ghép thành công tôm cảnh Cryfish, phải luôn luôn quan sát chất nước trong bể. Sau khi có nhiều loài vật, trong bể có nhiều thức ăn dư thừa, chất thải gia tăng, hệ thống lọc tốt hơn là điều vô cùng cần thiết.

Khi thả loài nuôi ghép tôm cảnh Cryfish vào trong bể phải chú ý quan sát. Ban đầu chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng ẩu đả đánh nhau. Nếu như sau 3 ngày vẫn tồn tại tình trạng đánh nhau gay gắt, phải kịp thời tách loài đến sau ra.

Quan sát xu hướng hành động của tôm cảnh Crayfish và tình hình ăn uống. Nếu như sau đó vẫn muốn nuôi ghép thì nhất định phải có một khoảng thời gian ngăn cách rồi mới tiến hành thử lại.

Chăm sóc cho tôm Cryfish khi lột xác

Dấu hiệu tôm hùm cảnh lột xác

Khi tôm cảnh Crayfish phát triển to ra thì đó là thời điểm tôm lột vỏ. Và đó cũng là lúc tôm bạn yếu đuối nhất, dễ tổn thương nhất. Dấu hiệu nhận biết khi tôm sắp lột là có 2 đốm trắng mờ mờ dưới lớp vỏ, nằm sau góc mắt tôm và ngay phần tiếp nối giữa cổ. Đầu tôm bị hở ra là dấu hiệu tôm sắp lột.

Các bạn nên tách riêng ra, bỏ vào hộp tôm mua ở cửa tiệm hoặc tự chế hộp tôm ở nhà. Đảm bảo cho tôm Crayfish của bạn được an toàn. Tránh bị thịt hoặc tổn thương…

Chăm sóc tôm hùm cảnh sau khi lột xác

Nếu một con tôm hùm cảnh vẫn mềm trong một thời gian dài, tức là hơn một ngày sau khi lột xác, điều này có nghĩa là nó không được nhận đủ Canxi trong chế độ ăn uống của mình. Hoặc độ pH hay độ cứng của nước quá thấp. Chuyển sang môi trường nước có độ cứng cao có thể giải quyết được vấn đề này.

Phương pháp tốt nhất để tránh vấn đề này là giữ tôm trong nước cứng. Đồng thời kịp thời bổ sung thực phẩm giàu Canxi. Vậy cho tôm Crayfish ăn gì để có thêm Canxi đây?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn bổ sung Canxi cho tôm hùm cảnh. Bạn có thể hỏi mua tại các cửa hàng thủy sinh hoặc mua Online trên vietpet.net. Trước khi quyết định cho tôm Crayfish ăn gì hãy đọc thật kĩ thông tin về sản phẩm trước nhé.

Mua bán tôm kiểng Crayfish ở đâu? Bao nhiêu tiền?

Nhìn chung, để tìm địa chỉ bán tôm kiểng Crayfish đòi hỏi bạn phải tìm và mày mò địa chỉ. Có thể thông qua các hội nhóm nuôi tôm hùm cảnh hoặc ai đó có có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này.

Nên chọn cửa hàng uy tín, dù bạn mua hàng ở xa vẫn phải đảm bảo. Bán tôm kiểng Crayfish ở đâu cũng cần đảm bảo về chất lượng. Nếu không tìm được địa chỉ bán tôm kiểng Crayfish ở đâu thì có thể hỏi trực tiếp những người bán cá cảnh. Họ sẽ có những gợi ý dành cho bạn.

Nên mua tôm hùm cảnh của những người có kinh nghiệm, bạn có thể hỏi họ về cách chăm sóc chúng. Tìm hiểu nên cho tôm Crayfish ăn gì? Tuy kỹ thuật nuôi tôm hùm cảnh không khó, nhưng không có nghĩa bạn nuôi một cách tự do, cho tôm Crayfish ăn gì cũng được. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Sau khi đã biết địa chỉ bán tôm kiểng Crayfish ở đâu rồi, hãy liên hệ với họ. Nếu ở gần có thể tới trực tiếp địa chỉ đó để xem. Nếu không, hãy thử hỏi họ về việc ship tôm hùm cảnh và thương lượng giá cá.

Hiện nay, giá bán tôm kiểng Crayfish dao động khoảng 20 – 100k/con. Tuy nhiên, giá bán tôm kiểng Crayfish cũng có thể được điều chỉnh theo màu sắc, nguồn gốc và size kích thước của nó.

Trên đây là những thông tin về giống tôm cảnh Crayfish. Nếu có thắc mắc gì cần giải đáp hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi nhé. Chúc bạn sẽ có 1 bể thủy sinh đẹp mắt và ấn tượng.

4/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi Rùa trong bể cá cảnh

nuôi ghép Rùa là việc khá phổ biến, dù với bể nuôi nho nhỏ hay một hồ lớn đều có ...

Cách làm setup bể cá thủy sinh mini đơn giản mà lại đẹp

Làm thế nào để xây dựng một bể cá thủy sinh mini cực đẹp và ấn tượng. Chắc hẳn ai ...

Cách nuôi Sâu Mealworm sinh sản dinh dưỡng cho cá cảnh

Cách nuôi sâu Mealworm sinh sản có khó không? Sâu Mealworm hay sâu bột, sâu sữa… Là một loại thức ...

Cách chữa các bệnh Cá Rồng thường gặp nhiều nhất

Cách chữa cá Rồng bị chúi đầu là gì? Trong quá trình nuôi dưỡng, những bạn chơi cá có thể ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *