Kinh nghiệm chăm sóc chuột Hamster đẻ con sinh sản

Cách nuôi chuột Hamster đẻ con có gì khác so với những giống vật nuôi khác? Thời gian sinh sản của chuột Hamster bao lâu?  Khi nào chuột Hamster sinh sản là an toàn nhất? Chuột Hamster sinh con xong cần cho ăn gì? Đây là một trong những câu hỏi gần đây Pet Mart nhận được từ độc giả. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên một cách cụ thể và chi tiết nhất.

Sự phát triển của chuột Hamster sinh con

Các bạn có thú cưng sẽ rất mong chờ được trông thấy kết tinh tình yêu của Hamster. Tuy nhiên nếu muốn một chú chuột Hamster khoẻ mạnh, trước tiên hãy tìm hiểu về độ tuổi thích hợp nhất cho việc sinh sản ở Hamster nhé. Sinh sản ở độ tuổi không phù hợp không những gây tổn thương rất lớn cho chuột Hamster sinh con mà cũng vô cùng nguy hiểm đối với Hamster non.

Chúng ta đều biết tuổi thọ của Hamster rất ngắn. Trung bình chỉ khoảng 2 – 3 năm. Do đó chúng cũng trưởng thành rất sớm. Thường chỉ khoảng 50 ngày tuổi là chuột Hamster đẻ con được rồi.

Tuy nhiên trong giai đoạn này những cơ quan và xương cốt vẫn chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ. Tinh trùng của Hamster đực còn yếu. Mang thai và chuột Hamster sinh con quá sớm cũng vô cùng có hại cho cơ thể Hamster mẹ. Thể chất của con non yếu ớt. Hơn nữa còn có khả năng xảy ra tình trạng khó sinh, tử vong cả mẹ lẫn con. Đặc biệt là chuột Hamster Bear, Robo…

Khi nào Hamster sinh sản tốt nhất

Bạn có để ý tới thời gian khi nào chuột Hamster sinh sản an toàn nhất không? Độ tuổi khoẻ mạnh nhất của Hamster là trong khoảng từ 5 tháng – 1 năm tuổi. Trong giai đoạn này, cơ thể phát triển hoàn toàn, thể lực dồi dào. Nếu muốn chuột Hamster đẻ con, tốt nhất chủ nhân nên đưa Hamster đi phối giống trong thời điểm này.

Tuy nhiên mọi người cũng cần chú ý, chuột Hamster đẻ con con sẽ rất dễ mắc các bệnh phụ khoa. Do đó tuổi thọ cũng ngắn hơn Hamster chưa sinh sản. Nếu bạn chỉ muốn nuôi dưỡng chăm sóc chúng, tốt nhất không nên để chuột Hamster đẻ con.

Đợi đến khi Hamster đủ một tuổi, bước vào độ tuổi trưởng thành, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu thoái hoá. Việc nuôi chuột Hamster sinh sản là việc cực kỳ vất vả. Do đó cũng không nên để Hamster đẻ con khi đã già.

Dấu hiệu nhận biết chuột Hamster sinh sản

Dấu hiệu nhận biết chuột Hamster mang thai bao lâu phải xác định được thời điểm giao phối của chúng. Thông thường, ở đầu thai kì sẽ rất khó để nhận biết các dấu hiệu.

Cách nhận biết chuột Hamster có bầu rõ nhất khi đến 1 tuần trước khi sinh. Bao gồm các thay đổi về thói quen, vóc dáng, tính cách của chuột cái. Cụ thể như lưu trữ thức ăn nhiều hơn, tự làm tổ, uống nước nhiều hơn và tính cách trở nên hung dữ hơn.

Chuột Hamster mang thai bao nhiêu ngày?

Chuột Hamster mang thai khoảng 21 ngày. Thông thường từ ngày thứ 10 chuột Hamster sinh sản nhìn trông béo lên trông thấy.

Đến ngày thứ 18 thì sẽ nổi rõ các ti sữa, báo hiệu việc chuột Hamster đẻ con. Lúc này cần tiến hành việc thu dọn môi trường sống và chuẩn bị chuồng cho chúng thật sạch sẽ.

Trong thời kỳ chuột Hamster sinh sản, bạn cần cung cấp thêm cho chúng những đồ ăn dinh dưỡng. Vuốt ve chúng thật nhẹ tránh bị động thai.

Cách nuôi chuột Hamster đẻ con

Chuột Hamster đẻ con kéo dài trong vài giờ. Mỗi lần chuột Hamster đẻ thường được 4 – 6 con. Nếu như chuột Hamster sinh sản lần đầu thì có thể số lượng con ít hơn. Chuột Hamster mới đẻ sẽ không có lông, tai cụp.

Đây là giai đoạn nhạy cảm, cách nuôi chuột Hamster đẻ con cũng cần chú ý. Chủ nuôi chú y không đụng chạm vào khi chuột Hamster đẻ. Đặc biệt là chuột con,khi có mùi lạ thì chuột mẹ sẽ bỏ con. Đồng thời tránh làm chuột Hamster đẻ cả thấy lo lắng, sợ hãi và thiếu an toàn. Cách nuôi chuột Hamster đẻ con tốt nhất lúc này là cho chúng ở nơi yên tĩnh và cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ.

Các lưu ý khi chăm sóc Hamster sinh sản

Tìm hiểu khi nào Hamster đẻ con là phù hợp

Tuy rằng các bạn nuôi chuột cảnh sẽ rất mong chờ được trông thấy chuột Hamster sinh con. Tuy nhiên nếu muốn một chú chuột Hamster khoẻ mạnh, trước tiên hãy tìm hiểu về độ tuổi thích hợp nhất cho việc chuột Hamster sinh sản. Ở độ tuổi không phù hợp không những gây tổn thương rất lớn cho Hamster đẻ con, mà cũng vô cùng nguy hiểm đối với Hamster non.

Chuẩn bị ổ cho chuột Hamster đẻ con

Trước và sau khi chuột Hamster sinh con, đặc biệt là vào mùa hè phải cung cấp một bồn nước sạch, che nắng, thông gió mát mẻ. Đồng thời duy trì không gian yên tĩnh, đi lại nhẹ nhàng. Chú ý không để chó, mèo lại gần và từ chối người ngoài khi muốn xem.

Chuột Hamster đẻ con xong dễ mắc bệnh

Tuy nhiên mọi người cũng cần chú ý, chuột Hamster sinh con sẽ rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt là các bệnh liên quan tới phụ khoa. Nên sau khi chúng đẻ xong hãy chú ý kiểm tra và có thể mời bác sĩ thú y về nhà theo dõi.

Chuột Hamster đẻ con xong sẽ rất vụng về. Chúng có thể không biết chăm sóc con. Hoặc bỏ quên con trên đường đi. Trong quá trình Hamster  mang thai hoặc nuôi con. Phải cho ăn nhiều thức ăn có lượng Protein, Vitamin tổng hợp phong phú.

Đặc biệt là Vitamin E, chúng có tác dụng tốt cho phục hồi thể trạng và Hocmon giới tính của chuột mẹ. Đặc biệt là 1 số giống như chuột Hamster Robo, chuột Hamster Bear… Chính vì vậy mà bạn cần phải chú ý nhiều hơn khi nuôi chúng.

Trên đây là một số thông tin mà bạn nên chú ý khi chuột Hamster sinh sản. Hy vọng nó có thể giúp ích được cho bạn. Nếu bạn cần tư vấn thêm có thể để lại thông tin ngay dưới bài viết để được tư vấn.

4.7/5 - (12 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuột Hamster ăn gì? 8 loại thức ăn cho chuột Hamster

Lựa chọn thức ăn cho chuột Hamster phù hợp là một phần quan trọng đảm bảo sức khỏe và hạnh ...

7 nguyên nhân chính khiến chuột Hamster bị nổi cục u

Tình trạng chuột Hamster bị nổi cục u, Hamster bị u bướu, Hamster bị nổi hạch rất nguy hiểm. Tuy ...

11 cách nuôi chuột Hamster Winter White mắt 2 màu đỏ đen

Cách nuôi chuột Hamster Winter White mắt đỏ không hề khó. Rất thích hợp với những người mới tập nuôi. ...

Chuột đồng Siberia bị thay đổi màu lông khi nào?

Chuột đồng Siberia hay còn gọi là chuột Hamster Winter White. Chúng rất đặc biệt, chúng có thể thay đổi ...

4 bình luận “Kinh nghiệm chăm sóc chuột Hamster đẻ con sinh sản

  1. Đức Tuấn

    Em có 1 bé Hamster bear, em ghép phối lai tạng to và bé có bầu được 14 ngày. Em đã nuôi bé được 7 tháng, bây giờ bé không chịu ăn gì và kêu nhiều. Giờ em phải làm sao?

    • Khi một bé Hamster Bear mang thai và có biểu hiện không chịu ăn, kêu nhiều, có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm căng thẳng, đau đớn, hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để giúp bé Hamster của mình:

      Các bước cần thực hiện:
      – Kiểm tra môi trường sống: Đảm bảo rằng chuồng của Hamster được giữ sạch sẽ, yên tĩnh và thoải mái. Tránh tiếng ồn lớn và các tác nhân gây căng thẳng. Cung cấp đủ vật liệu lót chuồng mềm và an toàn để Hamster có thể làm ổ cho việc sinh sản.

      – Kiểm tra thức ăn và nước uống: Đảm bảo rằng Hamster có đủ nước sạch và thức ăn tươi ngon. Thử cung cấp một số thức ăn yêu thích của bé như hạt hướng dương, rau xanh sạch, hoặc trái cây nhỏ không có hạt để kích thích Hamster ăn uống.

      – Quan sát các dấu hiệu khác: Kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu nào khác của bệnh lý như tiêu chảy, chảy máu, hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác. Nếu có, cần đưa Hamster đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

      – Giảm căng thẳng: Hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp hoặc bắt bớ Hamster quá nhiều trong giai đoạn mang thai và gần sinh. Cung cấp một môi trường yên tĩnh và an toàn cho Hamster.

      – Chuẩn bị cho việc sinh sản: Đảm bảo rằng Hamster có đủ không gian và môi trường thuận lợi để sinh sản. Kiểm tra chuồng thường xuyên nhưng nhẹ nhàng để đảm bảo không có vấn đề gì bất thường xảy ra.

      Khi nào cần đưa Hamster đến bác sĩ thú y:
      – Nếu Hamster tiếp tục không ăn uống và kêu nhiều trong vài giờ hoặc vài ngày.

      – Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào như chảy máu, khó thở, hoặc có dấu hiệu đau đớn rõ ràng.

      – Nếu Hamster không có dấu hiệu sắp sinh sau 16-18 ngày mang thai.

      Kết luận: Việc Hamster mang thai không chịu ăn và kêu nhiều có thể là dấu hiệu của căng thẳng hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Đảm bảo cung cấp một môi trường yên tĩnh, thức ăn tươi ngon và nước sạch, và quan sát kỹ lưỡng tình trạng của bé. Nếu tình trạng không cải thiện, cần đưa Hamster đến bác sĩ thú y để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Chúc bé Hamster của bạn sớm khỏe mạnh và có một kỳ sinh sản thành công!

  2. Nếu hamster nhà mình đẻ lần đầu mà có tới 10 con thì liệu có hại cho sức khỏe của bé không?

  3. Vậy nếu em muốn nuôi dưỡng mà bé đến kì động dục thì làm sao ạ? Em không muốn bé sinh sản?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *