6 thông tin đặc điểm về Rùa Núi Nâu to lớn nhất Châu Á

Rùa Núi Nâu (Manouria emys) còn được gọi là rùa nâu châu Á. Là loài lớn nhất trong các loài rùa cạn châu Á. Trên thế giới, chúng xếp thứ 4 về kích thước. Loài này được mô tả khoa học đầu tiên năm 1844. Chúng phân bố nhiều ở Nam và Đông Nam Á. Trong bài viết dưới đây Pet Mart sẽ giới thiệu một số thông tin về giống rùa đặc biệt này.

Phân bố và đặc điểm rùa Núi Nâu

Loài này được tìm thấy ở Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Malaysia và Indonesia (Sumatra, Borneo). Chúng có kích thước lớn, rùa trưởng thành có thể nặng tới 20kg. Mai rùa tương đối thấp, yếm hơi lõm. Rùa màu nâu, bụng có màu hơi trắng. Chân trước phía ngoài có nhiều vảy to.

Rùa Núi Nâu sinh sống chủ yếu ở khu vực rừng nhiệt đới trên các cao nguyên. Hiện nay quần thể loài này suy giảm khá nhiều do săn bắt và mất khu vực sinh sống. Rùa cái mỗi lần đẻ 23 – 51 trứng, đường kính mỗi trứng khoảng 5cm. Trong thời gian ấp trứng, rùa cái sẽ ở cạnh ổ để bảo vệ rùa con.

Môi trường sống của rùa Núi Nâu

Giống rùa này cũng có thể là giống rùa tồn tại lâu đời nhất. Rùa Núi Nâu sống trong môi trường tự nhiên, đều sống ở tầng thấp của rừng mưa nhiệt đới ẩm ướt ấm áp. Vào thời gian lạnh nhất trong một năm, nhiệt độ trung bình cũng sẽ thấp dưới 18°C. Vì thế khi nuôi dưỡng nhân tạo giống rùa này, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trở thành đề bài vô cùng quan trọng.

Rùa Núi Nâu không thích phơi nắng giống như một số loài rùa cạn đến từ môi trường nhiệt đới khô ráo, trên thực tế thì chúng dường như còn có hơi sợ ánh sáng, rất ít khi trực tiếp phơi mình dưới ánh nắng mặt trời. Khi cường độ ánh sáng mạnh, chúng sẽ liền rúc vào trong lớp lá rụng để lẩn trốn, có lúc còn sẽ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm khi ánh trăng sáng trong.

Rùa Núi Nâu sống trong tầng dưới cùng của rừng mưa, không chỉ môi trường sinh sống có độ ẩm cao, lượng nước hấp thu trong cuộc sống cũng chưa từng thiếu hụt. Vì vậy Rùa Núi Nâu vốn sẽ không bài tiết kèm muối Uric màu trắng trong nước tiểu giống như các loài rùa cạn khác. Hàm lượng vật chất Nitro bỏ đi trong cơ thể chúng có độc tính khá cao, đòi hỏi phải có lượng nước lớn để pha loãng thành dạng nước tiểu để loại bỏ.

Tập tính sinh sống của rùa Núi Nâu

Rùa Nâu thường sống ở nơi ẩm và ấm áp ở tầng rừng thấp. Nơi cư trú của chúng có nhiệt độ trung bình hàng năm không dưới 18°C. Do đó khi nuôi rùa núi nâu, cần chú ý đến vấn đề độ ẩm và nhiệt độ. Rùa Núi Nâu không thích phơi nắng như các loài rùa sống ở nơi khô ráo.

Ngược lại chúng tương đối sợ ánh sáng mạnh, rất ít khi phơi nắng. Khi trời nắng gắt, chúng thường tìm nơi có lá rụng để nghỉ ngơi, đôi khi còn ra ngoài kiếm ăn khi trăng lên cao. Trong môi trường tự nhiên, rùa nâu sống ở nơi ẩm thấp. Thức ăn của chúng vì thế có rất nhiều thành phần mang độc tính. Do đó chúng cần một lượng nước cực lớn để đào thải các chất độc. Khi nuôi rùa cảnh, cần cung cấp đủ nước cho rùa, để chúng uống hoặc tắm.

Thức ăn cho rùa Núi Nâu

Thức ăn cho rùa Núi Nâu rất đa dạng nhưng chủ yếu là các loại thực vật. Chúng cần rất ít Protein từ động vật. Vì vậy trong môi trường nuôi nhân tạo, không cần cho chúng ăn thịt. Khi nuôi dưỡng nhân tạo, mỗi ngày đều phải cung cấp một lượng nước trong sạch sẽ lớn để cho rùa uống hoặc ngâm tắm.

Đã từng có nhà sinh vật học người Thái Lan triển khai quan sát nghiên cứu rùa Núi Nâu hoang dã trong thời gian dài. Kết quả phát hiên ra sự thèm ăn của loài rùa này cực kỳ tốt, không quá kén chọn thức ăn.

Thức ăn phần nhiều là thực vật có hàm lượng chất sơ cao, phân có màu xanh ô liu đậm, chất bài tiết ra có hình lạp xưởng chắc chắn. Rùa Núi Nâu có nhu cầu Protein động vật cực kỳ thấp, có thể nói là loài ăn chay tuyệt đối. Khi nuôi dưỡng nhân tạo, tốt nhất đừng cho chúng ăn thức ăn có chứa Protein động vật.

Cách thức rùa Núi Nâu sinh sản

Lựa chọn địa điểm đẻ trứng

Rùa Núi Nâu là một loại rùa có tính xã hội hóa hiểu được cách vận dụng âm thành cùng với hành vi để giao tiếp với đồng loại. Bất kể là rùa đực hay rùa cái đều sẽ có động tác gật đầu với hình thái khác nhau, tiếng kêu, truyền đạt tin tức và tìm bạn đời. Sau khi giao phối thuận lợi, rùa mẹ liền bắt đầu lựa chọn nơi đẻ trứng.

Nó sẽ không ngừng đảo qua đảo lại khu vực xung quanh để tìm kiếm. Dường như coi như không nhìn thấy những còn rùa khác và nhân viên chăm sóc động vật. Thời gian này, rùa mẹ sẽ ngừng ăn thức ăn. Sau khi quyết định địa điểm đẻ trứng, rùa mẹ sẽ lấy các vật dụng trên mặt đất như bùn đất, lá rụng, cỏ linh tinh… trong phạm vi khoảng 10m, đẩy về hướng trung tâm.

Rùa mẹ làm động tác rùi lại, dùng chân trước đẩy cơ thể về phía sau. Trải qua thời gian vài ngày, cuối cùng thì cũng đem bùn đất, lá rụng, dồn tập trung thành một đống đất nhỏ. Sau khi hoàn thành công việc khi được độ cao khoảng 25 – 30cm, rùa mẹ sẽ trèo lên trên đống đất Bắt đầu đào một cái hang hình cái bát, sau đó quay người, dùng chân sau và cơ thể dồn dẩy đất ra xung quanh, tạo thành ổ đẻ trứng.

Thời gian trứng nở thành rùa con

Toàn bộ thời gian hoàn thành ổ đẻ trứng mất khoảng nửa tiếng đồng hồ. Sau khi nghỉ ngơi sơ qua, rùa mẹ lại bắt đầy đẻ trứng. Tương tự với những loài rùa cạn khác, rùa Núi Nâu thuộc loài đẻ cực kỳ nhiều, nhiều nhất có thể đẻ tới 51 quả trứng. Hơn nữa cả quá trình đẻ trứng rất ít khi vượt quá 1 tiếng đồng hồ.

Sau khi đẻ trứng xong, rùa mẹ dùng chân trước bới đất, lá rụng xung quang ổ để che phủ lên toàn bộ chỗ trứng. Sau đó khoảng 6 – 20 ngày, rùa mẹ sẽ chờ đợi bên trên hoặc bên cạnh đống đất, xua đuổi bất cứ động vật nào lại gần đống đất.

Thời gian từ 3 – 23 ngày, rùa mẹ tiếp tục dồn lại hoặc bới đất và lá rung quanh đống đất, dường như có thể dùng để điều tiết độ ẩm và nhiệt độ trong ổ trứng. Do nơi sinh sống nguyên sinh của chúng là rừng mưa lá rộng. Rùa núi con khoảng 1 tháng bắt đầu nở, chiều dài 60 – 66mm, chúng thường tìm nơi kín đáo để trú ẩn. Trời có mưa phùn sẽ khiến chúng thèm ăn hơn. Rùa Núi Nâu thích sống ở nơi có ánh sáng yếu, thường ra khỏi hang vào sáng sớm hoặc chạng vạng.

Mua bán rùa Núi Nâu giá bao nhiêu?

Cũng giống như một số loài rùa cạn khác, số lượng rùa Núi Nâu cũng đang giảm nhanh chóng. Ở Châu Á, rùa thường bị săn bắt để sử dụng vào mục đích làm món ăn và thuốc chữa bệnh. Đây là một loài động vật có giá trị khá cao nên thường là mục tiêu của những kẻ săn bắt động vật hoang dã trái phép.

Ngoài ra, môi trường sống của rùa Núi Nâu cũng đang bị thu hẹp do tình trạng chặt phá rừng và đô thị hóa. Rùa Núi Nâu được kê vào nhóm động vật nguy cấp nghiêm trọng của Sách Đỏ IUCN và phụ lục II trong công ước CITES. Đây là một trong những loài rùa trên cạn đang bị đe dọa bởi việc tiêu thụ quá mức.

Chính vì vậy, loài rùa này đang cần được bảo vệ. việc mua bán rùa Núi Nâu được kiểm soát cực kì nghiêm ngặt hoặc bị nghiêm cấm dưới nhiều hình thức khác nhau. Bạn cần chú ý trước khi thực hiện các cuộc trao đổi có liên quan tới giống rùa này.

5/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Người nuôi rùa câm hoang mang vì những cái chết bất ngờ

Rùa Câm là dòng điển hình của Rùa nước. Mặc dù chúng thường thích phơi mai nhưng phần lớn thời ...

Nguyên nhân và cách chữa khi Rùa bị viêm phổi

Rùa bị viêm phổi hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh sổ mũi. Đây là căn bệnh ...

Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau

Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống. Sống ...

Lý giải hiện tượng rùa dị ứng nước dẫn tới thối da

Phải làm gì khi rùa cảnh của bạn không thích ứng với chất lượng môi trường nước? Môi trường sống ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *