Bạn đã biết gì về giống cá ăn muỗi?

Cá ăn muỗi hay còn gọi là cá muỗi, cá tuế, là một giống cá nhỏ có tập tính săn muỗi và ấu trùng muỗi. Chúng là loài cá đẻ con, có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 4cm.

Loài cá này có nguồn gốc từ Trung Mỹ, nhưng do đặc điểm diệt ấu trùng muỗi rất hiệu quả nên chúng đã được đưa đến nhiều vùng khác nhau ở các nước trên thế giới. Giống cá này rất có ích lợi trong việc kiểm soát các bệnh do muỗi gây ra.

Tập tính sinh sống của cá ăn muỗi

Tập tính sinh sống của cá ăn muỗi

Cá ăn muỗi rất nhỏ, mảnh dẻ giống như lá liễu. Thân màu vàng sáng hơi ánh xanh, bụng phình to. Cá trưởng thành dài tối đa 8cm, nhưng đa số dài khoảng 5cm.

Răng rất nhỏ, miệng hơi nhọn, mắt to, thuộc giống cá đẻ con. Vây lưng và bụng nằm gần gốc đuôi. Giống đực có cơ quan sinh dục dài, giống cái ngắn và tròn.

Cá muỗi phù hợp sống ở nhiệt độ nước 18-28°C. Thức ăn chủ yếu của chúng là động vật không xương sống, sinh vật phù du, đặc biệt là muỗi. Giống cá này có khả năng phát ra tiếng động nhở bong bóng cá. Tính cách tương đối hung hãn, thường tấn công các giống cá kích thước tương đương.

Ban ngày chúng thường lặn xuống đáy, đến đêm bắt đầu ngoi lên kiếm mồi. Tháng 4-5 hàng năm cá bắt đầu di cư vào khu vực gần bờ để chuẩn bị sinh sản. Cá muỗi không có dạ dày, cơ quan tiêu hóa ngắn và sơ khai. Do đó chúng có thể ăn một lượng lớn bọ gậy so với kích thước cơ thể của mình.

Khi nhiệt độ ổn định, một con cá một ngày có thể ăn 40-100 bọ gậy. Nhiều nhất là 200 con, chúng nổi tiếng là thiên địch của muỗi. Tên gọi “Cá muỗi” được đặt cho chúng do chế độ ăn đặc biệt của loại cá này.

Cá ăn muỗi sinh sản thế nào

Cá ăn muỗi sinh sản thế nào

Cá muỗi đẻ con, mỗi lần đẻ với số lượng lớn và chu kỳ sinh sản rất ngắn. Cá bột sau khi sinh ra chỉ khoảng 1 tháng đã đạt tới tuổi trưởng thành, bắt đầu sinh sản lứa tiếp theo. Mùa sinh sản của cá muỗi vào tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, chủ yếu là tháng 5-9. Mỗi lứa cá cách nhau 30-40 ngày, mỗi lần cá đẻ 30-50 cá bột.

Vào mùa lạnh, nhiệt độ nước hạ thấp, cá muỗi thường tìm nơi có bụi rậm để trú ẩn hoặc trốn xuống bùn. Cho dù thiếu dưỡng khí chúng vẫn có thể tồn tại được. Khi đến mùa xuân, ấu trùng muỗi và sinh vật phù du phát triển trở lại cũng là lúc cá rời khỏi hang. Lúc này lượng thức ăn dồi dào đủ cung cấp cho chúng chuẩn bị vào mùa sinh sản.

Cá muỗi có khả năng thích nghi rất mạnh và dễ nuôi. Chúng thường được sử dụng để làm mồi sống trong chăn nuôi hoặc mồi câu. Chúng rất dễ tìm và có giá thành rẻ.

Ngoài cá ăn muỗi, hiện nay một số loài cá cảnh cỡ nhỏ khác cũng được nuôi để phòng tránh bọ gậy. Điển hình như cá betta, cá bảy màu, cá xiêm,…

✚ petmart.vn

4.5/5 - (2 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi Rùa trong bể cá cảnh

nuôi ghép Rùa là việc khá phổ biến, dù với bể nuôi nho nhỏ hay một hồ lớn đều có ...

Cách làm setup bể cá thủy sinh mini đơn giản mà lại đẹp

Làm thế nào để xây dựng một bể cá thủy sinh mini cực đẹp và ấn tượng. Chắc hẳn ai ...

Cách nuôi Sâu Mealworm sinh sản dinh dưỡng cho cá cảnh

Cách nuôi sâu Mealworm sinh sản có khó không? Sâu Mealworm hay sâu bột, sâu sữa… Là một loại thức ...

Cách chữa các bệnh Cá Rồng thường gặp nhiều nhất

Cách chữa cá Rồng bị chúi đầu là gì? Trong quá trình nuôi dưỡng, những bạn chơi cá có thể ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *