Tổng hợp các loại thức ăn cho chim Sáo Đen trong 4 mùa

Chim Sáo Đen là loài chim đẹp, thông minh. Đặc biết chúng có thể bắt chước và nói tiếng người. Là một trong những loài chim cảnh được nuôi nhất hiện nay. Để chim Sáo Đen phát triển tốt nhất lên có kế hoạch chăm sóc cụ thể. Tốt nhất nên nuôi dưỡng chúng ngay từ nhỏ để việc huấn luyện được dễ dàng hơn. Bài viết này, petmart.vn sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc chim Sáo Đen tốt nhất.

Thời gian chim Sáo thay lông

Những chú chim non mới mọc lông năm nào, sống sót tới mùa thu, khoác lên mình bộ lông mới. Đồng thời mọc thêm chiếc mào. Một vài chú chim đã bắt đầu biết học tiếng người nói. Cứ như vậy mà trở thành chim trưởng thành. Nuôi chim trưởng thành là mục đích cuối cùng của những người nuôi chim. Do đó phải tùy theo đặc điểm từng giai đoạn mà có cách nuôi dưỡng và chăm sóc khác nhau.

Giai đoạn thay lông của chim trưởng thành phải xem xét quá trình thay lông nhanh hay chậm. Đó là sự kiểm nghiệm tình trạng thể chất của chim. Nó cũng là tiêu chí để đánh giá xem chim có được nuôi dưỡng tốt hay không.

Thời gian chim Sáo Đen thay lông

Thông thường, chim trưởng thành bắt đầu thay lông vào tháng 7. Đến tháng 8 gần như đã thay hết toàn bộ. Tới tháng 9 là kết thúc quá trình thay lông. Nếu thể chất của chim yếu, thiếu dinh dưỡng, thời gian thay lông sẽ kéo dài, tốc độ cũng chậm hơn. Thậm chí lông mới còn không mọc đủ khiến lông chim cũ mới lẫn lộn. Tình trạng mọc rối tung, không đều. Vì vậy khi chim trưởng thành tới kì thay lông, chủ nuôi nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng vào thức ăn cho chim.

Theo sự trưởng thành, kích thước của chim cũng lớn dần lên. Lồng cũ dành cho chim non không còn phù hợp. Chủ nuôi nên đổi sang loại lồng mới thích hợp với chim hơn.

Nuôi dưỡng chim Sáo Đen vào các mùa khác nhau

Nuôi dưỡng chim Sáo Đen vào các mùa khác nhau

  • Mùa xuân: là mùa sinh sản của chim Sáo Đen. Chúng cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Có thể cho chim ăn thêm thịt bò, thịt lợn nạc và cả sâu bọ và bột vỏ trứng… với lượng thích hợp.
  • Mùa hè: Thời tiết nóng nực, cần giảm thức ăn. Đặc biệt là thức ăn giàu Calories, thức ăn nhiều mỡ, đạm. Cụ thể như thịt lươn vụn, lòng đỏ trứng, sâu bột, giun đất, bột mì, bột ngô… Tăng lượng trái cây, rau trong thức ăn và cả những loại như bột đậu xanh… để giảm nóng trong.
  • Mùa thu: Khi Sáo Đen vừa thay lông xong cũng cần bổ sung dinh dưỡng. Có thể cho ăn thêm chút thịt bò, tôm cùng giun bột… Tích trữ lượng mỡ chuẩn bị cho mùa đông.
  • Mùa đông: Có thể cho ăn thêm những thực phẩm giàu chất béo và protein. Ví dụ như vỏ tôm, thịt lợn nạc để đảm bảo lượng mỡ trong cơ thể.

Nếu bạn quan tâm hơn về kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Sáo đen có thể tham khảo thêm các bài viết khác của bác sĩ thú y. Chúc bạn thành công.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu tổng quan về loài vẹt Lory đỏ

Vẹt Lory đỏ rất đẹp từ mọi góc độ. Loại vẹt này rất phổ biến ở Đài Loan. Vẹt Lory ...

Thiếu hụt Vitamin E có ảnh hưởng gì khi nuôi Vẹt cảnh?

Việc thiếu hụt Vitamin E thông thường sẽ dẫn đến việc xuất hiện những ảnh ảnh không tốt ở Vẹt ...

Những loại bệnh ở Chim thường gặp và cách điều trị

Vì không có nhiều nơi khám bệnh cho Chim nên nhiều khi Chim của bạn xảy ra vấn đề, bạn ...

Các vấn đề dinh dưỡng cần chú ý trong thức ăn của vẹt

Trên thực tế, rất khó để kiểm soát lượng chất dinh dưỡng một cách chính xác. Chúng ta thường xác ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *