Các loại cá ăn rêu hại và diệt rêu hại trong hồ thủy sinh

Đối với người chơi bể cá cảnh, rêu hại trong hồ thủy sinh và tảo luôn là một vấn đề gây đau đầu bậc nhất. Rêu hại bể thủy sinh không chỉ làm mất mỹ quan bể cá, còn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và kí sinh trùng sinh sôi. Cản trở sự sinh trưởng của cây thủy sinh và cá.

Rong tảo rất khó để trị tận gốc, chỉ có thể sử dụng các loại cá ăn rêu hại. Nếu không xử lý ngay, lâu dần sẽ khiến môi trường nước bị suy kiệt. Cá dễ mắc bệnh và chết. Gần đây Pet Mart đã nhận được khá nhiều câu hỏi về cách trị và xử lý rêu hại trong hồ thủy sinh và rêu hại bể thủy sinh. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân có rêu hại trong hồ thủy sinh

Các loại rêu hại trong hồ thủy sinh chủ yếu bao gồm tảo nâu, rêu chùm đen, tảo lam, cỏ mền, rêu xanh, rêu tóc, tảo sừng hươu… Trong đó loại rêu hại bể thủy sinh phổ biến và phát triển sớm nhất là tảo nâu. Rêu tảo phát triển có thể làm cây thủy sinh khó phát triển, dẫn đến chết dần.

Nguyên nhân có rêu hại trong hồ thủy sinh chủ yếu là do chất lượng nước bể đi xuống. Bể quá lâu không thay nước hoặc cho cá ăn quá nhiều.

Thức ăn thừa và chất thải của cá khiến nồng độ Photpho hoặc đạm tăng quá cao. Dẫn tới tảo nâu phát triển mạnh trong hồ cá. Tảo nâu thường bám vào cây thủy sinh, bề mặt kính và nền.

Một nguyên nhân khác khiến rêu hại trong hồ thủy sinh phát triển là do mật độ cá quá dày. Vừa làm nước nhanh bẩn, vừa gây thiếu oxy trong nước. Cá nuôi quá dày rất dễ mắc bệnh. Một khi đã có dịch thì rất khó trị và dễ lây lan. Tỉ lệ phù hợp nhất là 1L nước tương ứng 1cm cá.

Cách diệt rêu hại trong hồ thủy sinh thủ công

Xử lý rêu hại trong hồ thủy sinh thủ công hay còn gọi là phương pháp vật lý. Chính là dùng tay để làm sạch bể cá. Sử dụng một chiếc giẻ lau, bàn chải hoặc miếng mút để cọ sạch thành bể. Sau đó lập tức thay hoàn toàn nước bể, hoặc thay một phần nếu thấy không quá bẩn.

Phương pháp diệt rêu hại bể cá thủy sinh này rất nhanh gọn, có hiệu quả ngay lập tức. Nhưng rất tốn công và mất thời gian. Hơn nữa rong tảo có thể sót lại ở những nơi bạn không thể kì cọ tới như kẽ đá hoặc giữa các viên sỏi.

Một cách khác để loại bỏ rêu hại trong hồ thủy sinh là dùng hóa chất, có hiệu quả rất rõ rệt. Phương pháp này có thể loại bỏ nhanh chóng các loại tảo bám trên cây thủy sinh và gỗ lũa. Tuy nhiên lại có ảnh hưởng nhất định đối với hệ vi sinh và sinh vật sống trong bể cá cảnh thủy sinh.

Các loại cá ăn rêu hại bể thủy sinh

Việc sử dụng các loại cá ăn rêu hại trong hồ thủy sinh là phương pháp được đa số người chơi thủy sinh lựa chọn nhờ tính an toàn cao.

Phương pháp nuôi các loại cá ăn rêu hại trong hồ thủy sinh này ít gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. Tuy nhiên phải sau một thời gian mới thấy tác dụng. Tùy theo từng loài sinh vật người chơi lựa chọn. Các loại cá ăn rêu hại bể thủy sinh được nuôi phổ biến hiện nay bao gồm:

Cá dọn bể – cá lau kiếng

Cá dọn bể là một trong những loài cá ăn rêu hại trong hồ thủy sinh phổ biến nhất và có sẵn trên thị trường. Chúng có hình dáng nhìn rất hài hước, càng lớn đầu và mũi chúng càng dẹp có phần thân mập mạp, chiều dài cơ thể có thể đạt 10 – 15 cm.

Chúng là loài ăn tạp đòi hỏi rất nhiều loại rêu hại bể cá thủy sinh và lá cây, các loại rêu tảo mọc ở phần đáy bể. Nếu hết các loại rêu tảo để ăn chúng có thể ăn các loại lá mềm trong bể thủy sinh của bạn.

Cần phải làm nền bể với những vật liệu phù hợp và một vài cục đá đen ở đáy hồ, bể để chúng có thể tìm thức ăn vào ban đêm và có chỗ trú ẩn an toan. Giữ nước xao động một chút và nhiều oxy.

Cá tỳ bà

Cá tỳ bà là một trong các loại cá ăn rêu hại trong hồ thủy sinh đẹp, mảnh khảnh. Là loài cá ăn rêu hại bể thủy sinh và tảo da trơn. Chúng còn được gọi với tên khác là Whiptail cá da trơn. Chúng có chiều dài trung bình 10 – 20 cm với một cơ thể màu nâu, mảnh mai.

Nó ăn hầu hết các loài rêu hại trong hồ thủy sinh và tảo. Nhưng chế độ ăn uống của chúng nên được bổ sung các loại rêu tảo dạng viên nén như tảo Spirulina một vài lần một tuần.

Cá bống dọn bể

Đây là một trong các loài cá ăn rêu hại bể thủy sinh được nhiều người ưa chuộng. Chúng sinh sống chủ yếu ở tầng nước giữa và tầng đáy. Cá bống dọn bể thích hợp nuôi trong bể cá có nhiều thực vật. Đây là giống cá khá nhát nên có thể chung sống hoà bình với nhiều loài cá cảnh khác.

Cá bống dọn bể có thể ăn rêu hại trong hồ thủy sinh dính trên lá cây hoặc thành bể mà không làm hỏng cây. Ngoài ra chúng cũng ăn thức ăn thừa của cá cảnh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu nuôi nhiều cá bống trong bể vì loài cá này thường hay bám vào các con cá khác để ăn nhớt, dễ làm cá chết.

Cá bút chì

Nhiều người nuôi cá cảnh cho rằng cá bút chì là một trong những loại cá phải có trong hồ của họ. Nó được xem là một động viên nhiệt huyết, tay bơi mạnh mẽ và khả năng nhảy cừ khôi, nó đạt chiều dài lên tới 14cm khi trưởng thành.

Chúng là một trong các loài cá ăn rêu hại trong hồ thủy sinh phàm ăn. Chúng không chỉ ăn rêu tảo bám trên bể thủy tinh và đồ trang trí, chúng còn ăn rau, thực phẩm khô và cả thức ăn tươi sống.

Cá Molly

Cá Molly là loài cá ăn tạp vì thế bạn có thể cho chúng ăn những thực phẩm có nguồn gốc động vật hay thực vật đều được cả. Bạn có thể cân bằng chế độ dinh dưỡng cho cá bằng cách cho cá ăn động vật giáp xác, nhuyễn thể, côn trùng. Thêm vào đó bổ sung các loại rau chân vịt, rau diếp để cá phát triển toàn diện hơn.

Ngoài ra, nó cũng là 1 trong các loại cá ăn rêu hại bể thủy sinh. Thức ăn yêu thích của cá là rong rêu bám trên thành bể. Chính vì thế bạn không cần phải mất nhiều thời gian để dọn bể. Tuy nhiên, hãy nhớ quan sát kỹ, nếu có sự xuất hiện của một số ký sinh trùng gây bệnh thì nên loại bỏ rêu.

Cá hồng cam

Cá hồng cam hay còn gọi là cá hoa hồng, cá hồng mai quế… Là một trong các loại cá ăn rêu hại bể thủy sinh khỏe mạnh và là loài cá dễ nuôi thích hợp cho người mới tập nuôi cá cảnh.

Cá ăn tạp từ giáp xác, trùn, côn trùng thủy sinh cho đến thực vật thủy sinh. Cá cũng ăn thức ăn viên, thỉnh thoảng bổ sung thức ăn lên màu cho cá.

Tép Amano

Tép Amano là một loài ăn rêu hại trong hồ thủy sinh hoạt động tích cực. Chúng là một trong những loài háu ăn, chúng không chỉ ăn rêu tảo, mà còn ăn những cành cây mục đã chết (vụn) và làm sạch các thức ăn thừa dưới đáy bể.

Có kích thước khá nhỏ, trung bình từ 3,5 đến 5 cm. Tuy vậy đó lại là một kích thước tuyệt vời để chúng hoạt động tốt hơn. Chúng không thể cưỡng lại màu xanh lá cây và màu xanh của rêu tảo. Quá nhiều thức ăn nhân tạo sẽ làm giảm đi hoạt động dọn bể của chúng nên tốt nhất bạn nên nuôi từ 3 chú tép Amano trở lên.

Cần thận trọng khi thêm phân bón để trồng cây thủy sinh, tại vì thành phần đồng có trong phân bón có thể gây hại cho những chú tép. Điều này đòi hỏi bạn phải thay đổi nước theo lịch trình từ 30 đến 50% để pha loãng độc trong phân bón. Chú ý giảm mức Clo xuống ngưỡng an toàn.

Ốc Nerita

Ốc Nerita là những loại ốc cảnh đẹp nuôi trong bể thủy sinh đồng thời cũng là loại ốc ăn rêu hại trong hồ thủy sinh điển hình, là một phần không thể thiếu trong bể thủy sinh. Chúng ăn mọi thứ rêu hại, rêu tóc, rêu sợi, tảo. Và đặc biệt là thức ăn thừa trong bể, các mảnh vụn hữu cơ mà cá hoặc tép không tiếp cận được. Với nhiều chủng loại đa dạng, ốc Nerita sẽ làm cho bể thủy sinh của bạn thực sự rực rỡ.

4/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi Rùa trong bể cá cảnh

nuôi ghép Rùa là việc khá phổ biến, dù với bể nuôi nho nhỏ hay một hồ lớn đều có ...

Cách làm setup bể cá thủy sinh mini đơn giản mà lại đẹp

Làm thế nào để xây dựng một bể cá thủy sinh mini cực đẹp và ấn tượng. Chắc hẳn ai ...

Cách nuôi Sâu Mealworm sinh sản dinh dưỡng cho cá cảnh

Cách nuôi sâu Mealworm sinh sản có khó không? Sâu Mealworm hay sâu bột, sâu sữa… Là một loại thức ...

Cách chữa các bệnh Cá Rồng thường gặp nhiều nhất

Cách chữa cá Rồng bị chúi đầu là gì? Trong quá trình nuôi dưỡng, những bạn chơi cá có thể ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *