Nhận diện một số bệnh thường gặp ở Sóc bay Úc

Sóc bay Úc là loài thú cảnh nhỏ mới du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây. Với ngoại hình dễ thương và biết nịnh chủ, sóc bay Úc nhanh chóng trở thành cơn sốt trong giới trẻ Việt. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ chỉ mới chạy theo trào lưu, mua sóc bay Úc giá rẻ về nuôi mà chưa biết đến những nguy cơ về sức khỏe đối với chúng.

Điều này dẫn tới việc không chăm sóc tốt khiến chúng dễ mắc bệnh và chết. Gây thiệt hại rất lớn cho cả người nuôi và sóc. Vì vậy,  bài viết ngày hôm nay, Pet Mart sẽ cùng bạn tìm hiểu những căn bệnh thường gặp và cách điều trị cho sóc bay Úc đơn giản ngay tại nhà.

Sóc bay Úc bị mất nước

Làm thế nào để kiểm tra xem sóc bay của bạn có mất nước không? Sóc bay Úc mất nước có mắt đục và lông xù. Khi cầm vào vùng da sau gáy, nếu thấy da có độ đàn hồi tốt nghĩa là sóc khỏe mạnh. Còn nếu sau 1-2 giây, da vẫn bị nhăn nghĩa là tình trạng thiếu nước đã khá nặng.

Để kiểm tra, hãy nhẹ nhàng véo cổ của sóc bay. Nếu da xếp li phục hồi nhanh chóng trong vòng một giây là an toàn, nhưng nếu da vẫn nhăn trong một giây, thì sóc bay của bạn đã bị mất nước.

Phải được bổ sung ngay lập tức. Lúc này nên cho sóc bay Úc ăn gì? Bạn phải lập tức bổ sung nước trực tiếp hoặc cho ăn hoa quả, rau xanh chứa nước. Tình trạng này kéo dài có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Sóc bay Úc bị tiêu chảy

Nếu bạn thấy phân sóc bay nhão như kem đánh răng nhưng vẫn có hình dạng nhất định thì không cần lo lắng. Vì đây là hiện tượng bình thường ở sóc. Nhưng nếu phân lỏng và có dịch nhầy là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân của bệnh có thể do nhiễm vi khuẩn từ thức ăn, nước uống, môi trường nuôi. Tiêu chảy kéo dài sẽ khiến sóc bị mất nước và chết.

Triệu chứng khi sóc bay Úc bị tiêu chảy là bài tiết nước. Nếu kết cấu của phân ẩm như kem đánh răng nhưng vẫn giữ được hình dạng nhất định thì đó là bình thường. Nhưng nếu phân có nước và không có hình dạng thì có nghĩa là sóc bay Úc bị tiêu chảy.

Giải pháp giúp cho sóc bay Úc bị tiêu chảy lúc này là tăng lượng thức ăn nhiều chất xơ hoặc cho sóc uống một chút nước giải khát 100plus non-carbonated (chờ hết gas mới cho uống). Nếu những biện pháp này không hiệu quả, hãy đưa sóc đến gặp bác sĩ thú y để cấp cứu kịp thời.

Sóc bay Úc liên tục run rẩy

Thông thường sau khi ngủ dậy, chúng thường rùng mình vài cái, đây là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu chúng run rẩy không ngừng, nhất là có biểu hiện tê liệt ở lưng, rất có thể chúng đang bị thiếu Canxi. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chế độ ăn thiếu Canxi hoặc sóc không được cho ra ngoài trời phơi nắng.

Để giảm bớt hiện tượng này, bạn có thể gia tăng các loại thức ăn dinh dưỡng giàu Canxi cho sóc. Hoặc trộn thêm bột canxi vào thức ăn hoặc nước uống. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi sử dụng thực phẩm chức năng.

Sóc bay Úc bị thừa cân/béo phì

Sóc bị thừa cân thường ít hoạt động, không linh hoạt, thân hình mập mạp. Nhiều người sẽ nghĩ rằng sóc càng béo càng đẹp, nhưng tình trạng thừa cân có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Để tránh tình trạng này, cần nuôi sóc bay Úc ở nơi rộng rãi, thường xuyên cho chúng vận động. Chuồng nuôi phải có bánh xe và đồ chơi để chúng vui chơi, tiêu hao năng lượng. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày của sóc.

Sóc bị rụng lông

Sóc bay Úc khi đến tuổi trưởng thành, con đực thường bị rụng lông ở đỉnh đầu. Nguyên nhân là do chúng thường cọ đầu vào chuồng, đồ dùng và cả đồng loại để đánh dấu lãnh thổ. Đây là hiện tượng rất bình thường.

Nhưng nếu trên cơ thể chúng xuất hiện những mảng lông rụng hoặc lông thưa, rất có thể do kí sinh trùng hoặc bệnh da liễu. Hoặc do dinh dưỡng mất cân đối. Nếu nguyên nhân do bệnh ngoài da và kí sinh trùng, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi điều trị.

Sóc bay Úc kén ăn/ bỏ ăn

Bệnh này thường xuất hiện ở những con sóc mới mua về nhà. Khi chưa quen với nơi ở mới, chúng sẽ ăn rất ít hoặc bỏ ăn. Những con có giun sán kí sinh trong cơ thể cũng có triệu chứng biếng ăn. Lợi sưng hoặc sâu răng cũng là một nguyên nhân khiến chúng bỏ ăn.

Tùy theo từng nguyên nhân sẽ có cách điều trị riêng. Hãy quan sát thú cưng của bạn để tìm nguyên nhân chính xác. Nếu sóc bỏ ăn do bệnh về răng, bạn nên đưa chúng tới các cơ sở thú y.

Sóc bay bị táo bón/nhiễm trùng đường tiểu

Dấu hiệu nhận biết là sóc đại tiện ít hơn bình thường, phân khô và cứng. Thường phát ra tiếng xì xì khi đại tiện. Nguyên nhân là do khẩu phần ăn thiếu hoa quả và nước. Nhất là các loại quả mọng nhiều nước và rau xanh.

Cách điều trị là cho sóc uống nước ép táo. Mỗi ngày cho uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Nước táo có tác dụng chống táo bón rất hiệu quả với sóc, chuột và thỏ. Nhiễm trùng đường tiểu có biểu hiện là sóc đi tiểu ít, tiểu khó. Chúng thường bỏ ăn, bộ phận sinh dục sưng lên và đổi màu, nước tiểu có thể lẫn máu.

Nguyên nhân chính do hấp thu quá nhiều thành phần khoáng chất và Anbumin. Một số người nuôi sóc bay Úc có thói quen cho sóc ăn thức ăn cho mèo. Đây là một trong số các nguyên nhân chính dẫn tới nhiễm trùng đường tiểu.

Sóc bay bị đục thủy tinh thể/tổn thương giác mạc

Bệnh đục thủy tinh thể đa phần là do bẩm sinh. Bệnh do di truyền hoặc do sóc mẹ mắc chứng béo phì khi mang thai. Ngoài ra sóc cái bị thiếu Vitamin A, đường máu quá cao (có thể do bệnh tiểu đường) cũng có thể sinh ra sóc con mắc bệnh.

Tổn thương giác mạc chủ yếu là do tai nạn khi sóc bay Úc chạy nhảy. Do mắt chúng to và lồi ra ngoài, nên khi va chạm rất dễ bị thương. Hiện tượng này cũng thường gặp ở các giống chó mắt to như chó Bắc Kinh, chó Pug…

Cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở sóc bay Úc

Sóc bay Úc rất nhạy cảm với các loại thuốc tẩy rửa, lót chuồng, thức ăn nhiễm độc, ánh sáng và động vật khác. Khi nuôi sóc bay, bạn nên tạo cho chúng một nơi ở rộng rãi, thoáng gió, không có ánh nắng chiếu trực tiếp và cách ly với thú cưng khác.

Các đồ dùng và đồ chơi trong chuồng không được có cạnh sắc nhọn. Chỗ ngủ cho sóc bay nên dùng chất liệu mây tre hoặc gỗ. Tránh dùng vải hoặc bông, các sợi vải có thể gây bệnh hô hấp cho chúng. Hơn nữa có thể móc và móng chân làm sóc bị thương. Chế độ ăn cho sóc bay 75% rau củ quả, 25% thức ăn động vật. Định kỳ bổ sung Vitamin và khoáng chất vào thức ăn hoặc nước uống.

Trong các bệnh trên, tình trạng sóc bay Úc bị tiêu chảy là dễ bắt gặp nhất. Chính vì vậy, bạn cần chú ý trong việc sử dụng đồ ăn thức uống cho sóc. Nếu bạn đang gặp vấn đề về nuôi dưỡng sóc bay, có thể nhắn tin cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

5/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Giải đáp sự thật Sóc nuôi cảnh là kẻ phá phách hay hiền lành

Sóc có bộ lông bông xù và cơ thể nhỏ nhắn xinh xắn cực lỳ khiến người khác yêu thích. ...

Những điều cấm kỵ không được làm khi nuôi Sóc cảnh

Gần đây, sóc đã trở thành thú cưng phổ biến. Một số chủ sở hữu có nhiều vấn đề không ...

Tìm hiểu tập tính và thói quen sống của Sóc bụng đỏ

Sóc Bụng Đỏ là một loài động vật gặm nhấm sinh sống trên cây. Nó sinh sống trong các khu ...

Hướng dẫn cách nuôi Sóc bụng đỏ đúng cách

Những chú Sóc bụng đỏ hoang dã đều “tự thân vận động” và chúng đều có thể sống tốt. Nếu ...

1 bình luận “Nhận diện một số bệnh thường gặp ở Sóc bay Úc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *