Cá Rồng cảnh húc đầu vào bể có điềm báo gì?

Cá Rồng cảnh được coi như 1 trong những loài cá phong thủy được nuôi nhiều nhất hiện nay. Cá Rồng có rất nhiều loại đẹp khác nhau như: Cá Rồng huyết long, Kim Long, Thanh Long… Những người chơi cá cảnh đều cho rằng giống cá này mang lại nhiều may mắn và tài lộc đến cho gia đình. Chính vì vậy chúng được chăm sóc và nuôi dưỡng rất cẩn thận. Tuy nhiên, có một số trường hợp cá Rồng cảnh tự đâm vài bể khiến chúng bị thương. Vậy, hiện tượng này nói lên điều gì? Có ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của gia chủ hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của petmart.vn để có câu trả lời nhé.

Nguyên nhân cá Rồng cảnh đâm vào bể

Cá rồng đôi khi có thể đâm vào bể. Điều này có thể khiến cá Rồng rơi vảy và xoay bụng. Nếu nặng hơn cá rồng có thể chết. Do đó, việc cá Rồng đâm vào bể một việc không thể bỏ qua với rất nhiều người nuôi giống cá này.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cá Rồng đâm vào bể. Có thể là do bị  sốc. Bởi lẽ cá Rồng cảnh là một trong những loài cá nhạy cảm. Chúng nhạy cảm hơn so với các loài cá khác. Đặc biệt là khi cá Rồng mới được đem về nhà. Một khi có tác động, nước trong bể sóng sánh, vì vậy việc cá đâm vào bể là việc khó tránh khỏi.

Nguyên nhân cá Rồng cảnh đâm vào bể

Do vị trí của thức ăn cho cá chưa hợp lý. Đôi khi, thức ăn cho cá được đặt ở rìa của bể cá. Cá Rồng khi ăn thức ăn có thể vì di chuyển quá nhanh mà dừng không kịp. Chính vì vậy khiến nó bị đâm vào cạnh bể cá.

Cá Rồng bị đói rất dễ đâm vào bể cá. Khi không được chăm sóc tốt cơ thể sẽ yếu đi. Dáng bơi loạng choạng và không kiểm soát được hành vi. Tuy rằng, việc cho cá Rồng cảnh ăn không nhất thiết phải thường xuyên, tuy nhiên không nên để chúng bị đói quá lâu. Vừa ảnh hưởng tới sự phát triển, vừa làm tăng nguy cơ gây ra những tình huống đáng tiếc. Thậm chí chúng có thể bị bệnh hoặc bị stress trong thời gian dài.

Nguyên nhân cá Rồng cảnh đâm vào bể

Làm thế nào để tránh việc cá Rồng đâm vào bể

Việc chăm sóc cá Rồng cần phải kiên trì và đam mê. Không nên mua cá nuôi theo xu hướng, mang về nuôi cho có chứ không nuôi dưỡng. Khi nuôi cá Rồng cảnh cố gắng không đột nhiên xuất hiện trong phạm vi hoạt động của cá Rồng. Đặc biệt là cá Rồng mà bạn mới mua về nhà. Hãy để nó từ từ thích nghi với môi trường mới. Khi cho cá Rồng ăn, hãy cố gắng cho thức ăn vào giữa bể. Tốc độ cho ăn không nên quá nhanh. Lắp đặt đèn ngủ nhỏ cho cá Rồng trong bể cá.

Làm thế nào để tránh việc cá Rồng đâm vào bể

Trên đây là những kiến thức mà bác sĩ thú y đã tổng hợp được từ những người nuôi cá Rồng lâu năm. Hy vọng là nó có thể giúp ích được cho bạn. Đồng thời cũng đừng quá lo lắng vì điều này ảnh hưởng tới phong thủy cho gia đình. Đây chỉ là một trong những tai nạn hay gặp khi việc chăm sóc cá chưa tốt. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết này.

5/5 - (2 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi Rùa trong bể cá cảnh

nuôi ghép Rùa là việc khá phổ biến, dù với bể nuôi nho nhỏ hay một hồ lớn đều có ...

Cách làm setup bể cá thủy sinh mini đơn giản mà lại đẹp

Làm thế nào để xây dựng một bể cá thủy sinh mini cực đẹp và ấn tượng. Chắc hẳn ai ...

Cách nuôi Sâu Mealworm sinh sản dinh dưỡng cho cá cảnh

Cách nuôi sâu Mealworm sinh sản có khó không? Sâu Mealworm hay sâu bột, sâu sữa… Là một loại thức ...

Cách chữa các bệnh Cá Rồng thường gặp nhiều nhất

Cách chữa cá Rồng bị chúi đầu là gì? Trong quá trình nuôi dưỡng, những bạn chơi cá có thể ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *